Cách đóng phạt giao thông qua bưu điện?

by Thúy Duy

Chào CSGT, tôi có một người bạn đang đi từ thành phố về quê mà bị CSGT thổi phạt do chạy quá tốc độ. Thay vì nộp phạt trực tiếp thì họ bảo bạn tôi nộp phạt qua bưu điện ở địa phương do không đem đủ tiền để nộp. Vây cách đóng phạt qua bưu điện như thế nào? Xin được tư vấn.

Chào bạn, việc cho phép người vi phạm giao thông nộp phạt giao thông và nhận giấy tờ qua đường bưu điện có ý nghĩa rất lớn với người vi phạm nhất là khi họ không sinh sống tại địa phương nơi xảy ra vi phạm hành chính. Về cách thức đóng phạt giao thông qua bưu điện như thế nào? Mời bạn hãy theo dõi bài viết dưới đây, CSGT sẽ giải đáp thắc mắc này cho các bạn!

Căn cứ pháp lý

  • Nghị quyết 10/NQ-CP

Bưu điện là gì?

Một bưu điện là một cơ sở được ủy quyền bởi một hệ thống bưu chính cung cấp dịch vụ gửi, tiếp nhận, phân loại, xử lý, truyền tải hoặc cung cấp các thư từ và bưu phẩm.

Bưu điện cũng cung cấp các dịch vụ có liên quan như hộp thư, bưu chính và chuyển phát hàng hóa. Ngoài ra, một số bưu cục cung cấp dịch vụ phi bưu chính như cấp hộ chiếu và các giấy tờ khác của chính phủ, thuê xe mua hàng, chuyển tiền, và các giao dịch và dịch vụ ngân hàng.

Hiện nay, với sự phát triển của Internet đã thay thế một phần đáng kể các chức năng của bưu điện.

Nộp phạt qua bưu điện trong những trường hợp nào?

Nghị quyết 10/NQ-CP, Chính phủ đã thống nhất cho phép thực hiện dịch vụ thu, nộp hộ tiền phạt vi phạm hành chính và chuyển phát giấy tờ tạm giữ cho người bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ trên phạm vi toàn quốc qua hệ thống bưu điện.

“Chính phủ thống nhất cho phép thực hiện dịch vụ thu; nộp hộ tiền phạt vi phạm hành chính và chuyển phát giấy tờ tạm giữ cho người bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ trên phạm vi toàn quốc qua hệ thống bưu điện.”

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng việc nộp phạt vi phạm giao thông qua đường bưu điện chỉ áp dụng trong trường hợp người vi phạm chỉ bị phạt tiền mà không có các hình thức xử phạt bổ sung (ví dụ tước giấy phép lái xe…).

Do đó, thay vì mất nhiều thời gian đi lại, chờ đợi để nhận lại giấy tờ tạm giữ từ cơ quan công an, người vi phạm giao thông chỉ cần ngồi ở nhà đăng ký nhận kết quả tại nhà qua Bưu điện sẽ tiết kiệm được nhiều thời gian hơn. 

Đặc biệt là những trường hợp đang sinh sống tại một địa phương nhưng lại vi phạm giao thông ở một địa phương khác hoặc trường hợp không có thời gian đi lại sẽ gặp rất nhiều khó khăn để thực hiện việc nộp phạt và nhận lại giấy tờ xe. Do đó, lựa chọn nộp phạt qua bưu điện sẽ tối ưu nhiều cho người vi phạm giao thông.

Cách đóng phạt giao thông qua bưu điện?

Tại Nghị quyết 10/NQ-CP về phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 01/2016, Chính phủ đã thống nhất cho phép thực hiện dịch vụ thu, nộp hộ tiền phạt vi phạm hành chính và chuyển phát giấy tờ tạm giữ cho người bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ trên phạm vi toàn quốc qua hệ thống bưu điện.

Chính phủ cũng giao nhiệm vụ cho các Bộ: Thông tin và Truyền thông, Công an, Tài chính, Giao thông Vận tải, Tư pháp, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và cơ quan liên quan hỗ trợ, hướng dẫn Tổng công ty Bưu điện Việt Nam tổ chức thực hiện.

Vì thế, Cục Cảnh sát giao thông và Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam đã ký Thỏa thuận hợp tác số 69/TTHT-C67-BĐVN, theo đó từ 01/7/2016, người vi phạm có thể nộp phạt vi phạm giao thông qua dịch vụ của bưu điện.

Như vậy, người vi phạm đến bưu điện gần nhất thuộc hệ thống bưu điện của Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam để nộp tiền phạt. Trường hợp người vi phạm bị tạm giữ giấy tờ thì bưu điện có trách nhiệm chuyển phát các loại giấy tờ bị tạm giữ cho người vi phạm.

Cách đóng phạt giao thông qua bưu điện?
Cách đóng phạt giao thông qua bưu điện?

