Cảnh sát giao thông có được thu tiền phạt không?

by Thúy Duy
Cảnh sát giao thông có được thu tiền phạt

Hiện nay, để đảm bảo giao thông trật tự và ngăn chặn những hành vi vi phạm pháp luật giao thông thì cảnh sát giao thông có vai trò rất quan trọng, khi phát hiện vi phạm cảnh sát giao thông sẽ tiến hành lập biên bản là xử phạt người vi phạm tại chỗ . Vậy hiện nay cảnh sát giao thông có đủ thu tiền phạt hay không? Để giải đáp thắc mắc trên mời bạn kham khảo bài viết sau đây CSGT nhé.

Căn cứ pháp lý

Cảnh sát giao thông có được thu tiền phạt?

Giao thông đường bộ có vai trò rất quan trọng trong việc lưu thông của người dân. Tuy nhiên hiện nay các vụ vi phạm giao thông ngày càng tăng, cũng chính vì thế cảnh sát giao thông có nhiệm vụ tuần tra, giám sát và ngăn chặn, xử phạt các trường hợp vi phạm, cụ thể:

Điều 87 Luật giao thông đường bộ 2008 quy định:

“Cảnh sát giao thông đường bộ thực hiện việc tuần tra, kiểm soát để kiểm soát người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ; xử lý vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ đối với người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ và chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình; phối hợp với cơ quan quản lý đường bộ phát hiện, ngăn chặn hành vi vi phạm quy định bảo vệ công trình đường bộ và hành lang an toàn đường bộ”.

Thông tư 45/2012/TT-BCA ngày 27/7/2012 quy định: cán bộ, chiến sĩ cảnh sát giao thông phải đeo biển hiệu khi làm nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát trong lĩnh vực giao thông đường bộ và có giá trị thay thế số hiệu công an nhân dân.

Điều 14 Thông tư 65/2012/TT-BCA quy định các trường hợp được dừng phương tiện:

a) Trực tiếp phát hiện hoặc thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phát hiện, ghi nhận được các hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ;

…………..

đ) Tin báo của cơ quan, tổ chức, cá nhân về hành vi vi phạm pháp luật của người và phương tiện tham gia giao thông.

Với các quy định tại 87 Luật giao thông đường bộ 2008, Thông tư 45/2012/TT-BCA ngày 27/7/2012 , Điều 14 Thông tư 65/2012/TT-BCA cho thấy, khi Cảnh sát giao thông phát hiện có hành vi vi phạm về giao thông đường bộ thì Cảnh sát giao thông được quyền yêu cầu người tham gia giao thông dừng phương tiện để kiểm tra. Tuy nhiên, khi cho dừng phương tiện, Các chiến sĩ Cảnh sát giao thông phải xuất trình biển hiệu khi làm nhiệm vụ. Biển hiệu này hình chữ nhật, có màu xanh da trời, có hình công an hiệu in chìm và phần ghi các thông tin cá nhân, chữ màu đen.

Như vậy, lực lượng CSGT được quyền xử phạt tất cả các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ quy định tại nghị định 171/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông.

Tại Điều 56 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định về xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản như sau:

  1. Xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản được áp dụng trong trường hợp xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 250.000 đồng đối với cá nhân, 500.000 đồng đối với tổ chức và người có thẩm quyền xử phạt phải ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ.
    Trường hợp vi phạm hành chính được phát hiện nhờ sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật, nghiệp vụ thì phải lập biên bản.
  2. Quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ phải ghi rõ ngày, tháng, năm ra quyết định; họ, tên, địa chỉ của cá nhân vi phạm hoặc tên, địa chỉ của tổ chức vi phạm; hành vi vi phạm; địa điểm xảy ra vi phạm; chứng cứ và tình tiết liên quan đến việc giải quyết vi phạm; họ, tên, chức vụ của người ra quyết định xử phạt; điều, khoản của văn bản pháp luật được áp dụng. Trường hợp phạt tiền thì trong quyết định phải ghi rõ mức tiền phạt.

Ngoài nộp phạt tại chỗ còn có các hình thức nộp tiền phạt vi phạm hành chính nào?

