Các vi phạm về hành lang an toàn đường sắt

by Nhu Hương
Các vi phạm về hành lang an toàn đường sắt

Hằng năm có rất nhiều vụ tai nạn thương tâm liên quan đến đường sắt. Tất cả đến từ sự chủ quan, không tuân thủ pháp luật về an toàn giao thông đường sắt, gây thiệt hại về người và tài sản, có ảnh hưởng nghiêm trọng đến những người xung quanh và xã hội. Bài viết sau đây của Luật sư X cung cấp thông tin về vấn đề Các vi phạm về hành lang an toàn đường sắt.

Căn cứ pháp lý

Nghị định 46/2016/NĐ-CP

Nghị định 56/2018/NĐ-CP

Luật Đường sắt 2017

Hành lang an toàn đường sắt là gì? 

Căn cứ khoản 2, 3 Điều 3 nghị định 56/2018/NĐ-CP đưa ra định nghĩa hai hình thức của hành lang an toàn đường sắt như sau:

Hành lang an toàn đường sắt:

  • Là một vùng được xác định cụ thể và liền kề với phạm vi bảo vệ công trình đường sắt. 
  • Để bảo đảm an toàn giao thông đường sắt. 

Hành lang an toàn giao thông đường sắt tại khu vực đường ngang:

  • Là một vùng được xác định cụ thể bao quanh công trình đường sắt, công trình đường bộ tại khu vực đường ngang.
  • Để đảm bảo an toàn giao thông khu vực đường ngang. 

Ngoài ra, phạm vi dải đất bảo vệ hai bên hành lang đường sắt được xác định như sau:

  • 7 mét tính từ mép ngoài của ray trở ra đối với nền đường không đắp, không đào. 
  • 5 mét tính từ chân nền đường đắp.
Lái tàu khiếp sợ vi phạm hành lang đường sắt Hà Nội

Các vi phạm về hành lang an toàn đường sắt

 Căn cứ các khoản tại Điều 9 luật đường sắt 2017 quy định các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động đường sắt, nói cách khác là các vi phạm về hành lang đường sắt, về cơ bản có 6 vi phạm thường thấy như sau:

  • Phá hoại công trình đường sắt như đường ray, thanh chắn, hàng rào bảo vệ tại khu vực hành lang đường sắt.
  • Lấn chiếm hành lang an toàn giao thông đường sắt để mua bán, kinh doanh.
  • Tự mở lối đi qua đường sắt khi chưa được các cơ quan có thẩm quyền cho phép, xây dựng trái phép các công trình trong phạm vi đất dành cho đường sắt.
  • Vượt rào, vượt chắn đường ngang, vượt qua đường ngang khi có tín hiệu cấm.
  • Chăn thả động vật hay tụ họp trên đường sắt trong phạm vi bảo vệ công trình đường sắt và hành lang an toàn giao thông đường sắt.
  • Đi, đứng, nằm, ngồi hoặc hành vi khác trên đường sắt, trừ nhân viên đường sắt, lực lượng chức năng đang thi hành nhiệm vụ.

Xử lý khi vi phạm 

Theo đó, căn cứ Điều 69 nghị định 46/2016/NĐ-CP quy định về mức xử phạt các hành vi vi phạm quy định khác có liên quan đến an ninh, trật tự, an toàn giao thông đường sắt, phạt tiền lên đến 200.000 đồng khi có hành vi bán hàng rong trên tàu, dưới ga hoặc dưới hành lang an toàn đường sắt, phạt tiền lên tới 500.000 đồng đối với hành vi gây mất trật tự, an toàn trên tàu, dưới ga cụ thể như tụ tập buôn bán, họp chợ gây mất trật tự an toàn giao thông đường sắt tùy vào mức độ vi phạm.

Vi phạm luật giao thông nộp phạt ở đâu?

  • Nộp trực tiếp tại Kho bạc nhà nước hoặc ngân hàng thương mại nơi Kho bạc nhà nước ủy nhiệm thu tiền phạt được ghi trong quyết định xử phạt.
  • Ngoài ra, còn có thể nộp trực tiếp hoặc chuyển khoản vào tài khoản của Kho bạc nhà nước được ghi trong quyết định xử phạt.
  • Hoặc nộp trực tiếp cho người có thẩm quyền xử phạt nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
  • Nộp vào Kho bạc nhà nước thông qua dịch vụ bưu chính công ích (Ví dụ như Bưu điện).

Khi nào được nộp phạt tại chỗ?

Cần phải lưu ý rằng, nộp phạt tại chỗ ở đây khác với việc đút lót, đưa hối lộ cho các chiến sĩ cảnh sát giao thông. Căn cứ theo khoản 1 Điều 56 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định như sau:

Xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản được áp dụng trong trường hợp xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 250.000 đồng đối với cá nhân, 500.000 đồng đối với tổ chức và người có thẩm quyền xử phạt phải ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ.

Trường hợp vi phạm hành chính được phát hiện nhờ sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật, nghiệp vụ thì phải lập biên bản.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung tư vấn về “Các vi phạm về hành lang an toàn đường sắt. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan. Quý khách vui lòng liên hệ số điện thoại 0833102102  để được hỗ trợ, giải đáp.

Câu hỏi thường gặp

Đất dành cho đường sắt bao gồm những loại nào?

– Đất dùng để xây dựng công trình đường sắt;
– Đất trong phạm vi bảo vệ công trình đường sắt;
– Đất trong phạm vi hành lang an toàn giao thông đường sắt.

Khổ đường sắt quy định hiện nay là bao nhiêu?

Điều 14 Luật Đường sắt 2017 quy định:
1. Đường sắt quốc gia, đường sắt chuyên dùng nối ray với đường sắt quốc gia có khổ đường tiêu chuẩn là 1.435 mm hoặc khổ đường hẹp là 1.000 mm.
2. Đường sắt quốc gia, đường sắt đô thị đầu tư mới có khổ đường 1.435 mm. Trường hợp đặc biệt có khổ đường khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định.
3. Đường sắt chuyên dùng không nối ray với đường sắt quốc gia đi qua khu vực dân cư do chủ đầu tư quyết định khổ đường sau khi có ý kiến của Bộ Giao thông vận tải.

5/5 - (1 bình chọn)

You may also like

Leave a Comment