CSGT có quyền yêu cầu dừng xe khi không có vi phạm không?

by Thúy Duy

Chào CSGT, khi tôi đang lưu thông từ đoạn đường từ công ty để về nhà thì có bị cảnh sát giao thông yêu cầu ngừng xe để kiểm tra giấy tờ. Mặc dù tôi đem đầy đủ giấy tờ xe và chấp hành nghiêm luật giao thông nhưng tôi không biết cánh sát giao thông có quyền yêu cầu dừng xe khi không có vi phạm hay không? Mong được tư vấn.

Chào bạn, chắc hẳn là nhiều người cũng thắc mắc vì sao mình bị yêu cầu dừng xe dù đi đúng luật và mang đủ giấy tờ. Thế nên việc cánh sát giao thông có quyền yêu cầu dừng xe khi không có vi phạm hay không? Mời bạn hãy theo dõi bài viết dưới đây, CSGT sẽ giải đáp thắc mắc này cho các bạn!

Căn cứ pháp lý

Những lỗi vi phạm giao thông phổ biến và mức xử phạt theo quy định

Có rất nhiều lỗi vi phạm giao thông đường bộ mà người tham gia hay vi phạm mà không hề để ý. Dưới đây là lỗi vi phạm thường gặp nhất và mức xử phạt bạn cần biết để hạn chế tối đa mắc lỗi.

Không đội mũ bảo hiểm

Đây là lỗi vi phạm giao thông đường bộ mà người tham gia giao thông hay mắc nhất.

Với lỗi không đội mũ bảo hiểm, người đi xe máy, ô tô sẽ bị phạt tiền từ 200.000 đến 300.000 đồng.

Còn nếu bạn chở người trên xe máy mà không đội mũ bảo hiểm hoặc đội mà không cài quai theo quy định sẽ bị phạt từ 200.000 đến 300.000 đồng.

Xe không biển số, đăng ký xe, bảo hiểm xe

Mức phạt các lỗi vi phạm xe máy không mang theo giấy phép đăng ký là từ 100.000 đến 200.000đ, còn nếu không có đăng ký xe sẽ bị phạt từ 300.000 đến 400.000đ.

Điều khiển xe máy không có biển số khi tham gia giao thông bị phạt từ 300.000 đến 400.000đ.

Chủ phương tiện xe máy không có hoặc không mang theo bảo hiểm xe máy xe cơ giới khi tham gia giao thông sẽ bị phạt từ 100.000 đến 200.000 đồng.

Hiện nay, xe máy điện được sử dụng phổ biến không chỉ ở các bạn học sinh, sinh viên mà cả người đi làm bởi nhiều ưu điểm. Theo đó, nhiều người thắc mắc xe máy điện có phải đăng ký không? 

Căn cứ Điều 3, Điều 53 Luật Giao thông đường bộ 2008, xe máy điện được xếp vào phương tiện giao thông cơ giới đường bộ. Vì vậy, xe máy điện khi lưu thông trên đường bắt buộc phải có đầy đủ đăng ký và gắn biển số xe. Nếu không, chủ phương tiện xe máy điện cũng bị xử phạt theo quy định trên.

Lỗi chuyển làn không tín hiệu, đi sai làn đường

Trong quá trình tham gia giao thông nếu bạn chuyển làn đường không đúng ở những nơi được phép hoặc không có tín hiệu báo trước sẽ bị phạt từ 100.000 đến 200.000đ.

Lỗi chuyển làn đường không bật xi-nhan sẽ phạt tiền từ 100.000 đến 200.000đ.

Người lái xe đi sai làn đường, không đi bên phải theo chiều đi của mình sẽ bị phạt từ 400.000 đến 600.000 đồng.

Lỗi vi phạm biển báo giao thông

Nếu bạn không chấp hành hiệu lệnh cũng như chỉ dẫn của biển báo giao thông và vạch kẻ đường sẽ bị phạt tiền từ 200.000 đến 400.000 đồng.

Trong trường hợp bạn không chấp hành hiệu lệnh cũng như chỉ dẫn của người điều khiển giao thông hoặc người kiểm soát giao thông như cảnh sát giao thông sẽ bị phạt tiền từ 600.000 đến 1 triệu đồng.

Lái xe sử dụng điện thoại

Trong các lỗi vi phạm xe máy thường gặp thì sử dụng điện thoại khi đang lái xe là lỗi dễ bị mắc nhất mà nhiều người chưa để ý. Hành vi vừa lái xe mà vừa sử dụng thiết bị điện thoại di động hay thiết bị âm thanh sẽ bị phạt từ 600.000 đến 1 triệu đồng.

