Chưa đủ tuổi lái xe máy điện thì bị xử như thế nào?

by Thúy Duy
Chưa đủ tuổi lái xe máy điện bị xử lý như thế nào?

Chào CSGT, tôi vừa mới mua một chiếc xe máy điện để phục vụ cho đam mê xe cộ của mình. Nhưng đứa cháu mới học cấp 2 của tôi nằng nặc đòi mượn. Việc chưa đủ tuổi lái xe máy điện thì bị xử lý như thế nào? Mong được tư vấn.

Chào bạn, hiện nay xe máy điện xuất hiện phổ biến trên đường phố môtj phần vì tính bảo vệ môi trường, 1 phần vì không cần tốn xăng. Việc tiện dụng như thế dẫn đến nhiều bạn trẻ chưa đủ tuổi để lái xe máy điện nhầm lẫn xe này với xe đạp điện. Vậy chưa đủ tuổi để lái xe máy điện bị xử lý như thế nào? Mời bạn hãy theo dõi bài viết dưới đây, CSGT sẽ giải đáp thắc mắc này cho các bạn!

Căn cứ pháp lý

Thế nào là xe máy điện?

Xe máy điện là phương tiện giao thông đường bộ với hai hoặc ba bánh dùng động cơ chạy bằng năng lượng điện. Khác với xe đạp điện, xe máy điện không dùng bàn đạp để chạy. Điện để chạy động cơ xe thường được lưu trữ trong pin sạc (khác với Tàu điện và một số loại xe buýt điện dùng điện từ các dây dẫn dọc đường), và có thể sử dụng một hoặc nhiều động cơ điện. Cũng như xe máy chạy xăng, xe máy điện cũng có cả loại khung có thể bước qua dễ dàng. Xe máy điện cùng với các loại phương tiện giao thông đường bộ chạy điện khác hiện được coi là một phần của phương án dùng các nhiên liệu thay thế nhằm giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường.

Sự khác biệt giữa xe máy điện và xe đạp điện

Căn cứ khoản 18 và 19 Điều 3 Luật giao thông đường bộ năm 2008:

“18. Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ (sau đây gọi là xe cơ giới) gồm xe ô tô; máy kéo; rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi xe ô tô, máy kéo; xe mô tô hai bánh; xe mô tô ba bánh; xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự.

19. Phương tiện giao thông thô sơ đường bộ (sau đây gọi là xe thô sơ) gồm xe đạp (kể cả xe đạp máy), xe xích lô, xe lăn dùng cho người khuyết tật, xe súc vật kéo và các loại xe tương tự”.

Như vậy, theo quy định trên xe máy điện và xe đạp điện là hai loại xe khác nhau. Trong đó, xe máy điện là một loại xe cơ giới còn xe đạp điện là phương tiện giao thông thô sơ.

Ngoài ra, căn cứ điểm d, đ và e khoản 1 Điều 3 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định như sau:

“d) Xe máy điện là xe gắn máy được dẫn động bằng động cơ điện có công suất lớn nhất không lớn hơn 4 kW, có vận tốc thiết kế lớn nhất không lớn hơn 50 km/h;

đ) Các loại xe tương tự xe gắn máy là phương tiện giao thông đường bộ chạy bằng động cơ, có hai bánh hoặc ba bánh và vận tốc thiết kế lớn nhất không lớn hơn 50 km/h, trừ các xe quy định tại điểm e khoản này;

e) Xe đạp máy là xe thô sơ hai bánh có lắp động cơ, vận tốc thiết kế lớn nhất không lớn hơn 25 km/h và khi tắt máy thì đạp xe đi được (kể cả xe đạp điện)“.

Theo đó, xe đạp điện và xe máy điện được hiểu như sau:

Xe máy điện là xe gắn máy được dẫn động bằng động cơ điện có công suất lớn nhất không lớn hơn 4 kW, có vận tốc thiết kế lớn nhất không lớn hơn 50 km/h.

Xe đạp máy là xe thô sơ hai bánh có lắp động cơ, vận tốc thiết kế lớn nhất không lớn hom 25 km/h và khi tắt máy thì đạp xe đi được (kể cả xe đạp điện).

Chưa đủ tuổi lái xe máy điện thì bị xử lý như thế nào?

Nước ta là nước có dân số đông và mỗi cá nhân, gia đình đều sở hữu một lượng lớn phương tiện giao thông, gần đây, xe máy điện đang dần trở thành xu thế bởi tính năng bảo vệ môi trường và rất dễ dàng sử dụng.

