Có được phép mang điện thoại khi đang thi sát hạch giấy phép lái xe ô tô không?

by Tình
Có được phép mang điện thoại khi đang thi sát hạch giấy phép lái xe ô tô không?

Xin chào CSGT, sắp tới tôi chuẩn bị thi sát hạch giấy phép lái xe ô tô hạng B1. Do tôi chưa từng tham gia cuộc thi này nên không hiểu biết nhiều về quy định cũng như các nội quy khi đi thi. CSGT có thể cung cấp cho tôi thông tin về vấn đề: Tôi có được phép mang điện thoại vào khi đang thi sát hạch giấy phép lái xe không? Mang điện thoại khi đang thi sát hạch có bị xử phạt không? Rất mong nhận được hồi đáp. Tôi xin chân thành cảm ơn CSGT.

Để có thể giải đáp thắc mắc về quy định về các vấn đề trên; mời bạn tham khảo bài viết “Có được phép mang điện thoại khi đang thi sát hạch giấy phép lái xe ô tô không?” dưới đây của CSGT của chúng tôi.

Căn cứ pháp lý

Phân hạng giấy phép lái xe thế nào?

Hạng A1 cấp cho: Người lái xe để điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xi-lanh từ 50cm3 đến dưới 175cm3; và Người khuyết tật điều khiển xe mô tô ba bánh dùng cho người khuyết tật;

Hạng A2 cấp cho người lái xe để điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xi-lanh từ 175cm3 trở lên và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng Al;

Hạng A3 cấp cho người lái xe để điều khiển xe mô tô ba bánh, các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1 và các xe tương tự;

Hạng A4 cấp cho người lái xe để điều khiển các loại máy kéo nhỏ có trọng tải đến l.000kg;

Hạng B1 số tự động cấp cho người không hành nghề lái xe để điều khiển các loại xe sau đây: Ô tô số tự động chở người đến 9 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe; và Ô tô tải, kề cả ô tô tải chuyên dùng số tự động có trọng tải thiết kế dưới 3.500kg;

Hạng B1 cấp cho người không hành nghề lái xe để điểu khiển các loại xe sau đây: Ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe; Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3.500kg; và Máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế dưới 3.500kg;

Hạng B2 cấp cho người hành nghề lái xe để điều khiển các loại xe sau đây: Ô tô chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3.500kg; và Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng Bl.

Hạng C cấp cho người lái xe để điều khiển các loại xe sau đây: Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng, ô tô chuyên dùng có trọng tải thiết kế từ 3.500 kg trở lên; Máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế từ 3.500 kg trở lên; Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2.

Hạng D cấp cho người lái xe để điều khiển các loại xe sau đây: Ô tô chở người từ 10 đến 30 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe; Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2 và C.

Hạng E cấp cho người lái xe để điều khiển các loại xe sau đây: Ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi; Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2, C và D.

Có được phép mang điện thoại khi đang thi sát hạch giấy phép lái xe ô tô không?

Căn cứ theo Khoản 16 Điều 1 Thông tư 38/2019/TT-BGTVT bổ sung Khoản 2 Điều 27 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT quy định việc công nhận kết quả sát hạch, cụ thể như sau:

Xét công nhận kết quả sát hạch đối với người dự sát hạch lái xe hạng B1 số tự động, hạng B1, B2, C, D, E và các hạng F:

a) Thí sinh đạt nội dung sát hạch lý thuyết, sát hạch lái xe ô tô bằng phần mềm mô phỏng các tình huống giao thông, thực hành lái xe trong hình và trên đường thì được công nhận trúng tuyển;

b) Thí sinh không được công nhận trúng tuyển được đăng ký sát hạch lại kể từ kỳ sát hạch tiếp theo, với cùng một cơ quan quản lý sát hạch cấp giấy phép lái xe;

c) Thí sinh không đạt nội dung sát hạch lý thuyết thì không được sát hạch nội dung sát hạch lái xe ô tô bằng phần mềm mô phỏng các tình huống giao thông; không đạt nội dung sát hạch lái xe ô tô bằng phần mềm mô phỏng các tình huống giao thông thì không được sát hạch thực hành lái xe trong hình; không đạt nội dung sát hạch thực hành lái xe trong hình thì không được sát hạch nội dung sát hạch lái xe trên đường;

d) Thí sinh đạt nội dung sát hạch lý thuyết, phần mềm mô phỏng các tình huống giao thông, thực hành lái xe trong hình được bảo lưu kết quả nội dung sát hạch đạt trong thời gian 01 năm, kể từ ngày có nội dung sát hạch đạt tại kỳ sát hạch gần nhất; nếu muốn dự sát hạch phải đáp ứng điều kiện về độ tuổi, giấy khám sức khỏe của người lái xe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp còn giá trị sử dụng theo quy định và phải có tên trong biên bản xác nhận vắng, trượt của Hội đồng sát hạch hoặc Tổ sát hạch kỳ trước.

