Xe có xe cảnh sát dẫn đường có được đi trước xe chữa cháy không?

by Ngọc Gấm
Xe có xe cảnh sát dẫn đường có được đi trước xe chữa cháy không?

Chào CSGT , CSGT có thể giải đáp cho tôi hỏi về việc xe có xe cảnh sát dẫn đường có được đi trước xe chữa cháy không?. Mong CSGT giải đáp giúp cho tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn CSGT đã giải đáp cho tôi.

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho phía CSGT. Ngày này trên đường phố chúng ta rất dễ dàng bắt gặp các đoàn xe của các đại biểu; viên chức ngoại giao nước ngoài đến thăm Việt Nam được các đoàn xe cảnh sát dẫn đường. Vậy theo quy định của pháp luật thì các xe có xe cảnh sát dẫn đường có phải là xe ưu tiên hay là không? Liệu xe có xe cảnh sát dẫn đường có được đi trước xe chữa cháy không?

Để có thể giải đáp thắc mắc về quy định về việc xe có xe cảnh sát dẫn đường có được đi trước xe chữa cháy không?; mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của CSGT của chúng tôi.

Cơ sở pháp lý

Nguyên tắc hoạt động giao thông đường bộ?

– Hoạt động giao thông đường bộ phải bảo đảm thông suốt, trật tự, an toàn, hiệu quả; góp phần phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và bảo vệ môi trường.

– Phát triển giao thông đường bộ theo quy hoạch, từng bước hiện đại và đồng bộ; gắn kết phương thức vận tải đường bộ với các phương thức vận tải khác.

– Quản lý hoạt động giao thông đường bộ được thực hiện thống nhất trên cơ sở phân công, phân cấp trách nhiệm, quyền hạn cụ thể, đồng thời có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ, ngành và chính quyền địa phương các cấp.

– Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ là trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

– Người tham gia giao thông phải có ý thức tự giác, nghiêm chỉnh chấp hành quy tắc giao thông, giữ gìn an toàn cho mình và cho người khác. Chủ phương tiện và người điều khiển phương tiện phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc bảo đảm an toàn của phương tiện tham gia giao thông đường bộ.

– Mọi hành vi vi phạm pháp luật giao thông đường bộ phải được phát hiện, ngăn chặn kịp thời, xử lý nghiêm minh, đúng pháp luật.

Tuyên truyền phổ biến và giáo dục pháp luật về giao thông đường bộ tại Việt Nam?

– Cơ quan thông tin, tuyên truyền có trách nhiệm tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật về giao thông đường bộ thường xuyên, rộng rãi đến toàn dân.

– Uỷ ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về giao thông đường bộ tại địa phương, có hình thức tuyên truyền, phổ biến phù hợp đến đồng bào các dân tộc thiểu số.

– Cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo có trách nhiệm đưa pháp luật về giao thông đường bộ vào chương trình giảng dạy trong nhà trường và các cơ sở giáo dục khác phù hợp với từng ngành học, cấp học.

– Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận có trách nhiệm phối hợp với cơ quan hữu quan và chính quyền địa phương tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện pháp luật về giao thông đường bộ.

– Cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về giao thông đường bộ cho cán bộ, chiến sĩ, công chức, viên chức, người lao động khác thuộc thẩm quyền quản lý.

Thành viên trong gia đình có trách nhiệm tuyên truyền, giáo dục, nhắc nhở thành viên khác chấp hành pháp luật về giao thông đường bộ.

Xe có xe cảnh sát dẫn đường có được đi trước xe chữa cháy không?

Theo quy định tại Điều 22 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định về quyền ưu tiên của một số loại xe như sau:

– Những xe sau đây được quyền ưu tiên đi trước xe khác khi qua đường giao nhau từ bất kỳ hướng nào tới theo thứ tự:

  • Xe chữa cháy đi làm nhiệm vụ;
  • Xe quân sự, xe công an đi làm nhiệm vụ khẩn cấp, đoàn xe có xe cảnh sát dẫn đường;
  • Xe cứu thương đang thực hiện nhiệm vụ cấp cứu;
  • Xe hộ đê, xe đi làm nhiệm vụ khắc phục sự cố thiên tai, dịch bệnh hoặc xe đi làm nhiệm vụ trong tình trạng khẩn cấp theo quy định của pháp luật;
  • Đoàn xe tang.

– Xe quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều 22 khi đi làm nhiệm vụ phải có tín hiệu còi, cờ, đèn theo quy định; không bị hạn chế tốc độ; được phép đi vào đường ngược chiều, các đường khác có thể đi được, kể cả khi có tín hiệu đèn đỏ và chỉ phải tuân theo chỉ dẫn của người điều khiển giao thông.

Xe có xe cảnh sát dẫn đường có được đi trước xe chữa cháy không?
Xe có xe cảnh sát dẫn đường có được đi trước xe chữa cháy không?

Chính phủ quy định cụ thể tín hiệu của xe được quyền ưu tiên.