Lái xe khi đã uống rượu bia

Lỗi vi phạm giao thông đường bộ này từ khi có nghị định 100/2019/NĐ-CP đã giảm bớt. Tùy vào nồng động cồn đo được khi kiểm tra, người tham gia giao thông sẽ bị phạt ở nhiều mức khác nhau:

  • Nếu trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa đến mức vi phạm bị phạt tiền từ 2 triệu đến 3 triệu đồng, tạm giữ giấy phép lái xe 1 tháng.
  • Nếu nồng độ cồn trong máu vượt quá 50 miligam đến 80 miligam hay nồng độ cồn trong hơi thở vượt quá 0.25 miligam đến 0.4 miligam trên 1 lít hơi thở: phạt tiền từ 4 triệu đến 5 triệu đồng, tạm giữ giấy phép lái xe 2 tháng.
  • Nếu nồng độ cồn trong máu vượt quá 100 miligam hay nồng độ cồn trong hơi thở vượt quá 0.4 miligam trên 1 lít hơi thở: phạt tiền từ 6 triệu đến 8 triệu đồng.
  • Nếu người lái xe không chấp hành kiểm tra chất ma túy hay nồng độ cồn của người điều khiển giao thông hay thi hành công vụ: phạt tiền từ 6 triệu đến 8 triệu đồng.

Vượt đèn tín hiệu

Đối với hành vi người tham gia giao thông vượt đèn đỏ hoặc vượt đèn vàng khi sắp chuyển qua đèn đỏ sẽ bị phạt từ 600.000 đến 1 triệu đồng.

Chủ phương tiện điều khiển xe máy điện phải đủ 16 tuổi trở lên đối với tất cả các dòng xe máy điện. Khi tham giao thông nếu người điều khiển xe máy điện mắc phải những lỗi vi phạm cũng sẽ bị phạt theo các mức tương ứng. 

CSGT có quyền yêu cầu dừng xe khi không có vi phạm không?

Khi tham gia giao thông mọi người luôn chú trọng và quan tâm tới sự quan toàn của bản thân của như cũng như những người cùng tham gia thông. Chính thế lực lượng CSGT luôn làm việc nghiêm túc để người dân không lo lắng khi tham gia giao thông. Nhưng trong một số trường hợp nhiều khi chúng ta nghĩ rằng mình đang lưu thông một cách bình thường và không vi phạm lỗi nào vẫn bị CSGT yêu cầu dừng xe.

CSGT được dừng xe khi nào?

Quy định tại Thông tư số 65/2020/TT-BCA của Bộ công an Thông tư quy định nhiệm vụ, quyền hạn, hình thức, nội dung và quy trình tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm hành chính về giao thông đường bộ của Cảnh sát giao thông.

Theo đó, Cảnh sát giao thông được quyền yêu cầu dừng xe nếu trực tiếp phát hiện hoặc thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phát hiện, ghi nhận được các hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ và các hành vi vi phạm pháp luật khác.

Bên cạnh đó có một số những trường hợp khác dù không nằm trên trường hợp trên Cảnh sát giao thông vẫn có thể yêu cầu dừng xe như sau:

  • Thực hiện mệnh lệnh, kế hoạch tổng kiểm soát phương tiện giao thông đường bộ, kế hoạch tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm theo chuyên đề đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
  • Có văn bản đề nghị của Thủ trưởng, Phó thủ trưởng cơ quan điều tra; văn bản đề nghị của cơ quan chức năng liên quan về dừng phương tiện giao thông để kiểm soát phục vụ công tác bảo đảm an ninh, trật tự, đấu tranh phòng chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác. Văn bản đề nghị phải ghi cụ thể thời gian, tuyến đường, phương tiện giao thông dừng để kiểm soát, xử lý, lực lượng tham gia phối hợp.
  • Tin báo, phản ánh, kiến nghị, tố cáo của tổ chức, cá nhân về hành vi vi phạm pháp luật của người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ.

(Quy định tại Khoản 1 – Điều 16 – Nghị định 65/2020/TT-BCA)

Như vậy, có 4 trường hợp CSGT được phép dừng xe của người điều khiển phương tiện đang lưu thông trên đường. Nếu như mọi người chấp hành đúng luật giao thông và mang đầy đủ giấy tờ thì không cần phải hoang mang khi mình bị yêu cầu dừng xe.

CSGT có quyền yêu cầu dừng xe khi không có vi phạm không?
CSGT có quyền yêu cầu dừng xe khi không có vi phạm không?

