Các biển báo trên đường cao tốc

by Anh Lan
Các biển báo trên đường cao tốc

Theo quy định của pháp luật, khi tham gia giao thông, người điều khiển phương tiện phải tuân thủ hệ thống biển báo giao thông. Nếu đi trên cao tốc thì phải tuân thủ các biển báo trên đường cao tốc và các quy định liên quan đến con đường này. Vậy hiện nay có các biển báo trên đường cao tốc nào? Ý nghĩa của chúng ra sao? Để có thể giải đáp thắc mắc về câu hỏi này, mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của CSGT nhé!

Căn cứ pháp lý

Đường cao tốc là gì?

Tại Điều 3 Luật giao thông đường bộ năm 2008 quy định về khái niệm đường cao tốc như sau:

Đường cao tốc là đường dành cho các loại xe cơ giới, có dải phân cách chia đường cho xe chạy hai chiều riêng biệt; không giao nhau cùng mức với một hoặc các đường khác; được bố trí đầy đủ trang thiết bị phục vụ để có thể bảo đảm giao thông liên tục, an toàn, rút ngắn thời gian hành trình và chỉ cho xe ra, vào ở những điểm nhất định.

Các biển báo trên đường cao tốc

Khi lái xe trên đường cao tốc, bạn sẽ thấy hệ thống biển báo có nhiều điểm khác biệt so với biển báo giao thông thông thường.

Đặc điểm biển báo chỉ dẫn: Có dạng hình vuông hoặc hình chữ nhật, nền xanh, hình vẽ màu trắng.

Các loại biển báo được sử dụng trên đường cao tốc:

Các biển báo trên đường cao tốc
Các biển báo trên đường cao tốc

Ý nghĩa của một số biển báo trên đường cao tốc phổ biến

Chỉ dẫn bắt đầu đường cao tốc
Chỉ dẫn bắt đầu đường cao tốc

Chỉ dẫn bắt đầu đường cao tốc, bao gồm các thông tin về tên và ký hiệu đường, giá trị hạn chế tốc độ tối đa và tốc độ tối thiểu.

Chỉ dẫn điểm kết thúc đường cao tốc
Chỉ dẫn điểm kết thúc đường cao tốc

Chỉ dẫn điểm kết thúc đường cao tốc, bao gồm các thông tin về tên và ký hiệu đường.

Chỉ dẫn khoảng cách đến nơi đỗ xe trong trạm dừng nghỉ
Chỉ dẫn khoảng cách đến nơi đỗ xe trong trạm dừng nghỉ

Biển có bốn dịch vụ: xăng dầu, ăn uống, thông tin, sửa chữa xe.

Trạm kiểm tra tải trọng xe
Trạm kiểm tra tải trọng xe

Chỉ dẫn khoảng cách đến trạm kiểm tra tải trọng xe cách 750 m.

Chỉ dẫn vị trí nhập làn
Chỉ dẫn vị trí nhập làn

Chỉ dẫn vị trí nhập làn xe cách 250 m.

Chỉ dẫn chướng ngại vật phía trước
Chỉ dẫn chướng ngại vật phía trước

Cảnh báo phía trước có sự cản trở lưu thông bình thường (nằm bên trong phần đường xe chạy hay ngay sát phần đường xe chạy) và chỉ dẫn đi theo hướng bên trái.

Chỉ dẫn chướng ngại vật phía trước
Chỉ dẫn chướng ngại vật phía trước

Cảnh báo phía trước có sự cản trở lưu thông bình thường (nằm bên trong phần đường xe chạy hay ngay sát phần đường xe chạy) và chỉ dẫn đi được cả hai hướng.

Chỉ dẫn chướng ngại vật phía trước
Chỉ dẫn chướng ngại vật phía trước

Cảnh báo phía trước có sự cản trở lưu thông bình thường (nằm bên trong phần đường xe chạy hay ngay sát phần đường xe chạy) và chỉ dẫn đi theo hướng bên phải.

Chỉ dẫn hướng rẽ phải
Chỉ dẫn hướng rẽ phải

Chỉ dẫn hướng rẽ để người điều khiển phương tiện chuẩn bị đổi hướng khi sắp vào đường cong nguy hiểm, có bán kính cong nhỏ.

Chỉ dẫn hướng rẽ trái
Chỉ dẫn hướng rẽ trái

Chỉ dẫn hướng rẽ để người điều khiển phương tiện chuẩn bị đổi hướng khi sắp vào đường cong nguy hiểm, có bán kính cong nhỏ.

Đi vào đường cao tốc cần lưu ý những gì?

