Có được quay phim, chụp ảnh khi cảnh sát giao thông làm nhiệm vụ

by Quỳnh Tran
Có được quay phim chụp ảnh khi cảnh sát giao thông làm nhiệm vụ

Việc quay phim, ghi hình cảnh sát giao thông (CSGT) làm việc là quyền của dân. Đảm bảo cho người dân thực hiện dân chủ trong công tác đảm bảo trật tự, an toàn giao thông. Để thực hiện việc quay phim, ghi hình như thế nào là “đúng luật”? Bên cạnh đó có được quay phim, chụp ảnh khi cảnh sát giao thông làm nhiệm vụ hay không? Bài viết dưới đây của Luật sư X sẽ giải đáp thắc mắc trên cho bạn. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích cho bạn đọc

Căn cứ pháp lý

Thông tư 67/2019/TT-BCA

Các hình thức giám sát của Nhân dân đối với lực lượng Cảnh sát giao thông

Theo quy định tại Điều 11Thông tư 67/2019/TT-BCA, Nhân dân có thể giám sát hoạt động của các lực lượng Công an nhân dân (CAND) trong công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông bằng các hình thức dưới đây:

– Nhân dân có thể thông qua các thông tin công khai trên cổng thông tin điện tử hoặc các nguồn khác của CAND để giám sát hoạt động của các lực lượng CAND.

– Nhân dân cũng có thể thực hiện quyền giám sát của mình đối với hoạt động của lực lượng CAND bằng cách phản hồi qua các phương tiện thông tin đại chúng

– Việt Nam là nhà nước của dân, do dân và vì dân, do đó, Nhân dân có thể gián tiếp giám sát hoạt động của lực lượng CAND thông qua các chủ thể giám sát theo quy định của pháp luật. Theo đó, căn cứ theo quy định tại Khoản 2 Điều 2 Luật hoạt động giám sát của Quốc Hội và Hội đồng nhân dân, nhân dân có thể thông qua các chủ thể giám sát sau đây để giám sát hoạt động của lực lượng CAND: Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân, Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân, đại biểu Hội đồng nhân dân.

– Thực tế, chúng ta phải thừa nhận một điều, dù có nhiều hình thức giám sát đến đâu thì một trong những hình thức giám sát hiệu quả nhất để người dân giám sát hoạt động của lực lượng CAND là tiếp xúc, giải quyết trực tiếp công việc với cán bộ, chiến sỹ.

-Ngoài ra, người dân có thể giám sát được hoạt động của lực lượng CAND thông qua kết quả giải quyết các vụ việc, đơn thư, khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh.

– Thông qua thiết bị ghi âm, ghi hình hoặc quan sát trực tiếp cũng là một trong những hình thức giám sát được pháp luật ghi nhận tại Thông tư 67/2019/TT-BCA. Đây là một hình thức giám diễn phổ biến hàng ngày. Khi đi đường chúng ta vẫn thường hay bắt gặp hình ảnh người dân quay phim, chụp hình lực lượng cảnh sát giao thông đang làm nhiệm vụ.

Như vậy, người dân có thể sử dụng các hình thức trên để giám sát hoạt động của lực lượng CAND. Tuy nhiên, điều này cũng không có nghĩa rằng, Nhân dân có thể sử dụng các hình thức trên để giám sát tất cả các hành vi, việc làm của lực lượng CAND. Theo đó, Nhân dân chỉ có thể sử dụng các hình thức trên để giám sát lực lượng CANĐ trong các trường hợp sau đây:

– Giám sát việc thi hành các quy định của pháp luật trong công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông của lực lượng CAND.

– Giám sát việc chấp hành quy định của Bộ Công an về quy tắc ứng xử của cán bộ, chiến sỹ khi làm nhiệm vụ.

Bên cạnh đó, người dân cũng cần lưu ý, việc giám sát đối với hoạt động của lực lượng CAND phải khách quan, trung thực, đúng quy định của pháp luật, không được làm cản trở, ảnh hưởng đến thực thi nhiệm vụ của cán bộ, chiến sỹ.