Việc dừng phương tiện giao thông phải bảo đảm những yêu cầu gì?

Theo quy định tại khoản 2 – Điều 16 – Nghị định 65/2020/TT-BCA:

“2. Việc dừng, kiểm soát phương tiện giao thông phải bảo đảm các yêu cầu sau:

a. An toàn, đúng quy định của pháp luật, không gây cản trở đến hoạt động giao thông. Khi đã dừng phương tiện giao thông phải thực hiện việc kiểm soát, xử lý vi phạm (nếu có) theo quy định của pháp luật;

b. Khi dừng, kiểm soát tại một điểm, tại một Trạm Cảnh sát giao thông, phải bảo đảm yêu cầu quy định tại điểm a Khoản này và yêu cầu sau:

Đặt rào chắn bằng các cọc tiêu hình chóp nón hoặc dây căng dọc theo chiều đường ở phần đường, làn đường sát lề đường hoặc vỉa hè để hình thành khu vực bảo đảm trật tự, an toàn giao thông theo quy định của Bộ Công an về thực hiện dân chủ trong công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông. Chiều dài đoạn rào chắn tối thiểu 100m đối với đường cao tốc, 50m đối với quốc lộ và 30m đối với đường tỉnh, đường huyện, đường đô thị, đường xã và đường chuyên dùng;

c. Khu vực bảo đảm trật tự, an toàn giao thông phải tuân thủ các quy định của pháp luật về giao thông đường bộ và quy định của pháp luật khác có liên quan; đủ diện tích để bố trí, lắm đặt các phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, kiểm soát, xử lý phương tiện giao thông vi phạm; bố trí Cảnh sát giao thông hướng dẫn, điều hòa giao thông, bảo đảm an toàn giao thông. Trường hợp kiểm soát trên đường cao tốc, phải đặt biển báo số 245a “đi chậm” hoặc biển 245b (đối với tuyến đường đối ngoại) về phía trước Tổ Cảnh sát giao thông theo hướng phương tiện giao thông cần kiểm soát đi tới theo quy định của pháp luật báo hiệu đường;

d. Khi dừng, kiểm soát phương tiện giao thông trên đường cao tốc, phải bảo đảm yêu cầu quy định tại điểm a, điểm b Khoản này và yêu cầu sau đây:

Khi kiểm soát tại một điểm chỉ được dừng phương tiện giao thông để kiểm soát, xử lý vi phạm tại các vị trí: Khu vực trạm thu phí, điểm đầu, điểm cuối đường cao tốc;

Khi tuần tra, kiểm soát cơ động chỉ được dừng phương tiện giao thông vào làn dừng phương tiện khẩn cấp để kiểm soát, xử lý vi phạm trong các trường hợp: Phát hiện vi phạm trật tự, an toàn giao thông nghiêm trọng, nguy cơ gây mất an toàn giao thông tức thời; phối hợp đấu tranh phòng chống tội phạm; tin báo, tố giác về hành vi vi phạm pháp luật của người và phương tiện giao thông đang lưu thông trên đường cao tốc; phát hiện phương tiện giao thông dừng, đỗ không đúng quy định trên đường cao tốc. Khi giải quyết xong vụ việc phải thu dọn cọc tiêu, dây căng, biển báo hiệu và di chuyển ngay.”

Mức phạt lỗi không có hoặc không mang giấy tờ xe

Theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP, quy định về mức phạt đối với người điều khiển phương tiện mà không mang hoặc không có giấy tờ xe như sau:

Mức phạt lỗi không có hoặc không mang đăng ký xe (Cà-vẹt xe)

Đối với ô tô

– Trong trường hợp người sử dụng phương tiện giao thông không có giấy đăng ký xe, sẽ phạt tiền từ 2.000.000 – 3.000.000đ, bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 1 – 3 tháng (Điểm a Khoản 4 và Điểm a Khoản 6 Điều 16).

Đồng thời, nếu không chứng minh được nguồn gốc xuất xứ của phương tiện sẽ bị tịch thu phương tiện xung vào ngân sách nhà nước (Điểm đ Khoản 6 Điều 16).

– Trong trường hợp người sử dụng phương tiện giao thông quên giấy đăng ký xe, sẽ phạt tiền từ 200.000 – 400.000đ (Điểm b Khoản 3 Điều 21).

Bên cạnh đó, khi không có giấy đăng ký xe theo quy định hoặc sử dụng giấy đăng ký xe đã hết hạn sử dụng, cảnh sát giao thông có quyền tạm giữ phương tiện bên cạnh phạt hành chính (theo quy định tại Điều 82 và khoản 4 Điều 16 Nghị định 100).

