Mức xử phạt lỗi ô tô vượt đèn đỏ mới nhất hiện nay

by Ánh Ngọc
Mức xử phạt lỗi ô tô vượt đèn đỏ mới nhất năm 2022

Chào Luật sư, vừa rồi em trai tôi có bị Cảnh sát xử phạt vi phạm giao thông vì lỗi điều khiển ô tô vượt đèn đỏ với số tiền phạt là 5 triệu đồng và bị tước Giấy phép lái xe. Luật sư cho tôi hỏi trong trường hợp này; mức xử phạt lỗi ô tô vượt đèn đỏ của em trai tôi có đúng với quy định của pháp luật không? Và việc tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe của CSGT có hợp lý không? Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư.

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Sau đây, Luật sư X xin giải đáp thắc mắc của bạn như sau

Căn cứ pháp lý

Nội dung tư vấn

Khái niệm

Phương tiện giao thông đường bộ và phương tiện tham gia giao thông đường bộ

  • Phương tiện giao thông đường bộ gồm phương tiện giao thông cơ giới đường bộ; phương tiện giao thông thô sơ đường bộ.
  • Bên cạnh đó, khi tham gia giao thông ta còn bắt gặp khái niệm phương tiện tham gia giao thông đường bộ; có thể hiểu phương tiện tham gia giao thông đường bộ gồm: phương tiện giao thông đường bộ và xe máy chuyên dùng.

Người tham gia giao thông và người điều khiển phương tiện

Trong quan hệ pháp luật; đặc biệt là quan hệ pháp luật giao thông đường bộ; sẽ không thể thiếu các chủ thể tham gia giao thông. Vậy người tham gia giao thông là gì? Họ bao gồm những chủ thể nào?

  • Theo quy định tại Khoản 22 Điều 3 Luật Giao thông đường bộ năm 2008; Người tham gia giao thông gồm người điều khiển; người sử dụng phương tiện tham gia giao thông đường bộ; người điều khiển, dẫn dắt súc vật; người đi bộ trên đường bộ.
  • Khác với người tham gia giao thông; Người điều khiển phương tiện gồm người điều khiển xe cơ giới; xe thô sơ, xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ.

Như vậy, các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật giao thông cần nắm rõ được các khái niệm cơ bản này để từ đó; có thể điều chỉnh hành vi của mình sao cho đúng với quy định của pháp luật.

Quy định của pháp luật về tín hiệu đèn giao thông đường bộ và biển báo hiệu đường bộ

Khoản 3, 4 Điều 10 Luật giao thông đường bộ quy định cụ thể về vấ đề này như sau

3. Tín hiệu đèn giao thông có ba mầu, quy định như sau:

a) Tín hiệu xanh là được đi;

b) Tín hiệu đỏ là cấm đi;

c) Tín hiệu vàng là phải dừng lại trước vạch dừng, trừ trường hợp đã đi quá vạch dừng thì được đi tiếp; trong trường hợp tín hiệu vàng nhấp nháy là được đi nhưng phải giảm tốc độ, chú ý quan sát, nhường đường cho người đi bộ qua đường.

4. Biển báo hiệu đường bộ gồm năm nhóm, quy định như sau:

a) Biển báo cấm để biểu thị các điều cấm;

b) Biển báo nguy hiểm để cảnh báo các tình huống nguy hiểm có thể xảy ra;

c) Biển hiệu lệnh để báo các hiệu lệnh phải thi hành;

d) Biển chỉ dẫn để chỉ dẫn hướng đi hoặc các điều cần biết;

đ) Biển phụ để thuyết minh bổ sung các loại biển báo cấm, biển báo nguy hiểm, biển hiệu lệnh và biển chỉ dẫn.

Từ quy định trên, có thể thấy rằng; tín hiệu đèn và biển báo hiệu giao thông là những công cụ quan trọng; theo đó, nó yêu cầu người tham gia giao thông phải chấp hành nghiêm chỉnh.

Mức xử phạt lỗi ô tô vượt đèn đỏ mới nhất năm 2022

Mức xử phạt lỗi ô tô vượt đèn đỏ mới nhất hiện nay

Hình phạt chính

  • Căn cứ vào Luật giao thông đường bộ năm 2008 và Điểm a Khoản 5 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP; mức xử phạt lỗi ô tô vượt đèn đỏ được quy định như sau

5. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông;

Như vậy, có thể thấy rằng người điều khiển xe ô tô mắc lỗi vượt đèn đỏ; cũng như không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông; có thể bị xử phạt hành chính từ 3.000.000 – 5.000.000 đồng.

