Cách xử lý khi quá hạn lấy giấy tờ xe đang bị tạm giữ thế nào?

by Thùy Thanh
Cách xử lý khi quá hạn lấy giấy tờ xe đang bị tạm giữ thế nào?

Chào Luật sư, hôm trước tôi có đi xe ngoài đường nhưng có uống chút rượu nên bị cảnh sát giao thông gọi lại và kiểm tra nồng độ cồn. Kết quả là tôi bị phạt tiền và bị giữ bằng lái xe. Họ có kêu tôi đi nộp phạt trong vòng một tuần và lấy lại giấy tờ xe. Tuy nhiên do tôi có việc bận nên tôi chưa kịp đi đóng phạt. Hôm nay tôi chợt nhớ ra việc này và đi lấy giấy tờ xe nhưng đã muộn. Không biết theo quy định hiện hành thì Cách xử lý khi quá hạn lấy giấy tờ xe đang bị tạm giữ thế nào? Lấy giấy tờ xe đang bị tạm giữ và chỗ nộp tiền có giống nhau hay không? Mong được luật sư giải đáp giúp vấn đề trên. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư.

Cảm ơn bạn đã tin tưởng dịch vụ tư vấn của CSGT. Về vấn đề trên, chúng tôi xin được tư vấn đến bạn Cách xử lý khi quá hạn lấy giấy tờ xe đang bị tạm giữ như sau:

CSGT được tạm giữ giấy phép lái xe trong trường hợp nào?

Hiện nay khi tham gia giao thông nếu như các cá nhân có hành vi sai luật thì có thể bị xử phạt hành chính. Bên cạnh mức phạt tiền thì họ còn gánh chịu một số trách nhiệm nhất định như phạt tiền, bị giữ giấy tờ xe… Cụ thể chúng tôi tư vấn về các trường hợp CSGT được tạm giữ giấy tờ xe như sau:

Căn cứ quy định tại Khoản 2 Điều 82 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (được sửa đổi bởi Điểm b Khoản 32 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP) thì để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính hoặc để xác minh tình tiết làm căn cứ ra quyết định xử phạt, người có thẩm quyền xử phạt còn có thể quyết định tạm giữ phương tiện, giấy tờ có liên quan đến người điều khiển và phương tiện vi phạm một trong các hành vi quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP theo quy định tại Khoản 6 và Khoản 8 Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 (được sửa đổi, bổ sung năm 2020).

Và theo quy định tại Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 thì việc tạm giữ giấy phép lái xe chỉ được áp dụng trong trường hợp để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt theo quy định của pháp luật.

Theo đó, trong trường hợp chỉ áp dụng hình thức phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính thì người có thẩm quyền xử phạt có quyền tạm giữ một trong các loại giấy tờ theo thứ tự: giấy phép lái xe hoặc giấy phép lưu hành phương tiện hoặc giấy tờ cần thiết khác có liên quan đến tang vật, phương tiện cho đến khi cá nhân, tổ chức đó chấp hành xong quyết định xử phạt.

Như vậy, trong trường hợp xử lý vi phạm giao thông, CSGT có quyền tạm giữ giấy phép lái xe của người điều khiển phương tiện có hành vi vi phạm giao thông để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt vi phạm giao thông theo quy định của pháp luật.

Thời hạn tạm giữ giấy tờ xe khi vi phạm luật giao thông là bao lâu?

Đối với một số hành vi vi phạm luật giao thông nhất định, ngoài việc bị phạt tiền thì họ còn có thể bị phạt bổ sung. Giam giữ giấy tờ xe là một trong các hình phạt bổ sung đó. Tuy nhiên việc tạm giữ giấy tờ xe cần có một khoảng thời gian nhất định chứ không phải là mãi mãi. Thời hạn tạm giữ giấy tờ xe khi vi phạm luật giao thông là:

Căn cứ điểm đ Khoản 6 Điều 5 Nghị định 46/2016/NĐ-CP, phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm: Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 10 km/h đến 20 km/h.

Như vậy, trường hợp điều khiển ô tô chạy quá tốc độ 20 km/h thì bị xử phạt hành chính từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng và không có hình thức phạt bổ sung.

Về thời hạn tạm giữ bằng lái và các giấy tờ khác.

