Biển nào không cho phép rẽ phải?

by Thùy Thanh
Biển nào không cho phép rẽ phải theo quy định hiện nay?

Chào luật sư hiện nay quy định về việc biển báo xe trên đường như thế nào? Hiện nay tôi hay thấy ở những ngã 4 có đèn đỏ thì thường sẽ có biển báo cho xe phép được rẽ phải nếu như có đèn đỏ. Hiện nay có trường hợp thì được rẽ phải lúc thì không. Vậy hiện nay biển nào không cho phép rẽ phải theo quy định hiện nay? Biển báo không cho phép rẽ phải áp dụng trên những đoạn đường nào theo quy định? Những quy định về biển báo không cho phép rẽ phải gồm những gì? Sự khác biệt giữa biển cho phép rẽ phải và biển không cho phép rẽ phải thế nào? Mong được luật sư tư vấn. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư.

Cảm ơn bạn đã tin tưởng dịch vụ tư vấn của CSGT. Về vấn đề Biển nào không cho phép rẽ phải chúng tôi tư vấn cho bạn như sau:

Biển báo cấm hiện nay được trình bày như thế nào?

Hiện nay khi tham gia giao thông trên đường thì chúng ta có thể bắt gặp nhiều biển báo giao thông khác nhau. Trong đó có biển báo cấm như cấm xe có tải trọng lớn qua cầu, nơi cấm quay đầu xe, cấm chạy với vận tốc cao trên đường hay một số hành vi khác… Vậy những biển báo cấm hiện nay được trình bày thế nào? Đặc điểm để nhận dạng ra biển báo cấm là:

Biển báo cấm biểu thị những điều cầm mà người tham gia giao thông phải chấp hành. Nếu không tuân theo các loại biển báo cấm, đây được xem là hành vi vi phạm Luật giao thông đường bộ.

Đặc điểm của biển báo cấm: Biển cấm hình tròn, nền trắng, viền ngoài màu đỏ, hình vẽ bên trong màu đen. Cũng có 1 số biển cấm đặc biệt như:

  • Biển Cấm đi ngược chiều và Dừng lại: nền đỏ, hình vẽ bên trong màu trắng.
  • Biển Cấm dừng và đỗ xeCấm đỗ xe, Cấm đỗ xe ngày lẻ, Cấm đỗ xe ngày chẵn: nền xanh, hình vẽ bên trong màu đỏ và trắng.
  • Biển Hết cấm vượt, Hết hạn chế tốc độ tối đa, Hết tất cả các lệnh cấm: nền trắng, viền xanh, hình bên trong màu đen.

Biển báo cấm có tất cả 40 loại, được đánh số thứ tự bắt đầu từ 101 đến 140 trong hệ thống các loại biển báo giao thông.

Những trường hợp được phép rẽ phải khi đèn đỏ như thế nào?

Theo quy định thì có những trường hợp mà rẽ phải khi đèn đỏ và có cả trường hợp không được rẽ. Thường chúng ta sẽ bắt gặp quy định được rẽ phải đối với xe máy. Vậy liệu có trường hợp nào mà ngay cả xe máy cũng không được rẽ phải khi có đèn đỏ hay không? Quy định về việc rẽ phải khi đèn đỏ hiện nay có những vấn đề gì cần được lưu ý? Nội dung tư vấn của chúng tôi về những trường hợp được phép rẽ phải khi đèn đỏ là:

– Có hiệu lệnh của người điều khiển giao thông:

Người tham gia giao thông phải tuân thủ hệ thống báo hiệu đường bộ theo thứ tự hiệu lực được quy định tại Điều 4 Quy chuẩn kỹ thuật 41:2019/BGTVT như sau:

+ Hiệu lệnh của người điều khiển giao thông;

+ Hiệu lệnh của đèn tín hiệu;

+ Hiệu lệnh của biển báo hiệu;

+ Hiệu lệnh của vạch kẻ đường và các dấu hiệu khác trên mặt đường.

Ngoài ra, khi ở một vị trí đã có biển báo hiệu đặt cố định lại có biển báo hiệu khác đặt có tính chất tạm thời mà hai biển có ý nghĩa khác nhau thì người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh của biển báo hiệu có tính chất tạm thời.

(Biển có tính chất tạm thời là biển sử dụng mang tính tình huống nhằm tổ chức điều khiển giao thông có tính chất ngắn hạn như trong các sự kiện, sự cố giao thông hay sử dụng trong quá trình thi công hoặc sửa chữa đường).

Như vậy, khi đèn đỏ mà có hiệu lệnh của người điều khiển giao thông cho phép rẽ phải thì người tham gia giao thông được phép rẽ phải.