Đối với xe máy, mô tô

– Trong trường hợp người sử dụng phương tiện giao thông không có giấy đăng ký xe, sẽ phạt tiền từ 300.000 – 400.000đ (Điểm a Khoản 2 Điều 17).

Đồng thời, nếu không chứng minh được nguồn gốc xuất xứ của phương tiện sẽ bị tịch thu phương tiện xung vào ngân sách nhà nước (Điểm đ Khoản 4 Điều 17).

– Trong trường hợp người sử dụng phương tiện giao thông quên giấy đăng ký xe, sẽ phạt tiền từ 100.000 – 200.000đ (Điểm b Khoản 2 Điều 21).

Theo Điều 82 và khoản 2 Điều 17 Nghị định 100, ngoài việc bị xử phạt hành chính khi vi phạm giao thông, người điều khiển xe còn có thể bị tạm giữ phương tiện để ngăn chặn ngay hành vi vi phạm. Các trường hợp tạm giữ phương tiện liên quan đến đăng ký xe bao gồm:

  • Không có giấy đăng ký xe theo quy định hoặc sử dụng giấy đăng ký xe đã hết hạn sử dụng.
  • Sử dụng giấy đăng ký xe đã bị tẩy xóa; không đúng số khung, số máy của xe hoặc không do cơ quan có thẩm quyền cấp.
  • Điều khiển xe không gắn biển số (đối với loại xe có quy định phải gắn biển số); gắn biển số không đúng với giấy đăng ký xe hoặc gắn biển số không do cơ quan có thẩm quyền cấp.

Mức phạt lỗi không có hoặc quên mang bằng lái xe

Đối với ô tô

– Trong trường hợp người sử dụng phương tiện giao thông quên không mang giấy phép lái xe, sẽ phạt tiền từ 200.000 – 400.000đ (Trừ trường hợp có giấy phép lái xe quốc tế nhưng không mang theo giấy phép lái xe quốc gia) (Điểm a Khoản 3 Điều 21).

– Trường hợp người sử dụng phương tiện giao thông không có giấy phép lái xe, sẽ phạt tiền từ 4.000.000 – 6.000.000đ (Điểm b Khoản 8 Điều 21).

Đối với xe máy, mô tô

  • Trong trường hợp người sử dụng phương tiện giao thông quên không mang giấy phép lái xe, sẽ phạt tiền từ 100.000 – 200.000đ (Trừ trường hợp có giấy phép lái xe quốc tế nhưng không mang theo giấy phép lái xe quốc gia) (Điểm c Khoản 2 Điều 21).

Trường hợp người sử dụng phương tiện giao thông không có giấy phép lái xe:

  • Phạt tiền từ 800.000 – 1.200.000đ với người điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xi lanh dưới 175 cm3 (Điểm a Khoản 5 Điều 21).
  • Phạt tiền từ 3.000.000 – 4.000.000đ với người điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xi lanh từ 175 cm3 trở lên (Điểm b Khoản 7 Điều 21).

Mức phạt lỗi không có/không mang giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới

Đối với ô tô

Người điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô không có hoặc không mang theo giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới còn hiệu lực bị phạt tiền 400.000 – 600.000đ (Điểm b Khoản 4 Điều 21).

Đối với xe máy, mô tô

Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy không có hoặc không mang theo giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới còn hiệu lực bị phạt tiền 100.000 – 200.000đ (Điểm a Khoản 2 Điều 21).

Mức phạt lỗi không có hoặc quên giấy chứng nhận kiểm định (với xe ô tô)

  • Trường hợp không có giấy chứng nhận kiểm định, sẽ bị phạt tiền từ 4.000.000 – 6.000.000đ và bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 1 – 3 tháng (Điểm e Khoản 5 và Điểm a Khoản 6 Điều 16).
  • Trường hợp không mang theo giấy chứng nhận kiểm định, sẽ bị phạt tiền từ 200.000 – 400.000đ (Điểm c Khoản 3 Điều 21).

Bên cạnh đó, CSGT sẽ áp dụng hình phạt bổ sung là tạm giữ phương tiện trong các trường hợp sau:

  • Không có giấy chứng nhận hoặc tem kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường hoặc có nhưng đã hết hạn sử dụng.
  • Sử dụng tem kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường không do cơ quan có thẩm quyền cấp hoặc bị tẩy xóa.

