Lỗi quên mang giấy phép lái xe ô tô bị xử lý như thế nào?

by SEO Tài
Lỗi quên mang giấy phép lái xe ô tô

Những người thường xuyên điều khiển phương tiện khi tham gia giao thông hẳn là không còn xa lạ với những giấy tờ xe cần thiết. Đặc biệt là ô tô, phương tiện nhận được sự chú ý hơn cả từ những đồng chí công an giao thông. Vậy nên, chủ sở hữu xe ô tô cần phải nắm rõ được những vấn đề cơ bản khi tham gia giao thông, đặc biệt là giấy tờ cần phải mang tránh những trường hợp bị kiểm tra bất ngờ. Vậy pháp luật có bắt buộc phải mang giấy phép lái xe không? Pháp luật Việt Nam quy định lỗi quyên mang giấy phép lái xe ô tô bị xử lý như thế nào?

Bài viết sau sẽ cung cấp những thông tin liên quan đến vấn đề. CSGT hi vọng sẽ mang lại những kiến thức bổ ích cho các bạn.

Căn cứ pháp lý

Luật giao thông đường bộ 2008

Nghị định 100/2019/NĐ-CP

Giấy phép lái xe là gì?

Giấy phép lái xe là một loại giấy phép bắt buộc, cho phép người dân sử dụng các phương tiện tương ứng khi tham gia giao thông trên đường. Đây là loại giấy phép được cấp bởi Bộ giao thông vận tải thông qua quá trình học tập và thi sát hạch.

Có rất nhiều loại giấy phép dành cho xe máy hay xe ô tô trên thị trường hiện nay như A1, giấy phép lái xe A2, B1, B2, C, D, E, F,…

Giấy phép lái xe ô tô là gì?

Giấy phép lái xe ô tô hay còn được gọi là giấy cho phép lái xe ô tô theo quy định của Bộ luật giao thông vận tải. Việc có được giấy phép này bạn phải thông qua quá trình học tập cũng như là thi sát hạch để được cấp bằng.

Hiện nay, việc có giấy phép lái xe ô tô còn tùy thuộc vào từng loại xe mà bạn điều khiển khi tham gia giao thông từ đó Bộ giao thông vận tải sẽ cấp bằng tương ứng với phương tiện đó.

Các loại giấy phép lái xe ô tô thông dụng và sử dụng nhiều nhất ở thời điểm hiện tại là các bằng như B1, B2, C, D, E, F.

Bằng lái xe hiện nay có bao nhiệu loại?

Điều 59 Luật Giao thông đường bộ 2008 có quy định về phân hạng giấy phép lái xe như sau:

Điều 59. Giấy phép lái xe
Căn cứ vào kiểu loại, công suất động cơ, tải trọng và công dụng của xe cơ giới, giấy phép lái xe được phân thành giấy phép lái xe không thời hạn và giấy phép lái xe có thời hạn.
Giấy phép lái xe không thời hạn bao gồm các hạng sau đây:
a) Hạng A1 cấp cho người lái xe mô tô hai bánh có dung tích xi-lanh từ 50 cm3 đến dưới 175 cm3;
b) Hạng A2 cấp cho người lái xe mô tô hai bánh có dung tích xi-lanh từ 175 cm3 trở lên và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1;
c) Hạng A3 cấp cho người lái xe mô tô ba bánh, các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1 và các xe tương tự.
Người khuyết tật điều khiểnxe mô tô ba bánh dùng cho người khuyết tật được cấp giấy phép lái xe hạng A1.
Giấy phép lái xe có thời hạn gồm các hạng sau đây:
a) Hạng A4 cấp cho người lái máy kéo có trọng tải đến 1.000 kg;
b) Hạng B1 cấp cho người không hành nghề lái xe điều khiển xe ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi; xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3.500 kg;
c) Hạng B2 cấp cho người hành nghề lái xe điều khiển xe ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi; xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3.500 kg;
d) Hạng C cấp cho người lái xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải từ 3.500 kg trở lên và các loại xe quy định cho các giấy phép lái xe hạng B1, B2;
đ) Hạng D cấp cho người lái xe ô tô chở người từ 10 đến 30 chỗ ngồi và các loại xe quy định cho các giấy phép lái xe hạng B1, B2, C;
e) Hạng E cấp cho người lái xe ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi và các loại xe quy định cho các giấy phép lái xe hạng B1, B2, C, D;
g) Giấy phép lái xe hạng FB2, FD, FE cấp cho người lái xe đã có giấy phép lái xe hạng B2, D, E để lái các loại xe quy định cho các giấy phép lái xe hạng này khi kéo rơ moóchoặc xe ô tô chở khách nối toa; hạng FC cấp cho người lái xe đã có giấy phép lái xe hạng C để lái các loại xe quy định cho hạng C khi kéo rơ moóc, đầu kéo kéo sơ mi rơ moóc.

Giấy phép lái xe có giá trị sử dụng trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam và lãnh thổ của nước hoặc vùng lãnh thổ mà Việt Nam ký cam kết công nhận giấy phép lái xe của nhau.

Lỗi quên mang giấy phép lái xe ô tô

Điều 58 Luật giao thông đường bộ 2008 nêu rõ, người điều khiển phương tiện tham gia giao thông cần mang theo các loại giấy tờ sau: Giấy đăng ký xe; Giấy phép lái xe phù hợp với loại xe điều khiển; Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự; Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe ô tô (Giấy đăng kiểm).

Những giấy tờ trên đều phải là bản chính, trừ trường hợp được quy định tại khoản 13, Điều 80 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, khi các đơn vị tín dụng giữ giấy đăng ký phương tiện để đảm bảo chủ xe thực hiện nghĩa vụ trả tiền, người điều khiển phương tiện được sử dụng bản sao chứng thực Giấy đăng ký xe và cần kèm theo bản gốc biên nhận (còn hiệu lực) từ tổ chức tín dụng.

