Khi vượt xe khác phải đảm bảo những điều kiện gì?

by Tình
Khi vượt xe khác phải đảm bảo những điều kiện gì?

Xin chào Luật sư, do tôi không hiểu biết nhiều về pháp luật nên Luật sư có thể cung cấp cho tôi thông tin về các vấn đề: Pháp luật quy định về vượt xe người khác như thế nào? Khi vượt xe khác phải đảm bảo những điều kiện gì? Những trường hợp nào không được phép vượt xe? Mức phạt lỗi vượt xe không đúng quy định pháp luật là bao nhiêu? Cần lưu ý gì khi vượt xe? Mong Luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư. Để có thể giải đáp thắc mắc về các vấn đề trên, mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của CSGT của chúng tôi:

Căn cứ pháp lý

Các quy tắc cho các phương tiện khi tham gia giao thông

Quy tắc chung

Căn cứ Điều 9 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 quy định như sau:

+ Người tham gia giao thông phải đi bên phải theo chiều đi của mình, đi đúng làn đường, phần đường quy định và phải chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ.

+ Xe ô tô có trang bị dây an toàn thì người lái xe và người ngồi hàng ghế phía trước trong xe ô tô phải thắt dây an toàn.

Các quy tắc cụ thể

Được quy định từ Điều 10 đến Điều 38 Luật Giao thông đường bộ năm 2008: 

+ Hệ thống báo hiệu đường bộ gồm: hiệu lệnh của người điều khiển giao thông; tín hiệu đèn giao thông, biển báo hiệu, vạch kẻ đường, cọc tiêu hoặc tường bảo vệ, rào chắn.

+ Chấp hành báo hiệu đường bộ: Người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh và chỉ dẫn của hệ thống báo hiệu đường bộ.

+ Tốc độ xe và khoảng cách giữa các xe: Người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng phải tuân thủ quy định về tốc độ xe chạy trên đường và phải giữ một khoảng cách an toàn đối với xe chạy liền trước xe của mình; ở nơi có biển báo “Cự ly tối thiểu giữa hai xe” phải giữ khoảng cách không nhỏ hơn số ghi trên biển báo.

+ Sử dụng làn đường: Trên đường có nhiều làn đường cho xe đi cùng chiều được phân biệt bằng vạch kẻ phân làn đường, người điều khiển phương tiện phải cho xe đi trong một làn đường và chỉ được chuyển làn đường ở những nơi cho phép; khi chuyển làn đường phải có tín hiệu báo trước và phải bảo đảm an toàn.

+ Vượt xe: Xe xin vượt phải có báo hiệu bằng đèn hoặc còi; trong đô thị và khu đông dân cư từ 22 giờ đến 5 giờ chỉ được báo hiệu xin vượt bằng đèn.

+ Chuyển hướng xe: Khi muốn chuyển hướng, người điều khiển phương tiện phải giảm tốc độ và có tín hiệu báo hướng rẽ.

+ Lùi xe: Khi lùi xe, người điều khiển phải quan sát phía sau, có tín hiệu cần thiết và chỉ khi nào thấy không nguy hiểm mới được lùi. Không được lùi xe ở khu vực cấm dừng, trên phần đường dành cho người đi bộ qua đường, nơi đường bộ giao nhau, đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt, nơi tầm nhìn bị che khuất, trong hầm đường bộ, đường cao tốc.

+ Tránh xe đi ngược chiều: Trên đường không phân chia thành hai chiều xe chạy riêng biệt, hai xe đi ngược chiều tránh nhau, người điều khiển phải giảm tốc độ và cho xe đi về bên phải theo chiều xe chạy của mình.

+ Dừng xe, đỗ xe trên đường bộ: Dừng xe là trạng thái đứng yên tạm thời của phương tiện giao thông trong một khoảng thời gian cần thiết đủ để cho người lên, xuống phương tiện, xếp dỡ hàng hóa hoặc thực hiện công việc khác. Đỗ xe là trạng thái đứng yên của phương tiện giao thông không giới hạn thời gian. Người điều khiển phương tiện khi dừng xe, đỗ xe trên đường bộ phải thực hiện quy định pháp luật.