đ) Thí sinh mang điện thoại hoặc thiết bị truyền tin trong phòng sát hạch lý thuyết, trên xe sát hạch hoặc có các hành vi gian dối khác làm sai lệch kết quả sát hạch sẽ bị đình chỉ làm bài, hủy bỏ kết quả sát hạch.

Do đó, căn cứ theo quy định trên thì trong thời gian làm bài thi sát hạch, người tham gia thi không được phép mang điện thoại hoặc thiết bị truyền tin trong phòng sát hạch lý thuyết, trên xe sát hạch. Nếu sử dụng điện thoại thì sẽ bị đình chỉ làm bài, hủy bỏ kết quả sát hạch.

Hồ sơ dự sát hạch giấy phép lái xe gồm những gì?

Đối với người dự sát hạch lái xe lần đầu

Cơ sở đào tạo lái xe lập 01 bộ hồ sơ, gửi trực tiếp tại Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải. Hồ sơ bao gồm:

a) Hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều 9 của Thông tư 12/2017/TT-BGTVT;

b) Chứng chỉ sơ cấp hoặc chứng chỉ đào tạo đối với người dự sát hạch lái xe hạng A4, B1, B2 và C;

c) Danh sách đề nghị sát hạch của cơ sở đào tạo lái xe có tên của người dự sát hạch.

Đối với người dự sát hạch nâng hạng giấy phép lái xe lên hạng B1, B2, C, D, E và các hạng F

Cơ sở đào tạo lái xe lập 01 bộ hồ sơ, gửi trực tiếp tại Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải. Hồ sơ bao gồm:

a) Hồ sơ quy định tại khoản 2 Điều 9 của Thông tư 12/2017/TT-BGTVT;

b) Chứng chỉ đào tạo nâng hạng;

c) Danh sách đề nghị sát hạch của cơ sở đào tạo lái xe có tên của người dự sát hạch nâng hạng.

Đối với người dự sát hạch lại do giấy phép lái xe quá thời hạn sử dụng theo quy định

Người lái xe lập 01 bộ hồ sơ, gửi trực tiếp tại Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải. Hồ sơ bao gồm:

a) Giấy tờ quy định tại điểm b, điểm c và điểm d khoản 1 Điều 9 của Thông tư 12/2017/TT-BGTVT;

b) Đơn đề nghị đổi (cấp lại) giấy phép lái xe theo mẫu quy định tại Phụ lục 19 ban hành kèm theo Thông tư này;

Có được phép mang điện thoại khi đang thi sát hạch giấy phép lái xe ô tô không?
Có được phép mang điện thoại khi đang thi sát hạch giấy phép lái xe ô tô không?

Mang điện thoại khi thi sát hạch giấy phép lái xe ô tô bị xử phạt như thế nào?

Tại Khoản 3 Điều 37 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt các hành vi vi phạm quy định về đào tạo, sát hạch lái xe, theo đó:

3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Cơ sở đào tạo lái xe không bố trí giáo viên dạy thực hành ngồi bên cạnh để bảo trợ tay lái cho học viên thực hành lái xe; bố trí giáo viên không đủ tiêu chuẩn để giảng dạy;

b) Cơ sở đào tạo lái xe sử dụng xe tập lái không có “Giấy phép xe tập lái” hoặc có nhưng hết hạn, không gắn biển xe “Tập lái” trên xe theo quy định, không ghi tên cơ sở đào tạo, số điện thoại ở mặt ngoài hai bên cánh cửa hoặc hai bên thành xe theo quy định;

c) Cơ sở đào tạo lái xe sử dụng xe tập lái không trang bị thêm bộ phận hãm phụ hoặc có nhưng không có tác dụng;

d) Cơ sở đào tạo lái xe tuyển sinh học viên không đủ điều kiện về độ tuổi, sức khỏe, trình độ văn hóa, thâm niên, số km lái xe an toàn tương ứng với từng hạng đào tạo; tuyển sinh học viên không đủ hồ sơ theo quy định;

đ) Cơ sở đào tạo lái xe không có đủ số lượng giáo viên dạy thực hành lái xe các hạng để đáp ứng với lưu lượng thực tế đào tạo tại các thời điểm;

e) Cơ sở đào tạo lái xe không lưu trữ hoặc lưu trữ không đầy đủ hồ sơ theo quy định của 01 khóa đào tạo;

g) Cá nhân khai báo không đúng sự thật hoặc sử dụng các giấy tờ, tài liệu giả để được học, kiểm tra, sát hạch cấp mới, cấp lại Giấy phép lái xe, chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ;

h) Trung tâm sát hạch lái xe không duy trì đủ các điều kiện quy định trong “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Trung tâm sát hạch lái xe cơ giới đường bộ”, trừ các hành vi vi phạm quy định tại khoản 4, khoản 5, khoản 7 Điều này;

i) Trung tâm sát hạch lái xe không lưu trữ hoặc lưu trữ không đầy đủ hồ sơ theo quy định của 01 kỳ sát hạch lái xe;

k) Người dự sát hạch mang điện thoại di động, thiết bị viễn thông liên lạc bằng hình ảnh, âm thanh vào phòng sát hạch lý thuyết, lên xe sát hạch hoặc có hành vi gian dối khác làm sai lệch kết quả sát hạch.

