Bị tước giấy phép lái xe mà vẫn lái xe xử lý sao?

by Thanh Thủy
Bị tước giấy phép lái xe mà vẫn lái xe

Giấy phép lái xe là loại giấy tờ có giá tị pháp lý do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp cho người điều khiển phương tiện tham gia giao thông khi đáp ứng được các điều kiện do luật định. Đây cũng là loại giấy tờ mà người điều khiển phương tiện cần phải mang theo người khi tham gia giao thống, nếu không sẽ bị coi là hành vi vi phạm và sẽ bị xử phạt theo quy định. Sau đây mời các bạn hãy cùng tìm hiểu về vấn đề “Bị tước giấy phép lái xe mà vẫn lái xe” qua bài viết dưới đây của CSGT nhé.

Quy định về giấy phép lái xe

Theo quy định của pháp luật hiện hành thì cơ quan Nhà nước có thẩm quyền sẽ cấp giấy phép lái xe cho các cá nhân có nhu cầu và đã đáp ứng được các điều kiện theo quy định. Tùy thuộc vào đặc điểm cấu tạo của ác loại xe mà sẽ có những loại giấy phép lái xe khác nhau sao cho phù hợp với loại phương tiện đó.

Giấy phép lái xe hay còn gọi là Bằng lái xe là một loại giấy phép, chứng chỉ do cơ quan nhà nước hoặc cơ quan có thẩm quyền cấp cho một cá nhân cụ thể cho phép người đó được phép vận hành, lưu thông, tham gia giao thông bằng xe cơ giới các loại như xe máy, xe mô tô phân khối lớn, xe ô tô, xe tải, xe buýt, xe khách, xe container hoặc các loại hình xe khác trên các con đường công cộng.

Phương tiện cơ giới tham gia giao thông không chỉ có một loại, cho nên bằng lái xe cũng được chia thành nhiều loại khác nhau. Và bởi vì các loại xe hiện nay có hình dáng, mục đích và cách sử dụng không giống nhau cho nên pháp luật cũng phân loại và quy định cho chúng những giấy phép lái xe không giống nhau.

Thông qua Điều 16 và 17 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT quy định về việc phân hạng giấy phép lái xe, ta có thể tổng kết các loại bằng lái xe ở Việt Nam như sau:

Giấy phép lái xe hạng A1

Bằng lái này được cấp cho:

  • Người lái xe để điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xy lanh từ 50 cm3 đến dưới 175 cm3.
  • Người khuyết tật điều khiển xe mô tô ba bánh dùng cho người khuyết tật.
  • Đây là một loại bằng lái không có thời hạn sử dụng.

Giấy phép lái xe hạng A2

Bằng lái này được cấp cho:

  • Người lái xe để điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xy lanh từ 175 cm3 trở lên và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1.
  • Đây là một loại bằng lái không có thời hạn sử dụng.

Giấy phép lái xe hạng A3

Bằng lái này được cấp cho:

  • Người lái xe để điều khiển xe mô tô ba bánh, các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1 và các xe tương tự.
  • Đây là một loại bằng lái không có thời hạn sử dụng.

Giấy phép lái xe hạng A4

Bằng lái này cấp cho:

  • Người lái xe để điều khiển các loại máy kéo nhỏ có trọng tải đến 1.000 kg.
  • Giấy phép lái xe hạng A4 có thời hạn 10 năm, kể từ ngày cấp.

Giấy phép lái xe hạng B1 số tự động

Bằng lái này cấp cho người không hành nghề lái xe để điều khiển các loại xe sau đây:

  1. Ô tô số tự động chở người đến 9 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe.
  2. Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng số tự động có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg.
  3. Ô tô dùng cho người khuyết tật.

Giấy phép lái xe hạng B2

Bằng lái này cấp cho người hành nghề lái xe để điều khiển các loại xe sau đây:

  • Ô tô chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg;
  • Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1.
  • Giấy phép lái xe hạng B2 có thời hạn 10 năm, kể từ ngày cấp.
Bị tước giấy phép lái xe mà vẫn lái xe

Giấy phép lái xe hạng C

Bằng lái này cấp cho người lái xe để điều khiển các loại xe sau đây:

  • Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng, ô tô chuyên dùng có trọng tải thiết kế từ 3.500 kg trở lên;
  • Máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế từ 3.500 kg trở lên;
  • Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2.

Giấy phép lái xe hạng C có thời hạn 05 năm, kể từ ngày cấp.

Giấy phép lái xe hạng D

Bằng lái xe này cấp cho người lái xe để điều khiển các loại xe sau đây:

  • Ô tô chở người từ 10 đến 30 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe;
  • Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2 và C.

