Cảnh sát giao thông có quyền rút chìa khóa xe của người vi phạm không?

by Ngọc Gấm
Cảnh sát giao thông có quyền rút chìa khóa xe của người vi phạm không?

Chào CSGT , tôi có một thắc mắc là cảnh sát giao thông có quyền rút chìa khóa xe của người vi phạm không? ạ. Mong CSGT giải đáp giúp cho tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn CSGT đã giải đáp cho tôi.

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho phía CSGT. Thông thường, khi phát hiện người điều khiển phương tiện có dấu hiệu vi phạm thì CSGT sẽ tuýt còi, yêu cầu dừng xe và làm việc với người vi phạm khi tham gia giao thông; thẩm chí trong một số trường hợp CSGT còn tự ý rút chìa khoá xe của người vi phạm nếu có thái độ muốn bỏ trốn.

Để có thể giải đáp thắc mắc về vấn đề cảnh sát giao thông có quyền rút chìa khóa xe của người vi phạm không? ; mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của CSGT của chúng tôi.

Cơ sở pháp lý

Cảnh sát giao thông là gì?

CSGT là một lực lượng thuộc Bộ Công An với hoạt động nghiệp vụ được biết đến nhiều nhất là tổ chức và điểu khiển phương tiện giao thông.

 “Là hoạt động nghiệp vụ của lực lượng CSGT được tiến hành trên cơ sở quy định pháp luật và quy trình công tác của ngành Công an để triển khai, bố trí, phân công lực lượng với sự hỗ trợ của hệ thống thông tin, tín – báo hiệu giao thông và các trang thiết bị kỹ thuật khác nhằm bảo đảm giao thông luôn được thông suốt, an toàn; người và phương tiện tham gia giao thông không bị xâm hại; đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của nhà nước, nhu cầu đi lại của nhân dân và yêu cầu nghiệp vụ của ngành Công an”.

Điều 87 Luật giao thông đường bộ năm 2008 thì: 

“Cảnh sát giao thông đường bộ thực hiện việc tuần tra; kiểm soát để kiểm soát người; và phương tiện tham gia giao thông đường bộ; xử lý vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ đối với người; và phương tiện tham gia giao thông đường bộ; và chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình; phối hợp với cơ quan quản lý đường bộ phát hiện; ngăn chặn hành vi vi phạm quy định bảo vệ công trình đường bộ; và hành lang an toàn đường bộ.”

Cảnh sát giao thông có quyền rút chìa khóa xe của người vi phạm không?
Cảnh sát giao thông có quyền rút chìa khóa xe của người vi phạm không?

Quyền hạn của cảnh sát giao thông trong hoạt động tuần tra kiểm soát

– Được dừng các phương tiện tham gia giao thông đường bộ (sau đây viết gọn là phương tiện giao thông) theo quy định của Luật Giao thông đường bộ; Thông tư 65 và quy định khác của pháp luật có liên quan. Kiểm soát người; và phương tiện tham gia giao thông đường bộ; giấy tờ của người điều khiển phương tiện giao thôn;, giấy tờ của phương tiện giao thông và giấy tờ tùy thân của người trên phương tiện giao thông đang kiểm soát theo quy định của pháp luật; kiểm soát việc thực hiện các quy định về hoạt động vận tải đường bộ theo quy định của pháp luật.

– Được áp dụng các biện pháp ngăn chặn; và xử lý các hành vi vi phạm về giao thông đường bộ; trật tự xã hội và các hành vi vi phạm khác theo quy định của pháp luật.

– Được yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân phối hợp, hỗ trợ giải quyết tai nạn; ùn tắc, cản trở giao thông hoặc trường hợp khác gây mất trật tự, an toàn giao thông đường bộ. Trong trường hợp cấp bách để bảo vệ an ninh quốc gia; bảo đảm trật tự, an toàn xã hội; hoặc để ngăn chặn hậu quả thiệt hại cho xã hội đang xảy ra; hoặc có nguy cơ xảy ra. Cảnh sát giao thông đang thực hiện nhiệm vụ tuần tra; kiểm soát được huy động phương tiện giao thông; phương tiện thông tin liên lạc, phương tiện khác của cơ quan; tổ chức, cá nhân và người đang điều khiển; sử dụng phương tiện đó. Việc huy động được thực hiện dưới hình thức yêu cầu trực tiếp hoặc bằng văn bản.