+ Dừng xe, đỗ xe trên đường phố: Người điều khiển phương tiện khi dừng xe, đỗ xe trên đường phố phải tuân theo quy định dừng xe, đỗ xe trên đường bộ và các quy định pháp luật khác.

+ Xếp hàng hóa trên phương tiện giao thông đường bộ: Hàng hóa xếp trên xe phải gọn gàng, chằng buộc chắc chắn, không để rơi vãi dọc đường, không kéo lê hàng hóa trên mặt đường và không cản trở việc điều khiển xe. Khi xếp hàng hóa vượt phía trước và phía sau xe thì ban ngày phải có cờ báo hiệu màu đỏ, ban đêm hoặc khi trời tối phải có đèn đỏ báo hiệu.

+ Trường hợp chở người trên xe ô tô chở hàng.

+ Quyền ưu tiên của một số loại xe.

…..

Để tham gia giao thông an toàn và thuận lợi, không bị xử phạt vi phạm luật giao thông thì cần tuân thủ các quy tắc chung và từng quy tắc cụ thể theo quy định tại Luật Giao thông đường bộ.

Khi vượt xe khác phải đảm bảo những điều kiện gì?

Khi vượt xe khác phải đảm bảo những điều kiện được quy định tại Điều 14 Luật Giao thông đường bộ 2008 như sau:

(1) Xe xin vượt chỉ được vượt khi không có chướng ngại vật phía trước, không có xe chạy ngược chiều trong đoạn đường định vượt, xe chạy trước không có tín hiệu vượt xe khác và đã tránh về bên phải.

(2) Xe xin vượt phải có báo hiệu bằng đèn hoặc còi; trong đô thị và khu đông dân cư từ 22 giờ đến 5 giờ chỉ được báo hiệu xin vượt bằng đèn.

(3) Khi có xe xin vượt, nếu đủ điều kiện an toàn, người điều khiển phương tiện phía trước phải giảm tốc độ, đi sát về bên phải của phần đường xe chạy cho đến khi xe sau đã vượt qua, không được gây trở ngại đối với xe xin vượt.

Đối với xe phía trước, khi có xe xin vượt, nếu đủ điều kiện an toàn, người điều khiển phương tiện phía trước phải giảm tốc độ, đi sát về bên phải của phần đường xe chạy cho đến khi xe sau đã vượt qua, không được gây trở ngại đối với xe xin vượt.

Các trường hợp không được phép vượt xe

Căn cứ theo Khoản 5 Điều 14 Luật giao thông đường bộ 2008 quy định:

Không được vượt xe khi có một trong các trường hợp sau đây:

a) Không bảo đảm các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều này;

b) Trên cầu hẹp có một làn xe;

c) Đường vòng, đầu dốc và các vị trí có tầm nhìn hạn chế;

d) Nơi đường giao nhau, đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt;

đ) Khi điều kiện thời tiết hoặc đường không bảo đảm an toàn cho việc vượt;

e) Xe được quyền ưu tiên đang phát tín hiệu ưu tiên đi làm nhiệm vụ.

Các trường hợp được vượt bên phải xe

Căn cứ theo Khoản 4 Điều 14 Luật giao thông đường bộ 2008 quy định:

Khi vượt, các xe phải vượt về bên trái, trừ các trường hợp sau đây thì được phép vượt bên phải:

a) Khi xe phía trước có tín hiệu rẽ trái hoặc đang rẽ trái;

b) Khi xe điện đang chạy giữa đường;

c) Khi xe chuyên dùng đang làm việc trên đường mà không thể vượt bên trái được.

Mức phạt lỗi vượt xe không đúng quy định

Theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP, người điều khiển phương tiện vi phạm lỗi vượt xe không đúng quy định sẽ bị xử phạt theo các mức sau:

Đối với xe máy

Căn cứ điểm b Khoản 1; điểm c, điểm d Khoản 4; điểm b Khoản 7; điểm c Khoản 10 Điều 6 Nghị định trên:

Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

  • Không có báo hiệu xin vượt trước khi vượt;

Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

  • Vượt xe trong những trường hợp không được vượt, vượt xe tại đoạn đường có biển báo hiệu có nội dung cấm vượt đối với loại phương tiện đang điều khiển, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm h khoản 3 Điều này;
  • Vượt xe trong hầm đường bộ không đúng nơi quy định; quay đầu xe trong hầm đường bộ;

Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng và tước bằng lái xe từ 02 – 04 tháng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

  • Vượt xe trái quy định pháp luật gây tai nạn giao thông.
Khi vượt xe khác phải đảm bảo những điều kiện gì?
Khi vượt xe khác phải đảm bảo những điều kiện gì?