Xe máy điện là loại xe được xếp vào nhóm phương tiện giao thông cơ giới đường bộ (sau đây gọi là xe cơ giới) gồm xe ô tô; máy kéo; rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi xe ô tô, máy kéo; xe mô tô hai bánh; xe mô tô ba bánh; xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự.

Điểm d Khoản 1 Điều 3 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP định nghĩa xe máy điện là xe gắn máy được dẫn động bằng động cơ điện có công suất lớn nhất không lớn hơn 4 kW, có vận tốc thiết kế lớn nhất không lớn hơn 50 km/h.

Theo quy định tại Điều 60 Luật giao thông đường bộ năm 2008 quy định về độ tuổi lái các phương tiện như sau:

Điều 60. Tuổi, sức khỏe của người lái xe

1. Độ tuổi của người lái xe quy định như sau:

a) Người đủ 16 tuổi trở lên được lái xe gắn máy có dung tích xi-lanh dưới 50 cm3;

b) Người đủ 18 tuổi trở lên được lái xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh có dung tích xi-lanh từ 50 cm3 trở lên và các loại xe có kết cấu tương tự; xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3.500 kg; xe ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi;

Xe máy điện là loại xe dưới 50cm3, căn cứ theo điểm a Khoản 1 Điều 60 trên, người đủ 16 tuổi trở lên mới được lái xe máy điện.

Chưa đủ tuổi lái xe máy điện bị phạt bao nhiêu?

Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP; quy định mức phạt hành chính khi lái xe không đủ tuổi như sau:

1. Phạt cảnh cáo người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự xe mô tô hoặc điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô.

4. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi điều khiển xe mô tô có dung tích xi lanh từ 50cm3 trở lên.

Đối với người dưới 14 tuổi, khi lái xe không đủ độ tuổi sẽ không bị xử phạt vi phạm hành chính. Với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi, lái xe khi chưa đủ tuổi sẽ bị phạt cảnh cáo.

Còn đối với người đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi khi điều khiển xe mô tô có dung tích xi lanh từ 50cm3 trở lên sẽ bị phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng.

Như vậy, chưa đủ tuổi lái xe máy điện có thể sẽ bị phạt cảnh cáo nếu vi phạm.

Chưa đủ tuổi lái xe máy điện bị xử lý như thế nào?
Chưa đủ tuổi lái xe máy điện bị xử lý như thế nào?

Quy định về việc xử phạt lỗi điều khiển xe máy điện nhưng không đăng ký xe và biển số

Căn cứ Khoản 2 Điều 17 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định như sau:

“Điều 17. Xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy định về điều kiện của phương tiện khi tham gia giao thông:

Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Điều khiển xe không có Giấy đăng ký xe theo quy định;

c) Điều khiển xe không gắn biển số (đối với loại xe có quy định phải gắn biển số); gắn biển số không đúng với biển số đăng ký ghi trong Giấy đăng ký xe; biển số không do cơ quan có thẩm quyền cấp.”

Như vậy, theo quy định của pháp luật hiện hành đối với lỗi điều khiển xe máy điện chưa có đăng ký và biển số xe thì sẽ bị xử phạt từ 600.000 đồng đến 800.000 đồng.

Xe máy điện có cần phải mua bảo hiểm xe hay không?

Nghị định số 03/2021/NĐ-CP của Chính phủ về bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc của chủ xe cơ giới đã được ban hành, thay thế các Nghị định 103/2008/NĐ-CP và Nghị định 214/2013/NĐ-CP. Theo đó, xe máy điện bắt buộc phải có bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới khi tham gia giao thông: 

“Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, gồm: Xe ô tô; máy kéo; rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi xe ô tô, máy kéo; xe mô tô hai bánh; xe mô tô ba bánh; xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe có kết cấu tương tự theo quy định của Luật Giao thông đường bộ.”

Mức phí bảo hiểm của xe máy điện

Về mức phí bảo hiểm mới được áp dụng cho xe máy điện là 55.000 đồng/xe (chưa gồm 10% thuế VAT).

Quyền lợi của người mua bảo hiểm

Bên cạnh việc tuân thủ quy định về việc xe máy điện có phải mua bảo hiểm không, việc mua bảo hiểm phương tiện khi tham gia giao thông cũng đảm bảo rất nhiều quyền lợi chính đáng cho chủ xe. 