  Giấy phép lái xe hạng D có thời hạn 05 năm, kể từ ngày cấp.

Giấy phép lái xe hạng E

Bằng lái này cấp cho người lái xe để điều khiển các loại xe sau đây:

  • Ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi;
  • Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2, C và D.

  Giấy phép lái xe hạng E có thời hạn 05 năm, kể từ ngày cấp.

Giấy phép lái xe hạng F

Bằng lái xe này cấp cho người đã có giấy phép lái xe các hạng B2, C, D và E để điều khiển các loại xe ô tô tương ứng kéo rơ moóc có trọng tải thiết kế lớn hơn 750 kg, sơ mi rơ moóc, ô tô khách nối toa.

Bị tước giấy phép lái xe mà vẫn lái xe

Khi người điều khiên phương tiện giao thông vi phạm các quy định trong Luật giao thông thì sẽ bị lực lượng chức năng cũng như cơ quan Nhà nước có thẩm quyền tiến hành lập biên bản và xử phạt vi phạm hành chính. Ngoai ra trong một số trường hợp sẽ bị áp dụng hình phạt là bị tước giấy phép lái xe trong một khoảng thời gian nhất định.

Căn cứ Khoản 4 Điều 81 Nghị định 100/2019/NĐ-CP  quy định như sau:

“Điều 81. Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt

4. Trong thời gian bị tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề, nếu cá nhân, tổ chức vẫn tiến hành các hoạt động ghi trong giấy phép, chứng chỉ hành nghề thì bị xử phạt như hành vi không có giấy phép, chứng chỉ hành nghề.”

Theo quy định này trong thời gian bị tước giấy phép lái xe, bạn sẽ không được điều khiển xe tham gia giao thông. Nếu bạn vẫn điều khiển xe tham gia giao thông trong thời gian bị tước bằng lái xe và bị người có thẩm quyền kiểm tra; bạn sẽ bị phạt với lỗi không có giấy phép lái xe.

Về mức phạt khi bị tước bằng lái xe nhưng vẫn lái xe

Điểm a, Khoản 5, Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định:

“Điều 21. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về điều kiện của người điều khiển xe cơ giới

5. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô có dung tích xi lanh dưới 175 cm3 và các loại xe tương tự xe mô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Không có Giấy phép lái xe; hoặc sử dụng Giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp; Giấy phép lái xe bị tẩy xóa;

Như vậy, nếu trong thời gian bạn bị tước bằng lái xe  nhưng vẫn lái xe và bị cảnh sát giao thông phát hiện thì bạn sẽ bị phạt với lỗi không có giấy phép lái xe và mức phạt là phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng.

Cách tính thời hạn tước Giấy phép lái xe

Như đã phân tích ở trên thì người tham gia giao thông có thể bị tước giấy phép lái xe trong một khoảng thời gian nhất định tùy vào hành vi vi phạm của họ. Theo đó thì tỏng khoảng thời gian này thì những đối tượng bị tước giấy phép lái xe này sẽ không được phép điều khiển phương tiện giao thông. Vậy thì cách tính thời hạn tước giấy phép lái xe được quy định như thế nào hiện nay?, hãy cùng tìm hiểu nhé.

Căn cứ vào quy định tại Khoản 1, Điều 66 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012:

“Điều 66. Thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính

1, Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính phải ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong thời hạn 07 ngày; kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính. Đối với vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp mà không thuộc trường hợp giải trình hoặc đối với vụ việc thuộc trường hợp giải trình theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 61 của Luật này thì thời hạn ra quyết định xử phạt tối đa là 30 ngày, kể từ ngày lập biên bản.”

Và căn cứ vào Khoản 1, Điều 67, Luật này quy định:

“Điều 67. Ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính

1, Quyết định xử phạt có hiệu lực kể từ ngày ký; trừ trường hợp trong quyết định quy định ngày có hiệu lực khác”

Theo đó; khi bạn bị lập biên bản xử phạt hành chính thì trong thời hạn 7 ngày; người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính sẽ ra quyết định xử phạt hành chính. Hoặc trong vòng 30 ngày nếu có tình tiết phức tạp. Và quyết định hành chính sẽ có hiệu lực kể từ ngày kí.