Hình phạt bổ sung

  • Theo quy định tại điểm b, c khoản 11 Điều 5; Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:

b) Thực hiện hành vi quy định tại điểm đ khoản 2; điểm h, điểm i khoản 3; khoản 4; điểm a, điểm b, điểm d, điểm đ, điểm g, điểm h, điểm i khoản 5 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng;

c) Thực hiện hành vi quy định tại điểm c khoản 5; điểm a, điểm b khoản 6; khoản 7 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng.

Thực hiện hành vi quy định tại một trong các điểm; khoản sau của Điều này mà gây tai nạn giao thông; thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng: điểm a, điểm d, điểm đ, điểm e, điểm g khoản 1; điểm b, điểm d, điểm g khoản 2; điểm b, điểm g, điểm h, điểm m, điểm n, điểm r, điểm s khoản 3; điểm a, điểm c, điểm e, điểm g, điểm h khoản 4; điểm a, điểm b, điểm e, điểm g, điểm h khoản 5 Điều này;

Từ quy định trên, ta thấy rằng xe ô tô vi phạm lỗi không chấp hành hiệu lệnh đèn tín hiệu giao thông; thì sẽ bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 – 03 tháng. Trong trường hợp không tuân thủ tín hiệu đèn giao thông và gây tai nạn; người lái sẽ bị tước giấy phép từ 02 – 04 tháng.

Hình thức thu, nộp tiền phạt vi phạm

Trường hợp bị xử phạt hành chính về lỗi vượt đèn đỏ của ô tô; chủ thể có hành vi vi phạm sẽ nộp phạt tại cơ quan có được quy định dưới đây.

  • Đối với hình thức nộp tiền phạt bằng tiền mặt trực tiếp tại Kho bạc Nhà nước; hoặc ngân hàng thương mại nơi Kho bạc Nhà nước ủy nhiệm thu phạt; nộp cho người có thẩm quyền thu phạt theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 20 Nghị định 118/2021/NĐ-CP.
  • Thời điểm xác định người nộp tiền phạt đã thực hiện nghĩa vụ nộp tiền phạt là thời điểm Kho bạc Nhà nước; ngân hàng thương mại nơi Kho bạc Nhà nước ủy nhiệm thu; người có thẩm quyền thu phạt theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 20 Nghị định 118/2021/NĐ-CP xác nhận trên chứng từ thu tiền mặt.
  • Trường hợp nộp bằng hình thức chuyển khoản; thời điểm xác định người nộp tiền phạt đã thực hiện nghĩa vụ nộp tiền phạt là thời điểm Kho bạc Nhà nước; ngân hàng thương mại nơi Kho bạc Nhà nước ủy nhiệm thu phạt xác nhận trên chứng từ nộp tiền vào ngân sách bằng chuyển khoản.

Hình thức thu, nộp tiền phạt vi phạm là một trong những quy định quan trọng đối với trong hợp vi phạm giao thông nói riêng. Thông qua quy định này, các chủ thể sẽ xác định đúng được cơ quan có quyền thu, nộp tiền phạt vi phạm; để từ đó điều chỉnh những hành vi của mình.

Có thể bạn quan tâm

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Mức xử phạt lỗi ô tô vượt đèn đỏ mới nhất năm 2022“. Hy vọng bài viết hữu ích với bạn đọc. Nếu có vấn đề pháp lý cần giải quyết. Vui lòng liên hệ Luật sư X: 0833102102.

Câu hỏi thường gặp

Các loại xe tương tự ô tô là loại xe nào?

Theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 3 Nghị định 100/2019/NĐ-CP; Các loại xe tương tự xe ô tô là loại phương tiện giao thông đường bộ chạy bằng động cơ có từ hai trục, bốn bánh xe trở lên, có phần động cơ và thùng hàng (nếu có) lắp trên cùng một xát xi (kể cả loại xe 4 bánh chạy bằng năng lượng điện);

Phạm vi an toàn cầu vượt chung là gì?

Theo quy định tại Điểm i Khoản 2 Điều 3 Nghị định 100/2019/NĐ-CP; Phạm vi an toàn cầu chung là phạm vi giữa hai cần chắn, giàn chắn (bao gồm cả cần chắn, giàn chắn) hoặc phạm vi từ mép trong của mố (giáp đầu dầm) hai đầu cầu trở ra mỗi bên 10 m ở nơi không có cần chắn, giàn chắn

Các loại xe tương tự xe gắn máy bao gồm những phương tiện nào?

Theo quy định tại Điểm đ Khoản 1 Điều 3 Nghị định 100/NĐ-CP; Các loại xe tương tự xe gắn máy là phương tiện giao thông đường bộ chạy bằng động cơ, có hai bánh hoặc ba bánh và vận tốc thiết kế lớn nhất không lớn hơn 50 km/h, trừ các xe quy định tại điểm e khoản này;

Rate this post

You may also like

Leave a Comment