Cảnh sát giao thông có được thu tiền phạt

Như đã phân tích ở nội dung trên thì cảnh sát giao thông có quyền thu tiền phạt đối với các trường hợp vi phạm pháp luật giao thông. Hiện nay ngoài việc nộp phạt tiền trực tiếp tại chỗ thì vẫn còn các hình thức nộp phạt khác theo quy định, cụ thể như sau:

Tại khoản 1 Điều 20 Nghị định 118/2021/NĐ-CP quy định về hình thức, thủ tục thu, nộp tiền phạt như sau:

  1. Cá nhân, tổ chức vi phạm thực hiện việc nộp tiền phạt theo một trong các hình thức sau đây:
    a) Nộp tiền mặt trực tiếp tại Kho bạc Nhà nước hoặc tại ngân hàng thương mại nơi Kho bạc nhà nước mở tài khoản được ghi trong quyết định xử phạt;
    b) Chuyển khoản vào tài khoản của Kho bạc nhà nước được ghi trong quyết định xử phạt thông qua Cổng Dịch vụ công Quốc gia hoặc dịch vụ thanh toán điện tử của ngân hàng hoặc tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán;
    c) Nộp phạt trực tiếp cho người có thẩm quyền xử phạt theo quy định tại khoản 1 Điều 56, khoản 2 Điều 78 Luật Xử lý vi phạm hành chính hoặc nộp trực tiếp cho cảng vụ hoặc đại diện cảng vụ hàng không đối với trường hợp người bị xử phạt là hành khách quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam để thực hiện chuyến bay quốc tế xuất phát từ lãnh thổ Việt Nam; thành viên tổ bay làm nhiệm vụ trên chuyến bay quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam; thành viên tổ bay của hãng hàng không nước ngoài thực hiện chuyến bay quốc tế xuất phát từ lãnh thổ Việt Nam;
    d) Nộp tiền phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ vào Kho bạc nhà nước theo quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều này hoặc thông qua dịch vụ bưu chính công ích.
    Như vậy, trường hợp bị xử phạt hành chính, khi nộp tiền phạt ngoài nộp tại chỗ công dân có thể nộp thông qua các hình thức nêu trên.

Thủ tục nộp tiền phạt vi phạm hành chính được quy định như thế nào?

Hiện nay có rất nhiều trường hợp người dân báo cáo lại là có tin nhắn lừa đảo yêu cầu xử phạt nguội do vi phạm pháp luật giao thông đường camera lưu lại. Để tránh cái trường hợp lừa đảo giả mạo lực lượng cảnh sát giao thông để lừa tiền thì bạn nên lưu ý về quy định thủ tục nộp phạt vi phạm hành chính năm 2023.

Tại khoản 2 Điều 20 Nghị định 118/2021/NĐ-CP quy định về hình thức, thủ tục thu, nộp tiền phạt như sau:

  1. Thủ tục nộp tiền phạt:
    a) Trong trường hợp quyết định xử phạt chỉ áp dụng hình thức phạt tiền mà cá nhân bị xử phạt không cư trú, tổ chức bị xử phạt không đóng trụ sở tại nơi xảy ra hành vi vi phạm, thì theo đề nghị của cá nhân, tổ chức bị xử phạt, người có thẩm quyền xử phạt quyết định nộp tiền phạt theo hình thức nộp phạt quy định tại điểm b khoản 1 Điều này và gửi quyết định xử phạt cho cá nhân, tổ chức vi phạm qua bưu điện bằng hình thức bảo đảm trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định xử phạt;
    b) Cá nhân, tổ chức bị xử phạt nộp phạt vào tài khoản Kho bạc nhà nước ghi trong quyết định xử phạt trong thời hạn quy định tại khoản 1 Điều 73 Luật Xử lý vi phạm hành chính;
    c) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày tiền phạt được nộp trực tiếp vào tài khoản của Kho bạc nhà nước hoặc gián tiếp thông qua dịch bưu chính công ích, người tạm giữ các giấy tờ để bảo đảm cho việc xử phạt theo quy định tại khoản 6 Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính phải gửi trả lại cá nhân, tổ chức bị xử phạt các giấy tờ đã tạm giữ qua bưu điện bằng hình thức bảo đảm đối với trường hợp nộp trực tiếp hoặc gửi qua dịch bưu chính công ích đối với trường hợp nộp gián tiếp. Chi phí gửi quyết định xử phạt và chi phí gửi trả lại giấy tờ do cá nhân, tổ chức bị xử phạt chi trả;
    d) Cá nhân, tổ chức bị xử phạt có thể trực tiếp nhận lại giấy tờ đã bị tạm giữ hoặc thông qua người đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo ủy quyền.

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Cảnh sát giao thông có được thu tiền phạt” Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, CSGT với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý như chuyển đất ao sang đất sổ đỏ Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng.

Câu hỏi thường gặp

Nhận được quyết định do vi phạm giao thông thì phải đi nộp phạt khi nào?