Lỗi quên mang giấy phép lái xe ô tô
Lỗi quên mang giấy phép lái xe ô tô

Mức phạt đối với lỗi quên mang giấy phép lái xe ô tô

  • Trường hợp không có Giấy đăng ký xe theo quy định hoặc sử dụng Giấy đăng ký xe đã hết hạn sử dụng phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng khi điều khiển xe ô tô.

Theo khoản 4 Điều 16 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi bởi khoản 9 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP).

  • Trường hợp không mang theo giấy phép lái xe, phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng khi điều khiển xe ô tô.

Theo điểm b khoản 3 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP).

  • Ngoài ra, áp dụng xử phạt bổ sung đối với các hành vi sau:
  • Thực hiện hành vi quy định tại điểm a, điểm b khoản 3; khoản 4; khoản 5; điểm c khoản 6; điểm a khoản 7 Điều 16 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi bởi khoản 9 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP) bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng.
  • Thực hiện hành vi quy định tại điểm a khoản 4, điểm b khoản 6 Điều 16 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi bởi khoản 9 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP) trong trường hợp không có Giấy đăng ký xe hoặc sử dụng Giấy đăng ký xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp, không đúng số khung, số máy của xe hoặc bị tẩy xóa (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc) mà không chứng minh được nguồn gốc xuất xứ của phương tiện (không có giấy tờ, chứng từ chuyển quyền sở hữu xe hoặc giấy tờ, chứng từ nguồn gốc xe hợp pháp) thì bị tịch thu phương tiện.

Theo điểm đ khoản 6 Điều 16 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi bởi Khoản 9 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP).

Chứng minh với CSGT là mình quên không mang giấy phép lái xe?

Theo như quy định trên trong trường hợp quên không mang giấy phép lái xe bạn sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng. Tuy nhiên trên thực tế thì có rất nhiều trường hợp người vi phạm xin về nhà lấy giấy phép lái xe hoặc nhờ người thân mang tới. Dù vậy thì bạn vẫn phải chịu xử phạt về hành vi quên mang giấy phép lái xe.

Có thể thấy, mức phạt đối với hành vi “không có” cao hơn gấp nhiều lần hành vi “quên mang” Giấy phép lái xe. Đôi khi việc chứng minh lỗi “quên” và “không có” lại gây nhiều khó khăn. Nghị định 100/2019/NĐ-CP cũng tạo điều kiện thuận lợi cho người quên Giấy phép lái xe dễ dàng chứng minh lỗi của mình.

Theo khoản 3 Điều 82 Nghị định 100/2019/NĐ-CP. Đối với trường hợp người điều khiển phương tiện không xuất trình được bằng lái sẽ tiến hành lập biên bản đối với người điều khiển phương tiện về hành vi không có Giấy phép lái xe (và hành vi vi phạm khác), sau đó tạm giữ phương tiện theo quy định.

Trong thời hạn hẹn đến giải quyết vụ việc vi phạm. Nếu người vi phạm xuất trình được bằng lái thì người có thẩm quyền ra quyết định xử phạt về hành vi không mang theo Giấy phép lái xe.

Nếu quá thời hạn hẹn mà người vi phạm mới xuất trình được; hoặc không xuất trình được Giấy phép thì phải chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi không có Giấy phép lái xe.

Mời bạn xem thêm bài viết

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề “Lỗi quên mang giấy phép lái xe ô tô”  Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc đến dịch vụ pháp lý giá chuyển đất nông nghiệp sang đất thổ cư…. cần được giải đáp, các Luật sư, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả.

Câu hỏi thường gặp

Thời hạn tạm giữ giấy phép lái xe là bao lâu?

Thời hạn tạm giữ giấy phép lái xe là 07 ngày. Có thể kéo dài tối đa không quá 30 ngày. Kể từ ngày tạm giữ đối với vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp, cần tiến hành xác minh.

Hồ sơ đổi giấy phép lái xe bao gồm những gì?

Nếu bạn muốn đổi giấy phép lái xe thì bạn cần chuẩn bị hồ sơ bao gồm:
Đơn đề nghị đổi giấy phép lái xe theo mẫu tại Thông tư 01/2021/TT-BGTVT.
Giấy khám sức khỏe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp, trừ các đối tượng sau: Người có giấy phép lái xe hạng A1, A2, A3; hoặc Người có nhu cầu tách giấy phép lái xe có thời hạn và không thời hạn.
Bản sao giấy phép lái xe, giấy CMND hoặc thẻ CCCD hoặc hộ chiếu còn thời hạn có ghi số giấy CMND hoặc thẻ CCCD (người Việt Nam); hoặc hộ chiếu còn thời hạn sử dụng (người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài).

Thời hạn sử dụng giấy phép lái xe là bao lâu?

– Giấy phép lái xe hạng A1, A2, A3 không có thời hạn.
– Giấy phép lái xe hạng B1 có thời hạn đến khi người lái xe đủ 55 tuổi (nữ) và đủ 60 tuổi (nam); người lái xe trên 45 tuổi (nữ) và trên 50 tuổi (nam) thì Giấy phép lái xe được cấp có thời hạn 10 năm, kể từ ngày cấp.
– Giấy phép lái xe hạng A4, B2 có thời hạn 10 năm, kể từ ngày cấp.
– Giấy phép lái xe hạng C, D, E, FB2, FC, FD, FE có thời hạn 05 năm, kể từ ngày cấp.

5/5 - (1 bình chọn)

You may also like

Leave a Comment