Biển báo tốc độ trên cao tốc

by Anh Lan
Quy chuẩn 41 về biển báo tốc độ theo quy định hiện nay

Ngày nay, để di chuyển với tốc độ cao, chúng ta có thể lựa chọn các con đường cao tốc. Tuy nhiên, việc di chuyển trên đường cao tốc cũng có giới hạn một mức tốc độ nhất định được thể hiện trên các biển báo giao thông. Vậy có các loại biển báo tốc độ trên cao tốc nào? Tốc độ tối đa, tối thiểu trên cao tốc là bao nhiêu? Để có câu trả lời, mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của CSGT nhé!

Căn cứ pháp lý

Các loại biển báo tốc độ

Biển báo tốc độ tối đa cho phép

Biển số P.127 “Tốc độ tối đa cho phép”

Biển số P.127 "Tốc độ tối đa cho phép"
Biển số P.127 “Tốc độ tối đa cho phép”

Biển có hiệu lực cấm các loại xe cơ giới chạy với tốc độ tối đa vượt quá trị số ghi trên biển trừ các xe được ưu tiên theo quy định. Người tham gia giao thông căn cứ vào điều kiện cụ thể khác như khí hậu thời tiết tình trạng mặt đường, tình hình giao thông, phương tiện, điều kiện sức khỏe để điều khiển phương tiện với tốc độ phù hợp, an toàn và không quá giá trị ghi trên biển.

Biển số P.127a: Tốc độ tối đa cho phép về ban đêm

Biển số P.127a: Tốc độ tối đa cho phép về ban đêm
Biển số P.127a: Tốc độ tối đa cho phép về ban đêm

Áp dụng biển số P.127a cho một số trường hợp qua khu đông dân cư vào ban đêm nhằm mục đích nâng cao tốc độ vận hành khi đường ít xe chạy. Biển chỉ có hiệu lực trong thời gian ghi trên biển và trong phạm vi từ vị trí đặt biển đến vị trí biển số R.421 “Hết đoạn đường qua khu đông dân cư”. Biển được đặt sau vị trí biển số R.420 “Đoạn đường qua khu đông dân cư”.

Biển số P.127b: Biển ghép tốc độ tối đa cho phép trên từng làn đường

Biển số P.127b: Biển ghép tốc độ tối đa cho phép trên từng làn đường
Biển số P.127b: Biển ghép tốc độ tối đa cho phép trên từng làn đường

Khi quy định tốc độ tối đa cho phép trên từng làn đường, nếu chỉ sử dụng biển đặt bên đường hoặc trên cột cần vươn hay giá long môn, sử dụng biển số P.127b. Xe chạy trên làn nào phải tuân thủ tốc độ tối đa cho phép trên làn đường đó.

Biển số P.127c: Biển ghép tốc độ tối đa cho phép theo phương tiện, trên từng làn đường

Biển số P.127c: Biển ghép tốc độ tối đa cho phép theo phương tiện, trên từng làn đường
Biển số P.127c: Biển ghép tốc độ tối đa cho phép theo phương tiện, trên từng làn đường

Khi quy định tốc độ tối đa cho phép theo phương tiện trên từng làn đường, sử dụng biển số P.127c. Các loại phương tiện phải đi đúng làn đường và tuân thủ tốc độ tối đa cho phép trên làn đường đó.

Biển báo tốc độ tối thiểu cho phép

Biển số R.306: Tốc độ tối thiểu cho phép

Biển báo tốc độ tối thiểu cho phép
Biển báo tốc độ tối thiểu cho phép

Biển có giá trị báo cho người tham gia giao thông biết hiệu lực của biển số R.306 hết tác dụng, kể từ biển này các xe được phép chạy chậm hơn trị số ghi trên biển nhưng không được gây cản trở các xe khác.

Biển báo hết hạn chế tốc độ giới hạn

– Biển số DP.134: Hết tốc độ tối đa cho phép;

Biển báo hết hạn chế tốc độ giới hạn
Biển báo hết hạn chế tốc độ giới hạn

Biển có giá trị báo cho người tham gia giao thông biết hiệu lực của biển số P.127 hết tác dụng. Kể từ biển này, các xe được phép chạy với tốc độ tối đa đã quy định trong Luật Giao thông đường bộ.