Lợi ích đầu tiên khi mua bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe máy điện chính là trong trường hợp có tai nạn, va quẹt không may xảy ra trên đường thì bảo hiểm sẽ là bên thứ 3 chịu trách nhiệm bồi thường những thiệt hại chủ phương tiện.

Giá trị bồi thường tùy thuộc vào mức độ hư hỏng phương tiện. Đặc biệt chủ phương tiện sẽ tránh bị cảnh sát Giao thông xử phạt bởi vì không có đủ bảo hiểm xe máy theo quy định. Khi mua gói bảo hiểm toàn diện cho xe máy điện, chủ phương tiện sẽ được bồi thường trong các trường hợp sau:

  • Phương tiện bị hư hỏng, thiệt hại gây ra bởi các tình huống, nguyên nhân ngoài tầm kiểm soát như cháy, nổ… Trường hợp xe hư hỏng trên 75% hoặc không thể sửa chữa thì công ty bảo hiểm sẽ hỗ trợ bồi thường cho chủ xe toàn bộ.
  • Công ty bảo hiểm hỗ trợ bồi thường mọi thiệt hại về thân thể và tài sản cho bên thứ 3 do xe mua bảo hiểm gây tai nạn.
  • Với người ngồi cùng trên phương tiện xe gặp tai nạn giao thông cũng sẽ được công ty bảo hiểm hỗ trợ bồi thường mọi thiệt hại về thân thể.

Về mức trách nhiệm bảo hiểm do doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện chi trả đối với thiệt hại về tính mạng, thân thể và tài sản của bên thứ 3 và hành khách do xe gây ra trong mỗi vụ tai nạn giao thông. Mức trách nhiệm bảo hiểm tai nạn do xe máy điện gây ra như sau: 

  • Đối với thiệt hại về người tối đa là 100.000.000 VNĐ/người/vụ tai nạn.
  • Đối với thiệt hại về tài sản là 50.000.000 VNĐ/vụ tai nạn.

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của CSGT về vấn đề “Chưa đủ tuổi lái xe máy điện thì bị xử lý như thế nào?”. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể tận dụng những kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty, giải thể công ty TNHH 1 thành viên, tạm dừng công ty, mẫu đơn xin giải thể công ty, xin cấp giấy phép bay flycam, đăng ký nhãn hiệu, … . Hãy liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc qua các kênh sau:

Câu hỏi thường gặp

Học sinh 17 tuổi được đi xe máy điện khi không có bằng lái xe không?

Căn cứ khoản 2 Điều 59 Luật giao thông đường bộ năm 2008 quy định về các loại giấy phép lái xe như sau:
“Điều 59. Giấy phép lái xe
2. Giấy phép lái xe không thời hạn bao gồm các hạng sau đây:
a) Hạng A1 cấp cho người lái xe mô tô hai bánh có dung tích xi-lanh từ 50 cm3 đến dưới 175 cm3;
b) Hạng A2 cấp cho người lái xe mô tô hai bánh có dung tích xi-lanh từ 175 cm3 trở lên và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1;
c) Hạng A3 cấp cho người lái xe mô tô ba bánh, các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1 và các xe tương tự“.
Như vậy, theo quy định của pháp luật chỉ yêu cầu người điều khiển xe mô tô có dung tích xi lanh từ 50cm3 trở lên mới phải có giấy phép lái xe mà không quy định bằng lái xe với người 17 tuổi đi xe máy điện có dung tích xi lanh dưới 50 cm3.

Đi xe máy điện có phải đội mũ bảo hiểm không?

Căn cứ tại khoản 2, điều 30 Luật giao thông đường bộ năm 2008 quy định về người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy:
Điều 30. Người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy
2. Người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy phải đội mũ bảo hiểm có cài quai đúng quy cách.“
Như vậy, người ngồi trên xe máy điện khi tham gia giao thông phải đội mũ bảo hiểm. Hành vi không đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe máy điện sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ.

Học sinh cấp 2 có được đi xe máy điện không?

Hiện nay, học sinh cấp 2 và cấp 3 sử dụng khá nhiều xe đạp điện, xe máy điện trong việc di chuyển tới trường học hay tham gia giao thông. Tuy nhiên, xét về độ tuổi học sinh cấp 2 là từ 11 tuổi đến 15 tuổi, đây là độ tuổi không được phép đi xe máy điện. Trên thực tế, có những trường hợp học sinh cấp 2 tuổi 16 hoặc 17 tuổi, với trường hợp này thì học sinh đó có thể đi xe máy điện.

5/5 - (1 bình chọn)

You may also like

Leave a Comment