Căn cứ Khoản 6 Điều 78 Nghị định 46/2016/NĐ-CP quy định: Để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính hoặc để xác minh tình tiết làm căn cứ ra quyết định xử phạt, người có thẩm quyền xử phạt còn có thể quyết định tạm giữ phương tiện, giấy tờ có liên quan đến người điều khiển và phương tiện vi phạm một trong các hành vi quy định tại Nghị định này theo quy định tại Khoản 6, Khoản 8 Điều 125 của Luật Xử lý vi phạm hành chính. Khi bị tạm giữ giấy tờ theo quy định tại Khoản 6 Điều 125 của Luật Xử lý vi phạm hành chính……”.

Bên cạnh đó, khoản 6 Điều 125 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 có quy định: Trong trường hợp chỉ áp dụng hình thức phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính thì người có thẩm quyền xử phạt có quyền tạm giữ một trong các loại giấy tờ theo thứ tự: giấy phép lái xe hoặc giấy phép lưu hành phương tiện hoặc giấy tờ cần thiết khác có liên quan đến tang vật, phương tiện cho đến khi cá nhân, tổ chức đó chấp hành xong quyết định xử phạt. Nếu cá nhân, tổ chức vi phạm không có giấy tờ nói trên, thì người có thẩm quyền xử phạt có thể tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, trừ trường hợp quy định tại khoản 10 Điều này.

Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề là 7 ngày, kể từ ngày tạm giữ. Thời hạn tạm giữ có thể được kéo dài đối với những vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp, cần tiến hành xác minh nhưng tối đa không quá 30 ngày, kể từ ngày tạm giữ tang vật, giấy phép, chứng chỉ hành nghề.

Cách xử lý khi quá hạn lấy giấy tờ xe đang bị tạm giữ thế nào?

Hiện nay có một số người khi vi phạm an toàn giao thông bị tạm giữ giấy tờ xe. Và vì một số lí do nào đó mà họ quên đi lấy giấy tờ xe theo hạn quy định. Chính vì vậy mà nhiều người lo lắng không biết có thể đi lấy giấy tờ được không và có bị làm khó dễ gì không. Cách xử lý khi quá hạn lấy giấy tờ xe đang bị tạm giữ hiện nay như sau:

Căn cứ điều 78 trong Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 về Thủ tục nộp tiền phạt:

“1. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt, cá nhân, tổ chức bị xử phạt phải nộp tiền phạt tại Kho bạc Nhà nước hoặc nộp vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước được ghi trong quyết định xử phạt, trừ trường hợp đã nộp tiền phạt quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này. Nếu quá thời hạn nêu trên, thì sẽ bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt và cứ mỗi ngày chậm nộp phạt thì cá nhân, tổ chức vi phạm phải nộp thêm 0,05% trên tổng số tiền phạt chưa nộp.

2. Tại vùng sâu, vùng xa, biên giới, miền núi mà việc đi lại gặp khó khăn thì cá nhân, tổ chức bị xử phạt có thể nộp tiền phạt cho người có thẩm quyền xử phạt. Người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm thu tiền phạt tại chỗ và nộp tại Kho bạc Nhà nước hoặc nộp vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước trong thời hạn không quá 07 ngày, kể từ ngày thu tiền phạt. Trường hợp xử phạt trên biển hoặc ngoài giờ hành chính, người có thẩm quyền xử phạt được thu tiền phạt trực tiếp và phải nộp tại Kho bạc Nhà nước hoặc nộp vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày vào đến bờ hoặc ngày thu tiền phạt…”

Như vậy theo quy định tại Điều 12 Thông tư 11/2013/TT-BCA thì quá thời hạn hẹn đến giải quyết ghi trong biên bản vi phạm hành chính và đã bị tạm giữ giấy phép lái xe mà người vi phạm chưa đến trụ sở của người có thẩm quyền xử phạt để giải quyết vụ việc vi phạm mà vẫn tiếp tục điều khiển phương tiện tham gia giao thông thì sẽ bị xử phạt như hành vi không có giấy tờ, nếu tiếp tục vi phạm hành vi mới thì phải lập biên bản vi phạm hành chính về hành vi không có giấy tờ và hành vi vi phạm mới, tiến hành tạm giữ một trong các loại giấy tờ còn lại hoặc tạm giữ phương tiện.

