Luồng đường thủy nội địa là gì?

by Tình
Luồng đường thủy nội địa là gì?

Hiện nay, Việt Nam đang phát triển tốt mạng lưới đường thủy nội địa. Mạng lưới này rất có tiềm năng để mở rộng hơn cho hoạt động vận tải đường thủy. Có lợi thế với đường bờ biển dài hơn 3.000 km cùng 19.000 km đường thủy nội địa, đất nước ta sẽ khai thác tốt hơn nữa. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều người không hiểu luồng đường thủy nội địa là gì, và các quy định của pháp luật thì phương tiện thủy nội địa thế nào?

Để có thể giải đáp thắc mắc về luồng đường thủy nội địa là gì? Mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của CSGT của chúng tôi.

Căn cứ pháp lý

Quy định báo hiệu đường nội thủy

Theo Điều 12 Luật Giao thông đường thủy nội địa 2004, báo hiệu về đường thủy nội địa được quy định như sau:

Báo hiệu đường thuỷ nội địa bao gồm phao, biển báo, đèn hiệu và thiết bị phụ trợ khác nhằm hướng dẫn giao thông cho phương tiện hoạt động trên đường thuỷ nội địa.

Hệ thống báo hiệu đường thuỷ nội địa bao gồm:

  • Báo hiệu dẫn luồng để chỉ giới hạn luồng hoặc hướng tàu chạy;
  • Báo hiệu chỉ vị trí nguy hiểm để chỉ nơi có vật chướng ngại hoặc vị trí nguy hiểm khác trên luồng;
  • Báo hiệu thông báo chỉ dẫn để thông báo cấm, thông báo hạn chế hoặc chỉ dẫn các tình huống có liên quan đến luồng. Tuyến đường thủy nội địa đã được công bố, quản lý phải được lắp đặt và duy trì hệ thống báo hiệu đường thủy nội địa.

Chủ công trình, tổ chức, cá nhân gây ra vật chướng ngại trên đường thủy nội địa có trách nhiệm lắp đặt kịp thời và duy trì báo hiệu đường thủy nội địa theo quy định trong suốt thời gian xây dựng công trình hoặc thời gian tồn tại vật chướng ngại đó.

Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định chi tiết về báo hiệu đường thuỷ nội địa.

Luồng đường thủy nội địa là gì?

Căn cứ Điều 3 Luật Giao thông đường thủy nội địa 2004 quy định:

Đường thủy nội địa là luồng, âu tàu, các công trình đưa phương tiện qua đập, thác trên sông, kênh, rạch hoặc luồng trên hồ, đầm, phá, vụng, vịnh, ven bờ biển, ra đảo, nối các đảo thuộc nội thuỷ của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được tổ chức quản lý, khai thác giao thông vận tải.

03 loại luồng đường thủy nội địa

Ngày 28/01/2021, Chính phủ ban hành Nghị định 08/2021/NĐ-CP về quản lý hoạt động đường thủy nội địa quy định luồng đường thủy nội địa được phân thành ba loại, gồm:

(1)  Luồng đường thủy nội địa quốc gia là luồng đáp ứng một trong các điều kiện sau đây:

Đi qua hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên có vai trò quan trọng phục vụ kinh tế, quốc phòng, an ninh quốc gia.

Điều kiện 1: Luồng trong địa bàn một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nối trực tiếp với tuyến vận tải ven biển hoặc nối trực tiếp với hai luồng quốc gia.

Điều kiện 2: Luồng qua biên giới hoặc trên biên giới.

(2) Luồng đường thủy nội địa địa phương là luồng thuộc phạm vi địa bàn của một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, trừ các trường hợp luồng tại điều kiện 1 và 2 nêu trên.

(3) Luồng chuyên dùng là luồng nối vùng nước cảng, bến thủy nội địa chuyên dùng với luồng quốc gia hoặc luồng địa phương.

Các loại báo hiệu đường thuỷ nội địa

Hiện nay, với hệ thống đường thủy nội địa tại Việt Nam chủ yếu sử dụng 3 loại báo hiệu cơ bản như sau:

Phao báo hiệu đường thủy nội địa

Phao báo hiệu đường thủy nội địa là các biển có ý nghĩa bổ trợ có tác dụng nói rõ ý nghĩa của báo hiệu và thường được dùng trong những trường hợp sau:

+ Phao ống, phao cột hoặc là phần thân phao sẽ không thể hiện được hình dạng của biển báo hiệu theo quy định.

+ Những dạng phao báo hiệu khác mà phần thân của phao, hoặc giá phao không lắp được biển báo hiệu theo quy định.

+ Phao báo hiệu đường thủy được lắp đặt ở nơi luồng bắt đầu đổi hướng, vào cua cong, vị trí nguy hiểm. Tại những vị trí này có thể lắp thêm biển phụ dùng trên phao để nhấn mạnh ý nghĩa của báo hiệu.

Đèn báo hiệu đường thủy nội địa

Về ban đêm, yêu cầu độ chiếu sáng của đèn tín hiệu phải đảm bảo có tầm nhìn xa ít nhất là 1000 m bằng mắt thường trong điều kiện tầm nhìn lý tưởng.