Mặt khác, theo quy định tại Khoản 3, Điều 81 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định như sau:

“Điều 81. Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt

3. Thời điểm bắt đầu tính thời hạn tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt như sau:

a) Trường hợp tại thời điểm ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính mà người có thẩm quyền xử phạt đã tạm giữ được giấy phép, chứng chỉ hành nghề của cá nhân, tổ chức vi phạm thì thời điểm bắt đầu tính thời hạn tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề là thời điểm quyết định xử phạt vi phạm hành chính có hiệu lực thi hành;

b) Trường hợp tại thời điểm ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính mà người có thẩm quyền xử phạt chưa tạm giữ được giấy phép, chứng chỉ hành nghề của cá nhân, tổ chức vi phạm thì người có thẩm quyền xử phạt vẫn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo quy định đối với hành vi vi phạm.

Trong nội dung quyết định xử phạt phải ghi rõ thời điểm bắt đầu tính hiệu lực thi hành của hình thức xử phạt bổ sung tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề là kể từ thời điểm mà người vi phạm xuất trình giấy phép, chứng chỉ hành nghề cho người có thẩm quyền xử phạt tạm giữ;” 

Như vậy; thời điểm bắt đầu tính thời hạn tước giấy phép lái xe được xác định cụ thể như sau:

+ Nếu trường hợp tại thời điểm ra quyết định xử phạt; mà CSGT đã tạm giữ được giấy phép lái xe; thì thời điểm tính thời hạn tước giấy phép lái xe là thời điểm quyết định xử phạt hành chính có hiệu lực.

+ Nếu trường hợp tại thời điểm ra quyết định xử phạt; mà CSGT chưa tạm giữ được giấy phép lái xe; thì thời điểm tính thời hạn tước giấy phép lái xe là thời điểm bạn xuất trình GPLX cho người có thẩm quyền tạm giữ.

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ

Vấn đề “Bị tước giấy phép lái xe mà vẫn lái xe” đã được CSGT giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc hay nhu cầu của quý khách hàng liên quan tới dịch vụ tư vấn pháp lý về giá đất đền bù giải tỏa. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại.

Câu hỏi thường gặp

Chủ phương tiện đưa xe cho người bị tước giấy phép lái xe thì bị xử lý như thế nào?

Căn cứ điểm h khoản 8 Điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định như sau:
“Điều 30. Xử phạt chủ phương tiện vi phạm quy định liên quan đến giao thông đường bộ

8. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 8.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự xe ô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
h) Giao xe hoặc để cho người không đủ điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 58 (đối với xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô), khoản 1 Điều 62 (đối với xe máy chuyên dùng) của Luật Giao thông đường bộ điều khiển xe tham gia giao thông (bao gồm cả trường hợp người điều khiển phương tiện có Giấy phép lái xe, chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ nhưng đã hết hạn sử dụng hoặc đang trong thời gian bị tước quyền sử dụng);
…”

Thẩm quyền cấp giấy phép lái xe thuộc về cơ quan nào?

Về cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép lái xe, Điều 29 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT quy định vấn đề này như sau:
Điều 29. Cơ quan quản lý sát hạch, cấp giấy phép lái xe
1. Tổng cục Đường bộ Việt Nam chịu trách nhiệm quản lý về sát hạch, cấp giấy phép lái xe trong phạm vi cả nước; Vụ Quản lý phương tiện và Người lái là tổ chức tham mưu giúp Tổng Cục trưởng thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý sát hạch, cấp giấy phép lái xe (gọi là cơ quan quản lý sát hạch).
2. Sở Giao thông vận tải chịu trách nhiệm quản lý sát hạch, cấp giấy phép lái xe trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Phòng được giao nhiệm vụ quản lý về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe là tổ chức tham mưu giúp Giám đốc Sở thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý sát hạch, cấp giấy phép lái xe (gọi là cơ quan quản lý sát hạch).
Giấy phép lái xe
Như vậy, hiện tại có 02 cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép lái xe đó là:
Tổng cục Đường bộ Việt Nam: theo đó, cơ quan này có thẩm quyền cấp giấy phép lái xe trong phạm vi cả nước và những đối tượng thuộc quyền quản lý của Tổng cục Đường bộ Việt Nam. Người có hộ khẩu ngoài tỉnh vẫn có thể tham gia kỳ thi sát hạch ở bất kỳ tỉnh nào khi có nhu cầu để được cấp Giấy phép lái xe thông qua Tổng cục Đường bộ Việt Nam.
Sở Giao thông vận tải: cơ quan này có thẩm quyền cấp giấy phép lái xe trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Người có hộ khẩu thường trú của tỉnh, thành phố trực trược Trung ương nào thì sẽ được Sở Giao thông vận tải của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương của nơi đó cấp Giấy phép lái xe khi có nhu cầu.

5/5 - (1 bình chọn)

You may also like