– Khi có tín hiệu của xe được quyền ưu tiên, người tham gia giao thông phải nhanh chóng giảm tốc độ, tránh hoặc dừng lại sát lề đường bên phải để nhường đường. Không được gây cản trở xe được quyền ưu tiên.

Theo quy định của Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định về thứ tự ưu tiên khi di chuyển xe lần lượt như sau: Xe chữa cháy đi làm nhiệm vụ → Xe quân sự, xe công an đi làm nhiệm vụ khẩn cấp, đoàn xe có xe cảnh sát dẫn đường → Xe cứu thương đang thực hiện nhiệm vụ cấp cứu → Xe hộ đê, xe đi làm nhiệm vụ khắc phục sự cố thiên tai, dịch bệnh → Đoàn xe tang → Xe cận vệ.

Như vậy xe có xe cảnh sát dẫn đường không được phép đi trước xe chữa cháy khi xe chữa cháy đi làm nhiệm vụ. Nếu xe chữa cháy không đi làm nhiệm vụ thì xe có xe cảnh sát dẫn đường sẽ được phép đi trước xe chữa cháy.

Xử phạt hành vi không nhường đường xe chữa cháy đi làm nhiệm vụ?

Theo điểm b, c Khoản 11 Điều 5; điểm b, c Khoản 10 Điều 6; điểm a, b Khoản 10 Điều 7 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định chủ xe có hành vi không nhường đường hoặc gây cản trở xe được quyền ưu tiên đang phát tín hiệu ưu tiên đi làm nhiệm vụ có mức phạt như sau:

  • Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô có hành vi vi phạm theo điểm h Khoản 5 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP.
  • Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy có hành vi vi phạm theo điểm đ Khoản 4 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP.
  • Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dùng có hành vi vi phạm theo điểm e Khoản 4 Điều 7 Nghị định 100/2019/NĐ-CP.

Ngoài hình thức phạt tiền, người điều khiển phương tiện còn bị áp dụng hình thức phạt bổ sung như sau:

  • Bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe, chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (đối với điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 01 tháng đến 03 tháng;
  • Trường hợp có hành vi vi phạm mà gây tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe, chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (đối với điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 02 tháng đến 04 tháng.

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của CSGT về vấn đề Xe có xe cảnh sát dẫn đường có được đi trước xe chữa cháy không?”. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể tận dụng những kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến tạm dừng công ty; tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất; mẫu đơn xin giải thể công ty; của CSGT.

Hãy liên hệ hotline: 0833102102.

Mời bạn xem thêm:

Câu hỏi thường gặp

Xe đưa tang có bị hạn chế tốc độ khi đi đưa tang không?

Xe đưa tang sẽ không bị hạn chế tốc độ khi đi đưa tang bởi xe đưa tang là xe thuộc nhóm đoàn xe tang thuộc loại nhóm xe ưu tiên nên không bị hạn chế tốc độ khi di chuyển. Tuy nhiên lưu ý rằng nếu xe đưa tang đã hoàn thành nhiệm vụ đưa tang rồi nếu còn hành vi vượt tốc độ thì là hành vi vi phạm pháp luật.

Xử phạt hành vi không nhường đường xe chữa cháy đi làm nhiệm vụ?

Căn cứ Khoản 1 Điều 22 Luật Giao thông đường bộ 2008 có quy định những xe sau đây được quyền ưu tiên đi trước xe khác khi qua đường giao nhau từ bất kỳ hướng ta biết được rằng khi xe chữa cháy đi làm nhiệm vụ thì xe chữa cháy là loại xe được ưu tiên di chuyển nhất trên đường bộ.

Thứ tự xe ưu tiên đi qua cầu phao, qua phà quy định như thế nào?

Theo quy định tại Điều 23 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định về việc qua phà, qua cầu phao như sau:
– Khi đến bến phà, cầu phao, các xe phải xếp hàng trật tự, đúng nơi quy định, không làm cản trở giao thông.
– Khi xuống phà, đang ở trên phà và khi lên bến, mọi người phải xuống xe, trừ người điều khiển xe cơ giới, xe máy chuyên dùng, người bệnh, người già yếu và người khuyết tật.
– Xe cơ giới, xe máy chuyên dùng phải xuống phà trước, xe thô sơ, người đi bộ xuống phà sau; khi lên bến, người đi bộ lên trước, các phương tiện giao thông lên sau theo hướng dẫn của người điều khiển giao thông.
– Thứ tự ưu tiên qua phà, qua cầu phao quy định như sau:
a) Các xe được quyền ưu tiên quy định tại khoản 1 Điều 22 của Luật này;
b) Xe chở thư báo;
c) Xe chở thực phẩm tươi sống;
d) Xe chở khách công cộng.
Trong trường hợp các xe cùng loại ưu tiên đến bến phà, cầu phao thì xe nào đến trước được qua trước.

5/5 - (1 bình chọn)

You may also like

Leave a Comment