 Cách xử lý khi quá hạn lấy giấy tờ xe đang bị tạm giữ thế nào?

Bị CSGT tạm giữ giấy phép lái xe có được lái xe không?

Vì một số lí do mà người tham gia giao thông bị xử phạt tiền khi vi phạm giao thông, đồng thời bị giữ giấy phép lái xe. Một số người cảm thấy bất an khi lái xe mà không có bằng lái. Cũng có người thắc mắc không biết lái xe mà không có giấu phép thì có bị gì không. Chúng tôi tư vấn về vấn đề lái xe khi bị CSGT tạm giữ giấy phép lái xe như sau:

Căn cứ quy định tại Khoản 2 Điều 82 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (được sửa đổi bởi Điểm b Khoản 32 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP) thì khi bị tạm giữ giấy giấy phép lái xe, nếu quá thời hạn hẹn đến giải quyết vụ việc vi phạm ghi trong biên bản vi phạm hành chính, người vi phạm chưa đến trụ sở của người có thẩm quyền xử phạt để giải quyết vụ việc vi phạm mà vẫn tiếp tục điều khiển phương tiện hoặc đưa phương tiện ra tham gia giao thông, sẽ bị áp dụng xử phạt như hành vi không có giấy tờ.

Như vậy, trong khoảng thời gian bị tạm giữ giấy phép lái xe thì vẫn được phép lái xe. Chỉ trong trường hợp nếu quá thời hạn hẹn đến giải quyết vụ việc vi phạm ghi trong biên bản vi phạm hành chính, người vi phạm chưa đến trụ sở của người có thẩm quyền xử phạt để giải quyết vụ việc vi phạm mà vẫn tiếp tục lái xe thì mới bị xử phạt như hành vi không có giấy tờ.

Theo đó, mức phạt lỗi không có giấy phép lái xe khi tham gia giao thông được quy định tại Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 11 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP) cụ thể như sau:

– Phạt tiền từ 1 triệu đồng đến 2 triệu đồng đối với người điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xi lanh dưới 175 cm3 và các loại xe tương tự xe mô tô.

– Phạt tiền từ 4 triệu đồng đến 5 triệu đồng đối với người điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xi lanh từ 175 cm3 trở lên, xe mô tô ba bánh.

– Phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 12 triệu đồng đối với người điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô.

Thông tin liên hệ

Vấn đề “Cách xử lý khi quá hạn lấy giấy tờ xe đang bị tạm giữ thế nào?” đã được Luật sư CSGT giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư CSGT chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc và đáp ứng nhu cầu của quý khách hàng liên quan tới dịch vụ soạn thảo mẫu hợp đồng cho thuê nhà đất… Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Câu hỏi thường gặp:

Người có thẩm quyền được tạm giữ Giấy phép lái xe trong thời hạn bao lâu?

Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề không quá 07 ngày làm việc, kể từ ngày tạm giữ; trường hợp vụ việc phải chuyển hồ sơ đến người có thẩm quyền xử phạt thì thời hạn tạm giữ không quá 10 ngày làm việc, kể từ ngày tạm giữ.

Hết thời hạn tạm giữ Giấy phép lái xe thì xử lý như thế nào?

Việc xử lý giấy phép hết thời hạn tạm giữ được thực hiện theo quy định nêu trên. Người ra quyết định tạm giữ giấy phép lái xe có trách nhiệm tiếp tục quản lý, bảo quản giấy phép khi đã quá thời hạn tạm giữ mà người vi phạm chủ sở hữu, người quản lý hoặc người sử dụng hợp pháp không đến nhận.

Người có thẩm quyền được tạm giữ Giấy phép lái xe ít nhất bao nhiêu ngày?

hời hạn tạm giữ giấy phép lái xe không quá 07 ngày làm việc, kể từ ngày tạm giữ; trường hợp vụ việc phải chuyển hồ sơ đến người có thẩm quyền xử phạt thì thời hạn tạm giữ không quá 10 ngày làm việc, kể từ ngày tạm giữ. Thời hạn tạm giữ giấy phép lái xe được tính từ thời điểm giấy phép bị tạm giữ thực tế.

5/5 - (1 bình chọn)

You may also like