Có được sử dụng xe máy để kéo lê sắt thép trên đường bộ không?

by Ánh Ngọc
Có được sử dụng xe máy để kéo lê sắt thép trên đường bộ không?

Chào Luật sư, vừa qua tôi có gặp trường hợp người dân khi tham gia giao thông sử dụng xe máy để kéo lê sắt thép trên đường bộ. Hành vi này gây nguy hiểm cho những chủ thể và phương tiện khác. Vậy, Luật sư cho tôi hỏi, việc sử dụng xe máy để kéo lê sắt thép trên đường bộ bị xử lý như thế nào? Tôi xin chân thành cảm ơn!

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chùng tôi. Sau đây, Luật sư X xin giải đáp thắc mắc của bạn như sau

Căn cứ pháp lý

Nội dung tư vấn

Các hành vi bị nghiêm cấm khi tham gia giao thông tại Việt Nam

Quy định chung

  • Phá hoại đường, cầu, hầm, bến phà đường bộ, đèn tín hiệu; cọc tiêu, biển báo hiệu, gương cầu; dải phân cách, hệ thống thoát nước và các công trình, thiết bị khác thuộc kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
  • Đào, khoan, xẻ đường trái phép; đặt, để chướng ngại vật trái phép trên đường; đặt, rải vật nhọn, đổ chất gây trơn trên đường; để trái phép vật liệu, phế thải, thải rác ra đường; mở đường, đấu nối trái phép vào đường chính; lấn, chiếm hoặc sử dụng trái phép đất của đường bộ, hành lang an toàn đường bộ;…..
  • Sử dụng lòng đường, lề đường, hè phố trái phép; Đưa xe cơ giới, xe máy chuyên dùng không bảo đảm tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường tham gia giao thông đường bộ.
  • Thay đổi tổng thành, linh kiện, phụ kiện xe cơ giới để tạm thời đạt tiêu chuẩn kỹ thuật của xe khi đi kiểm định.
  • Đua xe, cổ vũ đua xe, tổ chức đua xe trái phép, lạng lách, đánh võng.
  • Điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà trong cơ thể có chất ma túy; Điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn; Điều khiển xe mô tô, xe gắn máy mà trong máu có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc 0,25 miligam/1 lít khí thở.

Quy định cụ thể

  • Điều khiển xe cơ giới không có giấy phép lái xe theo quy định; Điều khiển xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ không có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ; bằng hoặc chứng chỉ điều khiển xe máy chuyên dùng.
  • Giao xe cơ giới, xe máy chuyên dùng cho người không đủ điều kiện để điều khiển xe tham gia giao thông đường bộ.
  • Điều khiển xe cơ giới chạy quá tốc độ quy định, giành đường, vượt ẩu.
  • Bấm còi, rú ga liên tục; bấm còi trong thời gian từ 22 giờ đến 5 giờ; bấm còi hơi, sử dụng đèn chiếu xa trong đô thị và khu đông dân cư; trừ các xe được quyền ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định của Luật GTĐB.
  • Lắp đặt, sử dụng còi, đèn không đúng thiết kế của nhà sản xuất đối với từng loại xe cơ giới; sử dụng thiết bị âm thanh gây mất trật tự an toàn giao thông, trật tự công cộng.
  • Vận chuyển hàng cấm lưu thông, vận chuyển trái phép; hoặc không thực hiện đầy đủ các quy định về vận chuyển hàng nguy hiểm, động vật hoang dã.
  • Đe dọa, xúc phạm, tranh giành, lôi kéo hành khách; bắt ép hành khách sử dụng dịch vụ ngoài ý muốn; chuyển tải, xuống khách hoặc các hành vi khác nhằm trốn tránh phát hiện xe chở quá tải, quá số người quy định.

Quy định khác

  • Kinh doanh vận tải bằng xe ô tô khi không đáp ứng đủ điều kiện kinh doanh theo quy định.
  • Bỏ trốn sau khi gây tai nạn để trốn tránh trách nhiệm.
  • Khi có điều kiện mà cố ý không cứu giúp người bị tai nạn giao thông.
  • Xâm phạm tính mạng, sức khỏe, tài sản của người bị nạn và người gây tai nạn.
  • Lợi dụng việc xảy ra tai nạn giao thông để hành hung; đe dọa, xúi giục, gây sức ép, làm mất trật tự, cản trở việc xử lý tai nạn giao thông.
  • Lợi dụng chức vụ, quyền hạn, nghề nghiệp của bản thân; hoặc người khác để vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ.
  • Sản xuất, sử dụng trái phép hoặc mua, bán biển số xe cơ giới, xe máy chuyên dùng.
  • Hành vi vi phạm quy tắc giao thông đường bộ; hành vi khác gây nguy hiểm cho người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ.

Có được sử dụng xe máy để kéo lê sắt thép trên đường bộ không?