Có được quay phim, chụp ảnh khi cảnh sát giao thông làm nhiệm vụ

Như đã đề cập ở trên, người dân được phép sử dụng các hình thức khác nhau, trong đó có việc sử dụng thiết bị ghi âm, ghi hình hoặc quan sát trực tiếp để giám sát CSGT đang làm nhiệm vụ. Tuy nhiên, việc chụp ảnh hay quay phim cần đảm bảo các điều kiện được ghi nhận tại khoản 5 Điều 11 Thông tư 67/2019:

a) Không làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của cán bộ, chiến sỹ khi đang thực thi nhiệm vụ;

b) Ngoài khu vực bảo đảm trật tự, an toàn giao thông (đối với nơi có triển khai khu vực bảo đảm trật tự, an toàn giao thông);

c) Tuân thủ các quy định pháp luật khác có liên quan.

Trong đó, Điều 4 Thông tư này đã giải thích về khu vực bảo đảm trật tự an toàn giao thông là nơi được giới hạn bằng cọc tiêu hình chóp nón hoặc dây căng để cán bộ, chiến sỹ thực thi nhiệm vụ bảo đảm trật tự, an toàn giao thông và an ninh, trật tự. Dây căng là dây có nền màu đỏ và có in dòng chữ “KHU VỰC BẢO ĐẢM TRẬT TỰ, AN TOÀN GIAO THÔNG” màu vàng.Như vậy, người dân được quyền quay phim, chụp ảnh CSGT nhưng không được làm ảnh hưởng đến việc thực hiện nhiệm vụ của họ trong khu vực cho phép và phải tuân thủ các quy định của pháp luật.

nguoi dan co duoc quay phim canh sat giao thong

Bị xử phạt vi phạm giao thông sai thì làm thế nào?

Trong quá trình tham gia giao thông; nếu bị cảnh sát giao thông mời mời vào xử phạt; nếu bạn có căn cứ cho rằng mình không vi phạm thì có thể tiến hành giải trình.

Tuy nhiên; nếu do khó khăn trong quá trình chứng minh, hoặc cảnh sát giao thông vẫn nhất quyết xử phạt. Bạn có thể vẫn tiến hành nộp phạt; sau đó tiến hành thủ tục khiếu nại ,khởi kiện để xem xét lại quyết định đó; lợi ích của bạn vẫn được đảm bảo. Sau khi bị xử phạt vi phạm giao thông sai bạn có 2 lựa chọn; tiến hành khiếu nại quyết định xử phạt vi phạm giao thông hoặc tiến hành khởi kiện vụ án hành chính tại tòa án 

Mời bạn xem thêm bài viết

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Có được quay phim chụp ảnh khi cảnh sát giao thông làm nhiệm vụ“. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như xin xác nhận độc thân, đăng ký xác nhận tình trạng hôn nhân, dịch vụ luật sư tư vấn ly hôndịch vụ luật sư giải quyết tranh chấp quyền nuôi con khi ly hôn… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.

Gọi ngay cho chúng tôi qua hotline: 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Hồ sơ khởi kiện khi cảnh sát giao thông xử phạt sai?

Hồ sơ khởi kiện
Khi nộp đơn khởi kiện, bạn cần chuẩn bị:
Đơn khởi kiện;
Các tài liệu chứng minh cho yêu cầu của bạn;
Bản chính quyết định xử phạt…;
Bản chính quyết định giải quyết khiếu nại hoặc chứng cứ chứng minh việc đã khiếu nại (nếu có);
Giấy uỷ quyền (nếu bạn cử người đại diện);
Bản sao hộ khẩu, chứng minh nhân dân (có chứng thực hợp pháp);
Bản kê các tài liệu nộp kèm theo đơn kiện (ghi rõ bản chính, bản sao);

Khái niệm an toàn giao thông là gì?

An toàn giao thông (ATGT) hiểu đó những hành vi văn hóa của mọi người khi tham gia giao thông bao gồm việc chấp hành luật giao thông, phải có ý thức khi tham gia giao thông.

5/5 - (2 bình chọn)

You may also like

Leave a Comment