Biển nào không cho phép rẽ phải theo quy định hiện nay?

Biển nào không cho phép rẽ phải theo quy định hiện nay?

Hiện nay có trường hợp nhiều người tham gia giao thông và thấy biển báo nhưng lại không hiểu được ý nghĩa của biển báo như thế nào? Theo quy định hiện nay thì biển báo nào sẽ được phép rẽ phải theo quy định và lí do là tại sao? Trên đường quốc lộ thì có được rẽ phải khi có đèn đỏ không? Có những phương tiện giao thông nào không được rẽ phải khi có đèn đỏ? Quy định về vấn đề này gồm:

Chi tiết về bảng hiệu lệnh thường thấy trên đường

Biển số 302b “Hướng phải đi vòng chướng ngại vật”, báo các loại xe (cơ giới và thô sơ) hướng đi vòng sang trái để qua một chướng ngại vật

Biển số 303 “Nơi giao nhau chạy theo vòng xuyến”, báo cho các loại xe (thô sơ và cơ giới) phải chạy vòng theo đảo an toàn ở nơi đường giao nhau.

Biển số 304 ” Đường dành cho xe thô sơ”, báo đường dành cho xe thô sơ (kể cả xe của người tàn tật) và người đi bộ. Biển bắt buộc các loại xe thô sơ (kể cả xe của người tàn tật) và người đi bộ phải dùng đường dành riêng này để đi và cấm các xe cơ giới kể cả xe gắn máy, các xe được ưu tiên theo quy định đi vào đường đã đặt biển này.

Biển số 305 “Đường dành cho người đi bộ”, báo đường dành cho người đi bộ. Các loại xe cơ giới và thô sơ kể cả các xe được ưu tiên theo quy định không được phép đi vào đường đã đặt biển này, trừ trường hợp đi cắt ngang qua nhưng phải đảm bảo tuyệt đối an toàn cho người đi bộ.

Biển số 306 “Tốc độ tối thiểu cho phép”, báo tốc độ tối thiểu cho phép các xe cơ giới chạy. Biển cấm các loại xe cơ giới chạy với tốc độ nhỏ hơn trị số ghi trên biển.

Biển số 307 “Hết hạn chế tốc độ tối thiểu”, báo hết đoạn đường hạn chế tốc độ tối thiểu. Kể từ biển này các xe được phép chạy chậm hơn trị số ghi trên biển nhưng không được gây cản trở các xe khác.

Biển số 308a “Tuyến đường cầu vượt cắt qua”, biểu thị phía trước có cầu vượt, xe có thể đi thẳng hoặc theo chỉ dẫn trên hình vẽ để rẽ trái.

Biển số 308b “Tuyến đường cầu vượt cắt qua”, biểu thị phía trước có cầu vượt, xe có thể đi thẳng hoặc theo chỉ dẫn trên hình vẽ để rẽ phải

Biển số 309 “Ấn còi”, biểu thị xe cộ đi đến vị trí cắm biển đó thì phải ấn còi.

Biển số 310a ” Hướng đi phải theo cho các xe chở hàng nguy hiểm”, báo cho các loại xe chở hàng nguy hiểm phải đi theo hướng quy định (rẽ trái).

Biển số 310a ” Hướng đi phải theo cho các xe chở hàng nguy hiểm”, báo cho các loại xe chở hàng nguy hiểm phải đi theo hướng quy định (đi thẳng).

Biển số 310a ” Hướng đi phải theo cho các xe chở hàng nguy hiểm”, báo cho các loại xe chở hàng nguy hiểm phải đi theo hướng quy định (rẽ phải).

Biển số 301a ” Hướng đi phải theo “, các xe chỉ được đi thẳng (trừ xe được quyền ưu tiên theo quy định)
Với biển số 301b ” Hướng đi phải theo “, các xe chỉ được rẽ phải (trừ xe được quyền ưu tiên theo quy định). Biển này được đặt ở sau nơi đường giao nhau.

Biển số 301c ” Hướng đi phải theo “, các xe chỉ được rẽ trái (trừ xe được quyền ưu tiên theo quy định). Biển này được đặt ở sau nơi đường giao nhau.

Biển số 301d ” Hướng đi phải theo “, các xe chỉ được rẽ phải (trừ xe được quyền ưu tiên theo quy định). Biển này được đặt ở trước nơi đường giao nhau, có tác dụng tại nơi giao nhau đằng sau mặt biển.

Biển số 301e ” Hướng đi phải theo “, các xe chỉ được rẽ trái (trừ xe được quyền ưu tiên theo quy định). Biển này được đặt ở trước nơi đường giao nhau, có tác dụng tại nơi giao nhau đằng sau mặt biển.