Có được sử dụng xe máy để kéo lê sắt thép trên đường bộ không? Theo quy định tại Điều 20 Luật Giao thông đường bộ 2008 thì:

Điều 20. Xếp hàng hóa trên phương tiện giao thông đường bộ

1. Hàng hóa xếp trên xe phải gọn gàng; chằng buộc chắc chắn; không để rơi vãi dọc đường; không kéo lê hàng hóa trên mặt đường và không cản trở việc điều khiển xe.

2. Khi xếp hàng hóa vượt phía trước và phía sau xe thì ban ngày phải có cờ báo hiệu màu đỏ, ban đêm; hoặc khi trời tối phải có đèn đỏ báo hiệu.

3. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định cụ thể việc xếp hàng hóa trên phương tiện giao thông đường bộ.

Theo quy định trên thì “Hàng hóa xếp trên xe phải gọn gàng, chằng buộc chắc chắn, không để rơi vãi dọc đường, không kéo lê hàng hóa trên mặt đường và không cản trở việc điều khiển xe“. Cho nên hành vi sử dụng xe máy để kéo lê sắt thép là hành vi vi phạm pháp luật.

Có được sử dụng xe máy để kéo lê sắt thép trên đường bộ không?
Có được sử dụng xe máy để kéo lê sắt thép trên đường bộ không?

Xử phạt hành vi sử dụng xe máy để kéo lê sắt thép trên đường bộ

Theo quy định tại khoản 3 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP thì phạt tiền từ 400.000 – 600.000 đồng đối với hành vi:

  • Người đang điều khiển xe hoặc chở người ngồi trên xe bám, kéo, đẩy xe khác, vật khác, dẫn dắt súc vật, mang vác vật cồng kềnh; chở người đứng trên yên, giá đèo hàng hoặc ngồi trên tay lái; xếp hàng hóa trên xe vượt quá giới hạn quy định; điều khiển xe kéo theo xe khác, vật khác;
  • Chở hàng vượt trọng tải thiết kế được ghi trong Giấy đăng ký xe đối với loại xe có quy định về trọng tải thiết kế;

Ngoài ra đối với xe ô tô tải, máy kéo (bao gồm cả rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo theo) và các loại xe tương tự xe ô tô nếu có hành vi kéo lê sắt thép trên đường bộ thì có thể bị xử phạt 600.000 – 800.000 đồng.

Hình thức thu, nộp tiền phạt vi phạm

Trường hợp bị xử phạt hành chính về lỗi đi sai làn đường của ô tô; chủ thể có hành vi vi phạm sẽ nộp phạt tại cơ quan có được quy định dưới đây.

  • Đối với hình thức nộp tiền phạt bằng tiền mặt trực tiếp tại Kho bạc Nhà nước; hoặc ngân hàng thương mại nơi Kho bạc Nhà nước ủy nhiệm thu phạt; nộp cho người có thẩm quyền thu phạt theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 20 Nghị định 118/2021/NĐ-CP.
  • Thời điểm xác định người nộp tiền phạt đã thực hiện nghĩa vụ nộp tiền phạt là thời điểm Kho bạc Nhà nước; ngân hàng thương mại nơi Kho bạc Nhà nước ủy nhiệm thu; người có thẩm quyền thu phạt theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 20 Nghị định 118/2021/NĐ-CP xác nhận trên chứng từ thu tiền mặt.
  • Trường hợp nộp bằng hình thức chuyển khoản; thời điểm xác định người nộp tiền phạt đã thực hiện nghĩa vụ nộp tiền phạt là thời điểm Kho bạc Nhà nước; ngân hàng thương mại nơi Kho bạc Nhà nước ủy nhiệm thu phạt xác nhận trên chứng từ nộp tiền vào ngân sách bằng chuyển khoản.

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Có được sử dụng xe máy để kéo lê sắt thép trên đường bộ không?”. Hy vọng rằng bạn có thể vận dụng những kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty; giải thể công ty TNHH 1 thành viên; tạm dừng công ty; thủ tục sang tên nhà đất; thủ tục tặng cho nhà đất; thành lập công ty, đăng ký nhãn hiệu,…. Vui lòng liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc qua các kênh sau:

Câu hỏi thường gặp

Khổ giới hạn của đường bộ là gì?

Theo quy định tại Khoản 8 Điều 3 Luật Giao thông đường bộ năm 2008; Khổ giới hạn của đường bộ là khoảng trống có kích thước giới hạn về chiều cao, chiều rộng của đường, cầu, bến phà, hầm đường bộ để các xe kể cả hàng hóa xếp trên xe đi qua được an toàn.

Mức xử phạt đối với xe máy chở hàng hóa cồng kềnh là bao nhiêu?

Theo quy định tại Điểm k, Khoản 3, Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP; Người đang điều khiển xe hoặc chở người ngồi trên xe bám, kéo, đẩy xe khác, vật khác, dẫn dắt súc vật, mang vác vật cồng kềnh; chở người đứng trên yên, giá đèo hàng hoặc ngồi trên tay lái; xếp hàng hóa trên xe vượt quá giới hạn quy định; điều khiển xe kéo theo xe khác, vật khác

5/5 - (1 bình chọn)

You may also like

Leave a Comment