Thủ tục nộp phạt giao thông qua bưu điện

Theo hướng dẫn tại Thỏa thuận hợp tác số 69/TTHT-C67-BĐVN ngày 15/6/2016 giữa Cục Cảnh sát giao thông và Tổng công ty Bưu điện Việt Nam về thu nộp hộ tiền xử phạt và chuyển trả giấy tờ tạm giữ trong lĩnh vực giao thông đường bộ tới tay công dân theo yêu cầu, người vi phạm nếu chọn nộp phạt qua bưu điện sẽ thực hiện qua những bước sau:

  • Đăng ký với cơ quan Công an thông bằng cách ghi và ký vào mặt sau tờ biên bản vi phạm (bản cơ quan Công an lưu);
  • Người vi phạm đến bưu điện gần nhất để đăng ký và nộp tiền bao gồm tiền phạt và phí dịch vụ bưu điện;
  • Khi nhận được tiền nộp phạt, Cảnh sát giao thông sẽ chuyển phát giấy tờ tạm giữ cho người vi phạm. Bưu điện có trách nhiệm chuyển phát nhanh chóng, chính xác, an toàn giấy tờ tới tận tay người nhận;
  • Người vi phạm nhận lại giấy tờ từ bưu điện và ký xác nhận.

Người vi phạm giao thông tại các trung tâm tỉnh, thành phố sẽ nhận lại giấy tờ trong vòng tối đa 02 ngày, đối với các huyện và tỉnh thành khác là  03 – 05 ngày.

Trong trường hợp thất lạc, hỏng, mất mát giấy tờ tạm giữ, bưu điện có trách nhiệm phối hợp với cơ quan liên quan để cấp lại cho người vi phạm. Bưu điện chịu trách nhiệm về các chi phí cấp lại giấy tờ tạm giữ theo quy định và phí dịch vụ chuyển phát nhanh.

Nếu không muốn nộp phạt qua bưu điện, người vi phạm cũng có thể chọn nộp phạt tại Kho bạc hoặc nộp phạt trực tiếp (trong một số trường hợp) và nhận lại giấy tờ qua đường bưu điện.

Trong trường hợp quyết định xử phạt chỉ áp dụng hình thức phạt tiền mà cá nhân bị xử phạt không cư trú tại nơi xảy ra hành vi vi phạm thì theo đề nghị của cá nhân bị xử phạt, người có thẩm quyền xử phạt quyết định nộp tiền phạt bằng cách nộp trực tiếp hoặc chuyển khoản vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước được ghi trong quyết định xử phạt và gửi quyết định xử phạt cho người vi phạm qua bưu điện bằng hình thức bảo đảm trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định xử phạt.

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày tiền phạt được nộp vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước, thì người tạm giữ các giấy tờ để bảo đảm cho việc xử phạt phải gửi trả lại cá nhân các giấy tờ đã tạm giữ qua bưu điện bằng hình thức bảo đảm. Chi phí gửi quyết định xử phạt và chi phí gửi trả lại giấy tờ do cá nhân, tổ chức bị xử phạt chi trả.

Bảng phí nộp phạt giao thông qua đường bưu điện

Bên cạnh chi phí nộp phạt cho hành vi vi phạm giao thông của mình, người vi phạm giao thông khi lựa chọn hình thức nộp phạt giao thông qua đường bưu điện sẽ cần chấp nhận trả thêm một mức phí cho dịch vụ cho bưu điện.

Thông thường, phí dịch vụ mà người vi phạm giao thông nộp phạt cho hành vi vi phạm giao thông qua bưu điện được quy định là số tiền phạt đến 3 triệu đồng trả giấy tờ cùng tỉnh là 50.000 đồng, các tỉnh/thành khác là 80.000 đồng; Từ trên 3 – 10 triệu đồng tại cùng tỉnh là 60.000 đồng, các tỉnh/thành khác là 90.000 đồng…

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của CSGT về vấn đề “Cách đóng phạt giao thông qua bưu điện?”. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể tận dụng những kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty, giải thể công ty TNHH 1 thành viên, tạm dừng công ty, hồ sơ giải thể công ty tnhh 1 thành viên, giấy phép bay flycam; xác nhận độc thân, đăng ký nhãn hiệu, … . Hãy liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc qua các kênh sau:

Câu hỏi thường gặp

Ngoài nộp phạt tại bưu điện thì còn có thể nộp phạt ở đâu?

Nếu không muốn nộp phạt qua bưu điện, người vi phạm cũng có thể chọn nộp phạt tại Kho bạc hoặc nộp phạt trực tiếp (trong một số trường hợp) và nhận lại giấy tờ qua đường bưu điện.

Có thể nộp phạt trực tuyến hay không?

Hiện nay, trang web của Cổng dịch vụ công Quốc Gia (DVCQG) đã cho phép người dân thực hiện chức năng nộp phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đường bộ thuộc thẩm quyền lực lượng Cảnh sát giao thông (gọi tắt là nộp phạt vi phạm giao thông) theo hình thức online (trực tuyến).Nghĩa là việc nộp phạt có thể được thực hiện thông qua các dịch vụ liên kết với ngân hàng, mà người dân không cần phải tốn thời gian đến và chờ đợi tại những cơ quan nhà nước (hoặc bưu điện).
Lưu ý: Hình thức đóng phạt online và nhận giấy tại nhà chỉ áp dụng giao đến cho các tỉnh ở TP.HCM, Bình Thuận, Đà Nẵng, Hà Nội  Hải Phòng.

Thời hạn nộp phạt vi phạm giao thông?

Khoản 1 Điều 73 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 quy định:
“Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính phải chấp hành quyết định xử phạt trong thời hạn 10 ngày; kể từ ngày nhận quyết định xử phạt vi phạm hành chính; trường hợp quyết định xử phạt vi phạm hành chính có ghi thời hạn thi hành nhiều hơn 10 ngày thì thực hiện theo thời hạn đó”.

5/5 - (1 bình chọn)

You may also like

Leave a Comment