– Không được quay đầu xe trên đường cao tốc (khoản 4 Điều 15 Luật Giao thông đường bộ 2008).

– Không được lùi xe trên đường cao tốc (khoản 2 Điều 16).

– Vào đường cao tốc phải có tín hiệu xin vào và phải nhường đường cho xe đang chạy trên đường; khi thấy an toàn mới cho xe nhập làn sát mép ngoài; nếu có làn tăng tốc thì phải cho xe chạy trên làn đường đó trước khi vào đường cao tốc (điểm a khoản 1 Điều 26).

– Ra khỏi đường cao tốc phải chuyển dần sang làn bên phải; nếu có làn giảm tốc thì phải chạy trên làn đường đó trước khi rời đường cao tốc (điểm b khoản 1 Điều 26).

– Không được chạy xe ở làn dừng khẩn cấp và phần lề đường (điểm c khoản 1 Điều 26).

– Không chạy quá tốc độ tối đa và dưới tốc độ tối thiểu ghi trên biển báo hiệu; sơn kẻ trên mặt đường (điểm d khoản 1 Điều 26).

– Phải cho xe chạy cách nhau một khoảng cách an toàn ghi trên biển báo hiệu (khoản 2 Điều 26).

– Chỉ được dừng xe, đỗ xe ở nơi quy định; trường hợp buộc phải dừng xe, đỗ xe thì phải đưa xe ra khỏi phần đường xe chạy; nếu không thể được thì phải báo hiệu để lái xe khác biết (khoản 3 Điều 26).

– Người đi bộ, xe thô sơ, xe máy, máy kéo; xe máy chuyên dùng có tốc độ thiết kế nhỏ hơn 70 km/h không được đi vào đường cao tốc, trừ người, phương tiện, thiết bị phục vụ việc quản lý, bảo trì đường cao tốc (khoản 4 Điều 26).

Quy định về tốc độ trên đường cao tốc

Tốc độ tối đa được phép khai thác quy định trên đường cao tốc là không vượt quá 120 km/h. Tối độ thối thiểu được ghi trên biển báo hiệu đường bộ, sơn kẻ mặt đường trên các làn xe.

Mặt khác, theo khoản 2 Điều 10 Thông tư số 39/2019/TT-BGTVT đã quy định trên các đường nhánh ra, vào đường cao tốc, khi đặt biển báo hạn chế tốc độ, trị số tốc độ ghi trên biển không được dưới 50 km/h.

Từ các quy định trên có thể thấy tốc độ tối thiểu trên đường cao tốc được quy định dựa vào từng tuyến đường, làn đường khác nhau và không dưới 50 km/h.

Có thể bạn quan tâm:

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của CSGT về vấn đề “Các biển báo trên đường cao tốc“. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công tygiấy phép bay flycamxác nhận độc thânđăng ký nhãn hiệuhợp pháp hóa lãnh sựđăng ký mã số thuế cá nhân,…. của luật sư, hãy liên hệ: 0833102102.

Hoặc qua các kênh sau:

Câu hỏi thường gặp

Các loại xe không được đi vào đường cao tốc

Khoản 4 Điều 26 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định về các đối tượng không được đi vào đường cao tốc bao gồm:
– Người đi bộ;
– Xe thô sơ (như xe đạp (kể cả xe đạp máy), xe xích lô, xe lăn dùng cho người khuyết tật, xe súc vật kéo và các loại xe tương tự được quy định tại khoản 19 Điều 3 Luật Giao thông đường bộ 2008);
– Xe gắn máy, xe mô tô;
– Máy kéo;
– Xe máy chuyên dùng có tốc độ thiết kế nhỏ hơn 70km/h.
Tuy nhiên, đối với trường hợp người, phương tiện, thiết bị phục vụ việc quản lý, bảo trì đường cao tốc thì những người và phương tiện này được phép đi vào đường cao tốc.

Mức phạt với lỗi đi vào đường cao tốc của một số loại xe

– Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy đi vào đường cao tốc;
– Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với người điều khiển xe máy chuyện dùng có thiết kế nhỏ hơn 70km/h, máy kéo đi vào đường cao tốc;
– Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển xe đạp, xe đạp máy (kể cả xe đạp điện), người điều khiển xe thô sơ đi vào đường cao tốc;

Biển báo giao thông là gì?

Hiện nay, chưa có quy định cụ thể về khái niệm biển báo giao thông, tuy nhiên, có thể hiểu, biển báo giao thông là các biển hiệu được đặt trên đường để biểu thị, truyền đạt các thông tin đến người tham gia giao thông.

5/5 - (5 bình chọn)

You may also like

Leave a Comment