Như vậy, khi mang điện thoại hoặc thiết bị truyền tin vào phòng thi, thi sát hạch giấy phép lái xe ô tô thì cá nhân tham gia thi có thể bị phạt tiền từ 3.000.000 đến 5.000.000 đồng.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của CSGT về vấn đề “Có được phép mang điện thoại khi đang thi sát hạch giấy phép lái xe ô tô không?”. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể tận dụng những kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến tạm dừng công ty; mẫu hợp đồng mua bán nhà đất; mẫu đơn xin giải thể công ty; của CSGT.

Hãy liên hệ hotline: 0833102102.

Câu hỏi thường gặp

Thời gian lưu trữ hồ sơ dự sát hạch giấy phép lái xe?

Căn cứ khoản 5 Điều 28 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT quy định:
a) Không thời hạn đối với các tài liệu: Quyết định công nhận trúng tuyển kỳ sát hạch và Danh sách thí sinh trúng tuyển được cấp giấy phép lái xe;
b) 05 năm đối với các tài liệu: Danh sách học viên (báo cáo 1); Danh sách thí sinh dự sát hạch (báo cáo 2); Biên bản kiểm tra hồ sơ thí sinh; Quyết định tổ chức kỳ sát hạch lái xe; Biên bản phân công nhiệm vụ của Hội đồng sát hạch lái xe; Biên bản phân công nhiệm vụ của Tổ sát hạch lái xe; Biên bản tổng hợp kết quả kỳ sát hạch; Danh sách thí sinh đạt, vắng, trượt các nội dung sát hạch.
c) 02 năm đối với Dữ liệu giám sát phòng sát hạch lý thuyết, sân sát hạch lái xe trong hình; dữ liệu kết quả sát hạch lý thuyết, thực hành lái xe trong hình, phần mềm mô phỏng các tình huống giao thông và sát hạch trên đường, bài thi tốt nghiệp cuối khóa và các tài liệu còn lại.

Trách nhiệm của trung tâm tổ chức thi sát hạch giấy phép lái xe thế nào?

Trách nhiệm của trung tâm tổ chức thi sát hạch giấy phép lái xe như sau:
1. Bảo đảm cơ sở vật chất, trang thiết bị kiểm tra, chấm điểm theo quy định để thực hiện các kỳ sát hạch đạt kết quả chính xác, khách quan; báo cáo về Sở Giao thông vận tải và Tổng cục Đường bộ Việt Nam khi thiết bị, phương tiện dùng cho sát hạch hoạt động không chính xác, không ổn định hoặc khi thay đổi thiết bị, phương tiện dùng cho sát hạch để xử lý kịp thời.
2. Phối hợp và tạo mọi điều kiện để các cơ sở đào tạo lái xe đưa học viên đến ôn luyện và các Hội đồng sát hạch tổ chức sát hạch thuận tiện, đúng kế hoạch.
3. Chấp hành và phối hợp với cơ quan có thẩm quyền trong việc kiểm tra, kiểm chuẩn trung tâm sát hạch lái xe.
4. Công khai mức thu phí sát hạch và giá các dịch vụ khác.
5. Bảo đảm an toàn cho các kỳ sát hạch lái xe; phối hợp các đơn vị, cơ quan liên quan giải quyết khi có các vụ việc tai nạn, mất an toàn xảy ra.
6. Thực hiện chế độ báo cáo, công khai lịch sát hạch trên Trang thông tin điện tử của trung tâm sát hạch, lưu trữ hồ sơ kết quả sát hạch theo quy định.
7. Thực hiện giám sát bằng hệ thống Camera đối với phòng sát hạch lý thuyết, sân sát hạch lái xe trong hình tại các khu vực có bài sát hạch: Xuất phát, dừng và khởi hành xe trên dốc, qua vệt bánh xe, qua ngã tư, ghép xe vào nơi đỗ và bài kết thúc. 

Thời hạn của giấy phép lái xe là bao lâu?

Giấy phép lái xe hạng A1, A2, A3 không có thời hạn.
Giấy phép lái xe hạng B1 có thời hạn đến khi người lái xe đủ 55 tuổi đối với nữ và đủ 60 tuổi đối với nam; trường hợp người lái xe trên 45 tuổi đối với nữ và trên 50 tuổi đối với nam thì giấy phép lái xe được cấp có thời hạn 10 năm, kể từ ngày cấp.
Giấy phép lái xe hạng A4, B2 có thời hạn 10 năm, kể từ ngày cấp.
Giấy phép lái xe hạng C, D, E, FB2, FC, FD, FE có thời hạn 05 năm, kể từ ngày cấp.

5/5 - (6 bình chọn)

You may also like

Leave a Comment