Chở thú cưng bằng xe máy có vi phạm luật giao thông không?

by SEO Tài
Cho thú cưng bằng xe máy

Nuôi thú cưng vẫn luôn là xu hướng của mọi người và mọi nhà, hiện nay không khó bắt gặp việc một ai đó dẫn thí cưng của mình đi chơi, hay đi dạo. Không chỉ hạn chế ở việc đi bộ mà cả việc chở thú cưng bằng những phương tiện giao thông cũng không hiếm gặp. Tuy nhiên các bạn đã bao giờ đặt câu hỏi là vậy pháp luật có quy định về vấn đề chở thú cưng, đặc biệt là bằng xe máy hay không? Nếu có vi phạm vậy sẽ bị xử phạt như thế nào?

Trong bài viết sau, CSGT sẽ cung cấp những thông tin liên quan đến vấn đề này.

Căn cứ pháp lý

Luật giao thông đường bộ

Luật xử lý vi phạm hành chính

Nghị định 100/2019/NĐ-CP

Thú cưng, vật cưng là gì ?

Thú cưng hay những loài động vật được nuôi trong nhà để làm cảnh, ôm ấp, nâng niu chăm sóc của con người (chó, mèo…). Nuôi vật cưng là một cách để con người giải tỏa về cảm xúc, mang lại niềm vui. Do đó, con người thường muốn dắt thú cưng đi dạo để tạo ra sự thân thiết. Tuy nhiên việc dắt thú cưng chạy theo xe hay để thú cưng ngồi trên xe khi đang điều khiển xe rất dễ gây ra tai nạn khi tham gia giao thông, do thú cưng thường khá năng động và khó kiểm soát.

Chở thú cưng bằng xe máy có vi phạm luật giao thông không?

Để đảm bảo an toàn giao thông đường bộ, Nghị định 100/2019/NĐ-CP được áp dụng từ ngày 1/1/2020 đã quy định rất rõ về việc xử phạt người tham gia giao thông có hành vi chở/dắt vật nuôi bằng xe gắn máy lưu thông trên đường phố.

Như vậy, kể từ ngày 1/1/2020, các hành vi chở/dắt vật nuôi/súc vật của người điều khiển phương tiện khi tham gia giao thông đường bộ bằng xe gắn máy (2 bánh) sẽ bị xử phạt theo đúng Nghị định 100/2019/NĐ-CP, được chính phủ ban hành về xử phạt hành chính trong lãnh vực giao thông đường bộ và đường sắt ngày 30/12/2019.

Chở thú cưng bằng xe máy
Chở thú cưng bằng xe máy

Chở thú cưng bằng xe máy bị xử phạt như thế nào?

Theo Khoảng 2, Điều 10, Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định, mức phạt tiền từ 100.000 đồng tới 200.000 đồng sẽ áp dụng với một trong các lỗi vi phạm:

a. Không chấp hành hiệu lệnh và hướng dẫn của người điều khiển giao thông/người kiểm soát giao thông.

b. Dắt/chở vật nuôi/súc vật khi đang điều khiển hoặc ngồi trên phương tiện giao thông đường bộ.

c. Chở theo hàng hoá vượt quá giới hạn quy định.

Hành vi chở/dắt vật nuôi/súc vật bằng xe gắn máy (2 bánh) của người điều khiển phương tiện tham gia giao thông sẽ bị xử phạt 200.000 đồng bao gồm hai hành vi chở vật nuôi/súc vật đi trên đường bằng xe gắn máy và dắt vật nuôi/súc vật chạy theo xe gắn máy của người điều khiển phương tiện

Bên cạnh đó, tại Khoản 1, Điều 10 của Nghị định 100/2019/NĐ/-CP, đối với những trường hợp người điều khiển phương tiện dẫn/dắt vật nuôi/súc vật vi phạm quy tắc giao thông đường bộ sẽ bị phạt tiền từ 60.000 đồng tới 100.000 đồng với những hành vi sau:

a. Không nhường đường theo quy định, không báo hiệu bằng tay khi chuyển hướng.

b. Không chấp hành hiệu lệnh/chỉ dẫn của đèn tín hiệu giao thông, biển báo giao thông, vạch kẻ đường, trừ hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này.

c. Không đủ dụng cụ đựng chất thải của vật nuôi/súc vật hoặc không dọn sạch chất thải của súc vật thải ra đường, hè phố.

d. Người điều khiển phương tiện dẫn/dắt vật nuôi/súc vật đi không đúng phần đường quy định, đi vào đường cấm, khu vực cấm, đi vào phần đường của xe cơ giới.