Đối với xe ô tô

Căn cứ điểm i Khoản 4; điểm d Khoản 5; điểm b Khoản 11 Điều 5 Nghị định trên:

Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng và tước GPLX từ 01 – 03 tháng đối với người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm sau đây:

  • Vượt xe trong hầm đường bộ không đúng nơi quy định.

Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng và tước GPLX từ 01 – 03 tháng đối với người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm sau đây:

  • Vượt xe trong những trường hợp không được vượt, vượt xe tại đoạn đường có biển báo hiệu có nội dung cấm vượt (đối với loại phương tiện đang điều khiển); không có báo hiệu trước khi vượt; vượt bên phải xe khác trong trường hợp không được phép, trừ trường hợp tại đoạn đường có nhiều làn đường cho xe đi cùng chiều được phân biệt bằng vạch kẻ phân làn đường mà xe chạy trên làn đường bên phải chạy nhanh hơn xe đang chạy trên làn đường bên trái;

Đối với máy kéo, xe máy chuyên dùng

Căn cứ điểm h Khoản 3 Điều 7 Nghị định trên:

Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm sau đây:

  • Vượt xe không đúng quy định.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của CSGT về vấn đề Khi vượt xe khác phải đảm bảo những điều kiện gì?”. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể tận dụng những kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến tạm dừng công ty; mẫu hợp đồng mua bán nhà đất; Tra cứu chỉ giới xây dựng; tra cứu quy hoạch đất; mẫu đơn xin giải thể công ty; của CSGT.

Hãy liên hệ hotline: 0833102102.

Câu hỏi thường gặp

Quy định về bồi thường thiệt hại do vượt xe không đúng quy định gây tai nạn giao thông?

Căn cứ khoản 1 Điều 13 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 quy định:
Người vi phạm hành chính nếu gây ra thiệt hại thì phải bồi thường.
Việc bồi thường thiệt hại được thực hiện theo quy định của pháp luật về dân sự.
Căn cứ Điều 584 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:
Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.
Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

Xử phạt hành vi vượt xe gây tai nạn chết một người thế nào?

Điều 260 Bộ luật hình sự sửa đổi bổ sung năm 2017 như sau:
Người nào tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Làm chết 01 người hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

Một số lưu ý khi vượt xe người khác?

+ Nhìn gương chiếu hậu trong xe và hai bên xe để đảm bảo không có xe nào khác đang tìm cách vượt xe bạn. Đồng thời cũng nhìn nhanh qua vai trái để chắc chắn không có xe nào nằm trong vùng điểm mù của xe.
+ Chuyển vị trí xe ra dần vạch phân làn giữa đường, nhưng không quá gần xe trước.
+ Điều chỉnh tốc độ cho xe bạn tương đương với xe định vượt.
+ Quan sát phía trước vượt quá xe định vượt để đảm bảo không có xe đi ngược chiều đang chạy lại gần, không có chướng ngại như ổ gà, đường cong, đường gồ ghề… mà có thể gây nguy hiểm cho bạn trong lúc vượt.
+ Nhìn gương chiếu hậu thêm một lần nữa trước lúc vượt, để đảm bảo an toàn và không có xe nào khác đang vượt lên.
+ Bật xi nhan trái để báo hiệu cho xe trước, cũng như những xe khác xung quanh (nếu có) về ý định của bạn. Có thể kết hợp với nháy đèn pha, và bấm còi để tăng sự chú ý.
+ Dịch chuyển xe dần sang làn bên kia, kết hợp với tăng ga để vượt. Lưu ý giữ khoảng cách an toàn theo chiều ngang với xe mà đang định vượt qua…..

5/5 - (1 bình chọn)

You may also like

Leave a Comment