– Được trang bị, lắp đặt, sử dụng phương tiện giao thông; phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, vũ khí; công cụ hỗ trợ theo quy định của pháp luật; và của Bộ Công an.

– Được tạm thời đình chỉ đi lại ở một số đoạn đường nhất định; phân lại luồng, phân lại tuyến; và nơi tạm dừng, đỗ phương tiện giao thông khi có tình huống ách tắc giao thông; tai nạn giao thông; hoặc khi có yêu cầu cần thiết khác về bảo đảm an ninh, trật tự; an toàn xã hội.

– Thực hiện các quyền hạn khác của lực lượng Công an nhân dân theo quy định của pháp luật.

CSGT được trang bị gì khi xử lý vi phạm giao thông?

Trong công tác tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm giao thông, CSGT được trang bị những phương tiện, vũ khí, công cụ hỗ trợ sau:

 Vũ khí, công cụ hỗ trợ, gồm:

– Các loại súng: súng ngắn, súng trường, súng tiểu liên, súng bắn đạn cao su, súng bắn đạn hơi cay, súng bắn đạn đánh dấu sơn;

– Bình xịt hơi cay;

– Dùi cui điện;

– Áo giáp;

– Khóa số 8.

Phương tiện thông tin liên lạc, gồm:

– Bộ đàm;

– Điện thoại;

– Máy fax;

– Máy tính lưu trữ, truyền nhận dữ liệu;

– Máy in.

Các phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ

Gậy chỉ huy giao thông, còi, loa, rào chắn, cọc tiêu hình chóp nón, biển báo hiệu, dây căng, đèn chiếu sáng, valy khám nghiệm hiện trường đường bộ.

Các phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, vũ khí, công cụ hỗ trợ khác được trang bị theo quy định của pháp luật và Bộ Công an.

Cảnh sát giao thông có quyền rút chìa khóa xe của người vi phạm không?

Theo quy định tại Điều 119 Luật Xử lý vi phạm hành chính thì:

Trong trường hợp cần ngăn chặn kịp thời vi phạm hành chính hoặc để bảo đảm việc xử lý vi phạm hành chính, người có thẩm quyền có thể áp dụng các biện pháp sau đây theo thủ tục hành chính:

– Tạm giữ người;

– Áp giải người vi phạm;

– Tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề;

– Khám người;.

– Khám phương tiện vận tải, đồ vật;

– Khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;

– Quản lý người nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam trong thời gian làm thủ tục trục xuất;

– Giao cho gia đình, tổ chức quản lý người bị đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính trong thời gian làm thủ tục áp dụng biện pháp xử lý hành chính;

– Truy tìm đối tượng phải chấp hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc trong trường hợp bỏ trốn.

Từ đó ta đối chiếu theo vào quy định tại Điều 8 Thông tư 65/2020/TT-BCA quy định về quyền hạn của Cảnh sát giao thông trong tuần tra; kiểm soát; ta thấy được rằng không có bất cứ quy định nào CSGT được phép rút chìa khoá của người vi phạm cả.

Cho nên về câu hỏi cảnh sát giao thông có quyền rút chìa khóa xe của người vi phạm không? Câu trả lời là không được phép.

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của CSGT về vấn đề “Cảnh sát giao thông có quyền rút chìa khóa xe của người vi phạm không?”. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể tận dụng những kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến tạm dừng công ty; mẫu đơn xin giải thể công ty; Đăng ký hộ kinh doanh của CSGT.

Hãy liên hệ hotline: 0833102102.

Câu hỏi thường gặp

Khi nào cảnh sát giao thông được dừng phương tiện để kiểm tra?