Quy định tốc độ tối đa và tối thiểu trên đường cao tốc

Tốc độ tối đa trên đường cao tốc

Mặc dù các phương tiện tham gia lưu thông trên đường cao tốc đều phải di chuyển với tốc độ cao những cũng có một giới hạn nhất định để đảm bảo an toàn. Tại Thông tư số 31/2019/TT-BGTVT quy định tốc độ tối đa cho phép trên đường cao tốc là 120 km/h. Tuy nhiên, có thể trên một số tuyến đường sẽ có quy định riêng về tốc độ tối đa. Tốc độ tối đa sẽ được biểu thị trên biển báo giao thông hình tròn viền đỏ, nền trắng và biểu thị trên vạch sơn kẻ mặt đường.

Bên cạnh đó, phương tiện còn phải đảm bảo khoảng cách an toàn trên cao tốc để kịp thời xử lý khi có tình huống bất ngờ. Nếu vận tốc di chuyển 100 < V ≤ 120 thì khoảng cách tối thiểu phải là 100m.
 

Tốc độ tối đa trên đường cao tốc
Tốc độ tối đa trên đường cao tốc

Với hành vi điều khiển xe quá tốc độ cho phép trên cao tốc sẽ bị xử phạt theo Nghị định số 46/2016/NĐ-CP, ngày 26/5/2016 của Chính Phủ như sau:

– Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 800.000 đồng khi điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 10 km/h đến 20 km/h.

– Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng, đồng thời bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng khi điều khiển xe chạy quá tốc độ tối đa cho phép từ 20 km/h đến 35 km/h.

– Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng, đồng thời bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng khi điều khiển xe chạy quá tốc độ tối đa cho phép trên 35 km/h.

Tốc độ tối thiểu trên đường cao tốc

Hiện nay, không có quy định chung về tốc độ tối thiểu trên cao tốc mà mỗi địa phương, mỗi tuyến đường và làn đường sẽ có quy định riêng nhưng không được dưới 50 km/h. Tốc độ tối thiểu được áp dụng phổ biến nhất trên các tuyến đường cao tốc là 70 km/h. Tốc độ tối thiểu được thể hiện trên biển báo giao thông hình tròn, nền xanh, chữ viết màu trắng.

Người lái xe phải chủ động giữ khoảng cách an toàn với xe chạy liền trước của mình. Theo quy định, khoảng cách V = 60 km/h thì khoảng cách tối thiểu là 35m.
 

Tốc độ tối thiểu trên đường cao tốc
Tốc độ tối thiểu trên đường cao tốc

Theo điểm s khoản 3 Điều 5 Nghị định 100 năm 2019, mức phạt cho việc điều khiển xe chạy dưới tốc độ tối thiểu trên những đoạn đường bộ có quy định tốc độ là từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng. Bên cạnh đó, nếu chạy xe dưới tốc độ tối thiểu và gây tai nạn giao thông thì còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 2 tháng đến 4 tháng.

Có thể bạn quan tâm:

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của CSGT về vấn đề “Biển báo tốc độ trên cao tốc“. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công tygiấy phép bay flycamxác nhận độc thânđăng ký nhãn hiệuhợp pháp hóa lãnh sựđăng ký mã số thuế cá nhân,…. của luật sư, hãy liên hệ: 0833102102.

Hoặc qua các kênh sau:

Câu hỏi thường gặp

Đường cao tốc là gì?

Tại Điều 3 Luật giao thông đường bộ năm 2008 quy định về khái niệm đường cao tốc như sau:
Đường cao tốc là đường dành cho các loại xe cơ giới, có dải phân cách chia đường cho xe chạy hai chiều riêng biệt; không giao nhau cùng mức với một hoặc các đường khác; được bố trí đầy đủ trang thiết bị phục vụ để có thể bảo đảm giao thông liên tục, an toàn, rút ngắn thời gian hành trình và chỉ cho xe ra, vào ở những điểm nhất định.

Những xe nào không được đi vào đường cao tốc?

Theo Khoản 4 Điều 26 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định về các đối tượng không được đi vào đường cao tốc bao gồm:
– Người đi bộ;
– Xe thô sơ (như xe đạp (kể cả xe đạp máy), xe xích lô, xe lăn dùng cho người khuyết tật, xe súc vật kéo và các loại xe tương tự được quy định tại khoản 19 Điều 3 Luật Giao thông đường bộ 2008);
– Xe gắn máy, xe mô tô;
– Máy kéo;
– Xe máy chuyên dùng có tốc độ thiết kế nhỏ hơn 70km/h.
Tuy nhiên, đối với trường hợp người, phương tiện, thiết bị phục vụ việc quản lý; bảo trì đường cao tốc thì những người và phương tiện này được phép đi vào đường cao tốc.

Mức phạt lỗi chạy quá tốc độ với ô tô

– Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 05 km/h đến dưới 10 km/h (Điểm a Khoản 3 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).

5/5 - (3 bình chọn)

You may also like

Leave a Comment