Biển số 301f ” Hướng đi phải theo “, các xe chỉ được đi thẳng và rẽ phải (trừ xe được quyền ưu tiên theo quy định)

Biển số 301h ” Hướng đi phải theo “, các xe chỉ được đi thẳng và rẽ trái (trừ xe được quyền ưu tiên theo quy định)

Biển số 301i ” Hướng đi phải theo “, các xe chỉ được rẽ phải và rẽ trái (trừ xe được quyền ưu tiên theo quy định)

Biển số 302a “Hướng phải đi vòng chướng ngại vật”, báo các loại xe (cơ giới và thô sơ) hướng đi vòng sang phải để qua một chướng ngại vật

 Xử phạt vi phạm hành chính lỗi rẽ phải khi đèn đỏ trái quy định thế nào?

Hiện nay biển báo được đặt ra để mọi người tuân theo khi tham gia giao thông, đảm bảo cho hoạt động giao thông được diễn ra một cách đúng đắn, tránh tình trạng kẹt xe hay tai nạn giao thông không đáng có. Chính vì vậy có những tuyến đường có biển báo cấm rẽ phải khi đèn đỏ. Vậy nếu như có người vi phạm thì giải quyết thế nào? Xử phạt vi phạm hành chính lỗi rẽ phải khi đèn đỏ trái là:

Căn cứ Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ thì trường hợp lỗi rẽ phải khi đèn đỏ trái quy định sẽ bị xử phạt như sau:

– Phạt tiền từ 4.000.000 – 6.000.000 đồng và tước quyền sử dụng GPLX từ 1 – 3 tháng đối với xe ô tô, các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm. (Điểm a khoản 5 và điểm b khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP)

– Phạt tiền từ 800.000 – 1.000.000 đồng và tước quyền sử dụng GPLX đối với xe mô tô; xe gắn máy; xe gắn máy điện; các loại xe tương tự xe mô tô, xe gắn máy vi phạm. (Điểm e khoản 4 và điểm b khoản 10 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP)

– Phạt tiền từ từ 2.00.000 – 3.000.000 đồng và tước quyền sử dụng GPLX; chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ từ 01 tháng – 03 tháng đối với máy kéo, xe máy chuyên dùng vi phạm. (Điểm đ khoản 5 và Điểm a khoản 10 Điều 7 Nghị định 100/2019/NĐ-CP)

– Phạt tiền từ 100.000 – 200.000 đồng đối với xe đạp; xe đạp máy, xe đạp điện, xe thô sơ khác vi phạm. (Điểm d khoản 1 Điều 8 Nghị định 100/2019/NĐ-CP)

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề “Biển nào không cho phép rẽ phải theo quy định hiện nay?” Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc đến dịch vụ pháp lý …. cần được giải đáp, các Luật sư, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy gọi cho chúng tôi để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả.

Mời các bạn xem thêm bài viết

Câu hỏi thường gặp

Biển báo nguy hiểm hiện nay có hình dạng thế nào?

Biển báo nguy hiểm là biển báo có dạng hình tam giác đều, viền đỏ, nền màu vàng, trên có hình vẽ màu đen mô tả sự việc báo hiệu nhằm báo cho người sử dụng đường biết trước tính chất các sự nguy hiểm trên đường để có biện pháp phòng ngừa, xử trí.

Biển báo cấm hiện nay có màu gì?

Hầu hết các biển đều có viền đỏ, nền màu trắng, trên nền có hình vẽ màu đen đặc trưng cho điều cấm hoặc hạn chế sự đi lại của các phương tiện cơ giới, thô sơ và người đi bộ.
 
Hiệu lực của các loại biển báo cấm có thể có giá trị trên tất cả các làn đường, hoặc chỉ có giá trị trên một hoặc một số làn của một chiều xe chạy. Các làn đường phải được đánh dấu riêng biệt bằng các vạch dọc liền trên mặt phần xe chạy. Nếu hiệu lực của biển chỉ hạn chế trên một hoặc một số làn đường, thì nhất thiết phải theo biển và một biển phụ số 504 đặt ngay bên dưới biển chính.
 

Biển hiệu lệnh hiện nay được quy định ra sao?

Nhóm biển báo giao thông này có dạng hình tròn, nền xanh với hình vẽ màu trắng. Chúng đưa ra những hiệu lệnh mà người đi đường phải thực hiện, chẳng hạn như: phải đi thẳng, vòng sang phải, chạy nhanh hơn tốc độ tối thiểu…

5/5 - (1 bình chọn)

You may also like