Theo thông tin anh cung cấp thì anh bị bắn tốc độ xe máy vượt 18km/h. Căn cứ quy định tại Điểm a Khoản 4 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP thì:
Người điểu khiển xe máy chạy quá tốc độ quy định từ 10 km/h đến 20 km/h sẽ bị phạt tiền từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng.
Như vậy, khi chạy xe máy vượt quá tốc độ 11km/h, mức phạt tiền mà anh bị áp dụng cho lỗi này nằm trong khoảng từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng.
Bên cạnh đó, Khoản 2 Điều 78 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định:
Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt, cá nhân, tổ chức bị xử phạt phải nộp tiền phạt tại Kho bạc Nhà nước hoặc nộp vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước được ghi trong quyết định xử phạt, trừ trường hợp đã nộp tiền phạt quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này. Nếu quá thời hạn nêu trên, thì sẽ bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt và cứ mỗi ngày chậm nộp phạt thì cá nhân, tổ chức vi phạm phải nộp thêm 0,05% trên tổng số tiền phạt chưa nộp.
Căn cứ quy định trên, sau khi nhận được quyết định xử phạt thì thời hạn thi quyết định phạt là 10 ngày. Trừ trường hợp quyết định phạt có ghi thời hạn nhiều hơn 10 ngày thì thực hiện theo thời hạn đó.

Tiền đặt bảo lãnh cho phương tiện vi phạm giao thông có được trả lại không?

Căn cứ Khoản 4 Điều 15 Nghị định 138/2021/NĐ-CP có quy định như sau:
Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận tiền đặt bảo lãnh, người có thẩm quyền tạm giữ phương tiện phải chuyển số tiền đó vào bộ phận tài vụ, kế toán của cơ quan mình để quản lý; trường hợp người có thẩm quyền tạm giữ phương tiện để mất tiền đặt bảo lãnh hoặc sử dụng tiền đặt bảo lãnh thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý và phải bồi hoàn theo quy định của pháp luật. Khi chuyển tiền vào bộ phận tài vụ, kế toán phải được lập thành biên bản; trong biên bản ghi rõ địa điểm lập biên bản, ngày, tháng, năm chuyển tiền đặt bảo lãnh; họ, tên, chức vụ của người chuyển tiền và người nhận tiền đặt bảo lãnh; mức tiền chuyển vào bộ phận tài vụ, kế toán. Biên bản phải có chữ ký của người chuyển tiền và người nhận tiền đặt bảo lãnh. Biên bản được lập thành 02 bản, mỗi bên giữ 01 bản.
Tiền đặt bảo lãnh được trả lại cho tổ chức, cá nhân đặt bảo lãnh sau khi tổ chức, cá nhân vi phạm đã chấp hành xong quyết định xử phạt. Việc trả lại tiền đặt bảo lãnh phải được lập thành biên bản. Trong biên bản phải ghi rõ địa điểm lập biên bản, ngày, tháng, năm trả lại tiền đặt bảo lãnh; họ, tên, chức vụ của người quyết định trả lại tiền đặt bảo lãnh; tên tổ chức, cá nhân nhận lại tiền đặt bảo lãnh, số định danh cá nhân hoặc số chứng minh nhân dân của cá nhân nhận lại tiền bảo lãnh; lý do nhận lại tiền đặt bảo lãnh; số tiền đặt bảo lãnh được nhận lại. Biên bản phải có chữ ký của người có thẩm quyền quyết định cho đặt tiền bảo lãnh và tổ chức, cá nhân nhận lại tiền đặt bảo lãnh. Biên bản được lập thành 02 bản, mỗi bên giữ 01 bản.

Có phải trả phí cho bãi xe trong thời gian xe bị tạm giữ không?

Tại Khoản 7 Điều 126 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định về xử lý tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ theo thủ tục hành chính như sau:
Người có tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ chỉ phải trả chi phí lưu kho, phí bến bãi, phí bảo quản tang vật, phương tiện và các khoản chi phí khác trong thời gian tang vật, phương tiện bị tạm giữ theo quy định tại khoản 8 Điều 125 của Luật này.
Không thu phí lưu kho, phí bến bãi và phí bảo quản trong thời gian tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ nếu chủ tang vật, phương tiện không có lỗi trong việc vi phạm hành chính hoặc áp dụng biện pháp tịch thu đối với tang vật, phương tiện.
Chính phủ quy định chi tiết về mức phí tạm giữ tang vật, phương tiện quy định tại Điều 125 của Luật này.
Theo đó, nếu bạn bị tạm giữ phương tiện vi phạm giao thông, khi lấy phương tiện thì bạn phải trả các chi phí cho bãi xe theo quy định của pháp luật.

5/5 - (1 bình chọn)

You may also like