Khoản 1 Điều 16 Thông tư 65/2020/TT-BCA quy định nhiệm vụ, quyền hạn, hình thức, nội dung và quy trình tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm hành chính về giao thông đường bộ của cảnh sát giao thông quy định về việc dừng phương tiện giao thông để kiểm soát quy định:
– Cảnh sát giao thông thực hiện nhiệm vụ tuần tra; kiểm soát theo kế hoạch được dừng phương tiện giao thông để kiểm soát trong các trường hợp sau:
a) Trực tiếp phát hiện hoặc thông qua phương tiện; thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phát hiện; ghi thu được các hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ; và các hành vi vi phạm pháp luật khác;
b) Thực hiện mệnh lệnh, kế hoạch tổng kiểm soát phương tiện giao thông đường bộ; kế hoạch tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm theo chuyên đề đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
c) Có văn bản đề nghị của thủ trưởng; phó thủ trưởng cơ quan điều tra; văn bản đề nghị của cơ quan chức năng liên quan về dừng phương tiện giao thông để kiểm soát phục vụ công tác bảo đảm an ninh; trật tự, đấu tranh phòng chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác. Văn bản đề nghị phải ghi cụ thể thời gian; tuyến đường, phương tiện giao thông dừng để kiểm soát; xử lý, lực lượng tham gia phối hợp;
d) Tin báo, phản ánh, kiến nghị; tố cáo của tổ chức, cá nhân về hành vi vi phạm pháp luật của người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ.
Như vậy, việc dừng phương tiện giao thông để kiểm soát của cảnh sát giao thông được thực hiện theo quy định pháp luật trích dẫn trên.

Có được quay phim, chụp hình cảnh sát giao thông đang làm nhiệm vụ?

người dân có thể tận dụng nhiều phương án khác nhau, bao gồm sử dụng thiết bị ghi âm, ghi hình hoặc quan sát trực tiếp để giám sát CSGT làm nhiệm vụ. Tuy nhiên, việc chụp ảnh, quay phim phải đáp ứng các điều kiện quy định tại Khoản 5 Điều 11 Thông tư 67/2019:
a) Không làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của cán bộ, chiến sỹ khi đang thực thi nhiệm vụ;
b) Ngoài khu vực bảo đảm trật tự, an toàn giao thông (đối với nơi có triển khai khu vực bảo đảm trật tự, an toàn giao thông);
c) Tuân thủ các quy định pháp luật khác có liên quan.
Điều 4 của Thông tư này giải thích cụ thể về lĩnh vực bảo đảm trật tự, an toàn giao thông; được phân định bằng cột buồm; hoặc dây căng để cán bộ, chiến sĩ làm nhiệm vụ bảo đảm trật tự, an toàn. Điện áp Đường dây là cáp có nền màu đỏ; và dấu “ĐẢM BẢO VÙNG ĐƠN HÀNG VÀ AN TOÀN GIAO THÔNG” được in màu vàng.
Như vậy, người dân có quyền quay phim, chụp ảnh cảnh sát giao thông; nhưng không được cản trở việc thực hiện nhiệm vụ trong khu vực cho phép; và phải tuân theo quy định của pháp luật.

Cảnh sát giao thông có bắt buộc phải chào người vi phạm theo quy định?

Theo Khoản 2 Điều 18 Thông tư 65/2020/TT-BCA quy định khi phương tiện giao thông cần kiểm soát đã dừng đúng vị trí theo hướng dẫn, Cảnh sát giao thông được phân công làm nhiệm vụ kiểm soát đứng ở vị trí phù hợp, an toàn, thực hiện như sau:
Thực hiện động tác chào theo Điều lệnh Công an nhân dân hoặc chào bằng lời nói: “Chào ông, bà, anh, chị…” (trừ trường hợp biết trước người đó thực hiện hành vi có dấu hiệu của tội phạm, phạm tội quả tang, đang có lệnh truy nã), sau đó nói lời: “Yêu cầu ông, bà, anh, chị… cho chúng tôi kiểm soát các giấy tờ có liên quan và kiểm soát phương tiện giao thông”.
Như vậy, theo quy định thì cảnh sát giao thông phải thực hiện động tác chào hoặc chào bằng lời nói theo điều lệ. Tuy nhiên, nếu thuộc 03 trường hợp sau thì không phải chào gồm:
+ Biết trước người đó có thực hiện hành vi có dấu hiệu của tội phạm;
+ Phạm tội quả tang;
+ Đang có lệnh truy nã.

5/5 - (1 bình chọn)

You may also like

Leave a Comment