đ. Người điều khiển phương tiện dẫn/dắt vật nuôi/súc vật để vật nuôi/súc vật đi trên đường bộ không bảo đảm an toàn cho người và phương tiện đang tham gia giao thông.

e. Đi dàn hàng ngang từ 02 xe trở lên;

g. Người điều khiển phương tiện dẫn/dắt vật nuôi/súc vật để vật nuôi/súc vật kéo xe mà không có người điều khiển.

h. Điều khiển xe không có báo hiệu theo quy định.

Ngoài ra, theo quy định tại Khoản 3, Điều 10 của Nghị định 100/2019/NĐ-CP, đối với những trường hợp người điều khiển phương tiện dẫn/dắt vật nuôi/súc vật đi vào đường cao tốc sẽ bị xử phạt với số tiền từ 400.000 đồng tới 600.000 đồng.

Các hình thức nộp phạt

Căn cứ quy định tại Khoản 1 Điều 10 Nghị định 81/2013/NĐ-CP và Khoản 16 Điều 1 Nghị định 97/2017/NĐ-CP thì cá nhân, tổ chức vi phạm giao thông thực hiện việc nộp tiền phạt theo một trong các hình thức sau:

  • Nộp trực tiếp tại Kho bạc nhà nước hoặc ngân hàng thương mại nơi Kho bạc nhà nước ủy nhiệm thu tiền phạt được ghi trong quyết định xử phạt.
  • Nộp trực tiếp hoặc chuyển khoản vào tài khoản của Kho bạc nhà nước được ghi trong quyết định xử phạt.
  • Nộp trực tiếp cho người có thẩm quyền xử phạt nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây: Trường hợp xử phạt hành chính không lập biên bản (áp dụng trong trường hợp xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 250.000 đồng đối với cá nhân, 500.000 đồng đối với tổ chức và người có thẩm quyền xử phạt phải ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ). Tại vùng sâu, vùng xa, biên giới, miền núi mà việc đi lại gặp khó khăn thì cá nhân, tổ chức bị xử phạt có thể nộp tiền phạt cho người có thẩm quyền xử phạt.
  • Nộp vào Kho bạc nhà nước thông qua dịch vụ bưu chính công ích (Ví dụ như Bưu điện).
  • Nộp phạt vi phạm giao thông trực tuyến trên Cổng dịch vụ công quốc gia.

Mời bạn xem thêm bài viết

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Chở thú cưng bằng xe máy có vi phạm luật giao thông không?” Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý như gia hạn thời gian sử dụng đất…. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102

Câu hỏi thường gặp

Không đội mũ bảo hiểm bị phạt tiền bao nhiêu?

Theo Điểm i Khoản 2 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP như sau:
Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm:
“Không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách khi điều khiển xe tham gia giao thông trên đường bộ;

Thú cưng gây ra tai nạn có phải bồi thường không?

Điều 603 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:
“1. Chủ sở hữu súc vật phải bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra cho người khác. Người chiếm hữu, sử dụng súc vật phải bồi thường thiệt hại trong thời gian chiếm hữu, sử dụng súc vật, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Trường hợp người thứ ba hoàn toàn có lỗi làm cho súc vật gây thiệt hại cho người khác thì người thứ ba phải bồi thường thiệt hại; nếu người thứ ba và chủ sở hữu cùng có lỗi thì phải liên đới bồi thường thiệt hại…”
Theo đó, khi thú cưng gây tai nạn cho người đi đường; người chủ phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại; trong đó có thiệt hại về tài sản và thiệt hại về sức khỏe; tính mạng.
Căn cứ Điều 589; Điều 590 và Điều 591 BLDS 2015, chủ của thú cưng gây tai nạn phải bồi thường cho người bị thiệt hại những chi phí sau: chi phí sửa chữa phương tiện hư hỏng; chi phí cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khoẻ; thu nhập bị mất của người bị thiệt hại; bồi thường chi phí mai táng và thay người bị thiệt hại thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng nếu người này chết,….

5/5 - (1 bình chọn)

You may also like

Leave a Comment