Mức xử phạt lỗi ô tô đi sai làn đường mới nhất hiện nay

by Ánh Ngọc
Mức xử phạt lỗi ô tô đi sai làn đường mới nhất năm 2022

Tai nạn giao thông là một trong những vấn đề nhức nhối của xã hội, nó gây ra những hậu quả không mong muốn cho các chủ thể tham gia giao thông. Trên thực tế, nguyên nhân của những vụ tai nạn giao thông là rất đa dạng; đó có thể là nguyên nhân khách quan như kết cấu công trình chất lượng thấp,…hoặc nguyên nhân chủ quan, xuất phát từ phía người tham gia giao thông; đây là nguyên nhân chủ yếu; được thể hiện qua hành vi vi phạm giao thông của chủ thể; trong đó có lỗi đi sai làn đường. Vậy, câu hỏi đặt ra là mức xử phạt lỗi ô tô đi sai làn đường được quy định như thế nào?

Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này nhé!

Căn cứ pháp lý

Nội dung tư vấn

Khái niệm

Làn đường là gì?

  • Theo quy định tại Khoản 7 Điều 3 Luật Giao thông đường bộ năm 2008: Làn đường là một phần của phần đường xe chạy được chia theo chiều dọc của đường, có bề rộng đủ cho xe chạy an toàn.

Như vậy, làn đường là một phần quan trọng được thể hiện tại phần đường xe chạy; được phân chia thành các phần cụ thể, hợp lý để các xe chạy an toàn.

Thế nào là điều khiển ô tô đi sai là đường?

  • Điều khiển ôtô đi sai làn đường là trường hợp người điều khiển phương tiện đi không đúng làn đường dành cho ô tô trên đoạn đường được chia thành nhiều làn; và phân biệt bằng vạch kẻ đường. Bởi, mỗi làn chỉ dành cho một; hoặc một số loại phương tiện nhất định.
Mức xử phạt lỗi ô tô đi sai làn đường mới nhất hiện nay
Hình ảnh minh họa ô tô đi sai làn đường.

Mức xử phạt lỗi ô tô đi sai làn đường mới nhất

Theo Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, việc lái xe ô tô lấn sang làn xe máy sẽ bị phạt theo các mức sau:

Phạt tiền

Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

  • Chuyển làn đường không đúng nơi cho phép hoặc không có tín hiệu báo trước; trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm g khoản 5 Điều này;

Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

  • Điều khiển xe không đi bên phải theo chiều đi của mình; đi không đúng phần đường hoặc làn đường quy định (làn cùng chiều; hoặc làn ngược chiều) trừ hành vi quy định tại điểm c khoản 4 Điều này;
  • Điều khiển xe đi qua dải phân cách cố định ở giữa hai phần đường xe chạy; điều khiển xe đi trên hè phố, trừ trường hợp điều khiển xe đi qua hè phố để vào nhà;

Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe

  • Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây: Thực hiện hành vi quy định tại điểm c khoản 5; điểm a, điểm b khoản 6; khoản 7 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng.
  • Thực hiện hành vi quy định tại một trong các điểm; khoản sau của Điều này mà gây tai nạn giao thông; thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng: điểm a, điểm d, điểm đ, điểm e, điểm g khoản 1; điểm b, điểm d, điểm g khoản 2; điểm b, điểm g, điểm h, điểm m, điểm n, điểm r, điểm s khoản 3; điểm a, điểm c, điểm e, điểm g, điểm h khoản 4; điểm a, điểm b, điểm e, điểm g, điểm h khoản 5 Điều này

Ô tô lấn làn gây tai nạn bị xử phạt như thế nào?

Theo quy định của pháp luật, trường hợp gây ra tai nạn; người điều khiển phải có trách nhiệm bồi thường cho người bị thiệt hại do tai nạn gây ra.

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại

Cụ thể, theo quy định tại Điều 589, Điều 590 và Điều 591 Bộ luật Dân sự năm 2015; người lái xe lấn làn gây tai nạn sẽ phải bồi thường những thiệt hại sau:

  • Thiệt hại về tài sản: Tài sản bị mất, bị huỷ hoại hoặc bị hư hỏng; giá trị sử dụng, khai thác tài sản bị mất, giảm sút; chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại.
  • Thiệt hại về sức khỏe: chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khoẻ và thu nhập thực tế bị mất; hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại; mức bù đắp tổn thất tinh thần.
  • Thiệt hại về tính mạng (làm chết người): chi phí mai táng; tiền cấp dưỡng cho người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng; mức bồi thường bù đắp tinh thần.

Trách nhiệm hình sự

Ngoài ra, hành vi lái ô tô lấn làn xe máy còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ.

  • Tại Điều 260 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi năm 2017, mức phạt nhẹ nhất đối với tội này là phạt tiền từ 30-100 triệu đồng. Phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 1-5 năm nếu: Làm chết người; Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỉ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên.

Hình thức thu, nộp tiền phạt vi phạm

Trường hợp bị xử phạt hành chính về lỗi đi sai làn đường của ô tô; chủ thể có hành vi vi phạm sẽ nộp phạt tại cơ quan có được quy định dưới đây.

  • Đối với hình thức nộp tiền phạt bằng tiền mặt trực tiếp tại Kho bạc Nhà nước; hoặc ngân hàng thương mại nơi Kho bạc Nhà nước ủy nhiệm thu phạt; nộp cho người có thẩm quyền thu phạt theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 20 Nghị định 118/2021/NĐ-CP.
  • Thời điểm xác định người nộp tiền phạt đã thực hiện nghĩa vụ nộp tiền phạt là thời điểm Kho bạc Nhà nước; ngân hàng thương mại nơi Kho bạc Nhà nước ủy nhiệm thu; người có thẩm quyền thu phạt theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 20 Nghị định 118/2021/NĐ-CP xác nhận trên chứng từ thu tiền mặt.
  • Trường hợp nộp bằng hình thức chuyển khoản; thời điểm xác định người nộp tiền phạt đã thực hiện nghĩa vụ nộp tiền phạt là thời điểm Kho bạc Nhà nước; ngân hàng thương mại nơi Kho bạc Nhà nước ủy nhiệm thu phạt xác nhận trên chứng từ nộp tiền vào ngân sách bằng chuyển khoản.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về “Mức xử phạt lỗi ô tô đi sai làn đường mới nhất năm 2022“. Hy vọng bài viết hữu ích với bạn đọc! Mọi vấn đề pháp lý cần giải đáp vui lòng liên hệ Luật sư X0833102102. Hoặc liên hệ qua các kênh:

FB: www.facebook.com/luatsux

Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux

Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Câu hỏi thường gặp

Dải phân cách là gì?

Theo quy định tại Khoản 10 Điều 3 Luật Giao thông đường bộ năm 2008; Dải phân cách là bộ phận của đường để phân chia mặt đường thành hai chiều xe chạy riêng biệt hoặc để phân chia phần đường của xe cơ giới và xe thô sơ. Dải phân cách gồm loại cố định và loại di động.

Chủ thể nào có quyền điều khiển giao thông?

Theo quy định tại Khoản 25 Điều 3 Luật Giao thông đường bộ năm 2008; Người điều khiển giao thông là cảnh sát giao thông; người được giao nhiệm vụ hướng dẫn giao thông tại nơi thi công, nơi ùn tắc giao thông, ở bến phà, tại cầu đường bộ đi chung với đường sắt.

5/5 - (1 bình chọn)

You may also like

Leave a Comment