Ánh sáng của đèn báo hiệu ban đêm sẽ có 4 màu: đỏ – xanh lục – vàng – trắng

+ Ánh sáng đỏ: Báo hiệu giới hạn luồng, báo hiệu về vật chướng ngại bên bờ phải và báo hiệu thông báo cấm.

+ Ánh sáng màu xanh lục: Báo hiệu giới hạn luồng, báo hiệu về vật chướng ngại ở bên bờ trái và thông báo điều khiển sự đi lại.

+ Ánh sáng vàng: Báo hiệu có ý nghĩa chỉ hướng của luồng như chuyển luồng, chập tiêu, định hướng luồng trên đường thủy rộng, khoang thông thuyền, báo hiệu giới hạn vùng nước.

+ Ánh sáng trắng: Đèn hiệu này chỉ tim luồng trên đường thủy rộng, chỉ vật chướng ngại trên đường thủy rộng, báo hiệu nơi phân luồng tại ngã ba sông.

Luồng đường thủy nội địa là gì?
Luồng đường thủy nội địa là gì?

Nguyên tắc hoạt động giao thông đường thuỷ nội địa

Theo quy định tại Điều 4 Luật Giao thông đường thuỷ nội địa 2004 sửa đổi bổ sung 2014 quy định về nguyên tắc hoạt động giao thông đường thuỷ nội địa như sau:

– Hoạt động giao thông đường thuỷ nội địa phải bảo đảm thông suốt, trật tự, an toàn cho người, phương tiện, tài sản và bảo vệ môi trường; phục vụ phát triển kinh tế – xã hội và góp phần bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo vệ chủ quyền và lợi ích quốc gia.

– Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường thuỷ nội địa là trách nhiệm của toàn xã hội, của chính quyền các cấp, của tổ chức, cá nhân quản lý hoặc trực tiếp tham gia giao thông; thực hiện đồng bộ các giải pháp về kỹ thuật, an toàn của phương tiện, kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa; đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; phổ biến, giáo dục ý thức chấp hành pháp luật cho người tham gia giao thông đường thuỷ nội địa; xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường thuỷ nội địa theo quy định của pháp luật.

– Phát triển giao thông đường thủy nội địa phải phù hợp với quy hoạch phát triển giao thông vận tải và bảo đảm quốc phòng, an ninh.

Phát triển kết cấu hạ tầng giao thông vận tải đường thủy nội địa theo hướng hiện đại, đồng bộ về luồng, tuyến, cảng, bến, công nghệ quản lý, xếp dỡ hàng hóa; bảo đảm an toàn giao thông, phòng, chống thiên tai, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu.

Phát triển vận tải đường thủy nội địa phải kết nối đồng bộ với các phương thức vận tải khác.

– Quản lý hoạt động giao thông đường thuỷ nội địa được thực hiện thống nhất trên cơ sở phân công, phân cấp trách nhiệm, quyền hạn rõ ràng, đồng thời có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ, ngành và chính quyền các cấp.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của CSGT về vấn đề Luồng đường thủy nội địa là gì?”. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể tận dụng những kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến tạm dừng công ty; tra cứu quy hoạch thửa đất; đơn tranh chấp đất đai thừa kế; mẫu đơn xin giải thể công ty của CSGT.

Hãy liên hệ hotline: 0833102102.

Câu hỏi thường gặp

Biển báo hiệu đường thủy nội địa như thế nào?

Các biển báo hiệu đường thủy nội địa thường có hình khối hoặc kết cấu như:
+ Hai hình vuông ghép thẳng góc với nhau theo trục đối xứng (kiểu múi khế) hay hình trụ, được gọi chung là hình trụ.
+ Hai hình tam giác ghép thẳng góc với nhau theo trục đối xứng (kiểu múi khế) hay hình nón, được gọi chung là hình nón.
+ Hai hình tròn ghép thẳng góc với nhau theo trục đối xứng (kiểu múi khế) hay hình cầu, được gọi chung là hình cầu.
Các biển báo hiệu phải được đặt ở vị trí hợp lý và nhìn thấy được rõ từ các hướng luồng tàu đi đến.
Ngoài ra, được phép bố trí từ 2 hay 3 biển báo hiệu không trái ngược nhau về ý nghĩa ở trên cùng một cột.

Chính sách phát triển giao thông đường thuỷ nội địa thế nào?

Nhà nước ưu tiên đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường thuỷ nội địa trên các tuyến giao thông đường thuỷ nội địa trọng điểm, khu vực kinh tế trọng điểm, vùng sâu, vùng xa có lợi thế về giao thông đường thuỷ nội địa so với các loại hình giao thông khác.
2. Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường thuỷ nội địa, ứng dụng khoa học, công nghệ tiên tiến, đào tạo nguồn nhân lực chuyên ngành và đầu tư kinh doanh, khai thác vận tải đường thuỷ nội địa để phát triển giao thông đường thuỷ nội địa bền vững.

Khi nào luồng đường thủy nội địa bị đóng cửa?

Luồng đường thủy nội địa được xem xét công bố đóng trong các trường hợp sau:
+ Không đảm bảo an toàn khai thác vận tải;
+ Vì lý do bảo đảm quốc phòng, an ninh;
+ Không còn nhu cầu khai thác, sử dụng

5/5 - (1 bình chọn)

You may also like

Leave a Comment