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của CSGT về vấn đề “CSGT có quyền yêu cầu dừng xe khi không có vi phạm không?”. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể tận dụng những kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty, giải thể công ty TNHH 1 thành viên, tạm dừng công ty, mẫu đơn xin giải thể công ty, tra cứu quy hoạch xây dựng; xác nhận độc thân, đăng ký nhãn hiệu, … . Hãy liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc qua các kênh sau:

Câu hỏi thường gặp

Nội dung kiểm soát các giấy tờ có liên quan đến người và phương tiện là gì?

Nội dung kiểm soát các giấy tờ có liên quan đến người và phương tiện, gồm:
– Giấy phép lái xe; Giấy đăng ký xe; Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện cơ giới đường bộ; Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới và giấy tờ khác có liên quan đến người, phương tiện, hoạt động vận tải;
– Khi kiểm soát phải đối chiếu giữa các giấy tờ với nhau, giữa giấy tờ có liên quan với thực tế người, phương tiện, hàng hóa vận chuyển trên phương tiện.

Người dân được giám sát CSGT như thế nào?

Theo Thông tư 67/2019 của Bộ Công an quy định, người dân có quyền giám sát lực lượng CSGT đang làm nhiệm vụ thông qua thiết bị ghi âm, ghi hình. Tuy nhiên, việc giám sát phải bảo đảm các điều kiện: không làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của cán bộ, chiến sĩ khi đang thực thi nhiệm vụ; ngoài khu vực bảo đảm trật tự an toàn giao thông và tuân thủ các quy định pháp luật khác.
Khu vực bảo đảm trật tự an toàn giao thông là nơi được giới hạn bằng cọc tiêu hình chóp nón hoặc dây căng để cán bộ, chiến sĩ thực thi nhiệm vụ. Khu vực này phải tuân thủ các quy định pháp luật khác có liên quan.
Theo nội dung thông tư, người dân có 5 cách giám sát lực lượng công an trong công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông.
Thứ nhất thông qua các thông tin công khai của công an nhân dân và phản hồi qua các phương tiện thông tin đại chúng.
Thứ hai, thông qua các chủ thể giám sát theo quy định của pháp luật.
Thứ ba, thông qua tiếp xúc, giải quyết trực tiếp công việc với cán bộ, chiến sĩ.
Thứ tư, thông qua kết quả giải quyết các vụ việc, đơn thư, khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh.
Thứ năm, giám sát thông qua thiết bị ghi âm, ghi hình hoặc quan sát trực tiếp.
“Giám sát và kiểm tra là 2 khái niệm khác nhau. Do đó, người dân không có thẩm quyền yêu cầu CSGT xuất trình kế hoạch công tác, kế hoạch thực hiện chuyên đề. Việc kiểm tra các kế hoạch này của CSGT sẽ do các cấp cao hơn thực hiện”, đại diện Cục CSGT thông tin.

Ngoài cảnh sát giao thông ai được dừng xe theo quy định?

người có thẩm quyền dừng phương tiện và xử phạt hành vi vi phạm của người tham gia giao thông trong lĩnh vực giao thông đường bộ bao gồm:
– Cảnh sát giao thông đeo biển hiệu và Giấy chứng nhận cảnh sát tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ
– Lực lượng cảnh sát khác và công an xã, phường, thị trấn khi được huy động phối hợp với cảnh sát giao thông đường bộ theo kế hoạch đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;
– Thanh tra giao thông trong một số trường hợp mà hành vi vi phạm thuộc thẩm quyền xử phạt.
Ngoài ra, các lực lượng khác không có quyền dừng xe và xử phạt vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ mà chỉ có quyền dừng xe khi có hành vi vi phạm thuộc thuộc các lĩnh vực mà họ quản lý.
Cần lưu ý là các lực lượng có thẩm quyền dừng phương tiện và xử phạt hành vi vi phạm cũng không được tùy tiện dừng phương tiện mà chỉ được dừng phương tiện để kiếm soát trong trường hợp sau:
– Trực tiếp phát hiện hoặc thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phát hiện, ghi nhận được các hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ;
– Thực hiện kế hoạch, mệnh lệnh tổng kiểm soát của Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông đường bộ – đường sắt hoặc Giám đốc Công an cấp tỉnh trở lên;
– Thực hiện kế hoạch, phương án công tác của Trưởng phòng Hướng dẫn và Tổ chức tuần tra, kiểm soát giao thông thuộc Cục Cảnh sát giao thông đường bộ – đường sắt, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông hoặc Trưởng Công an cấp huyện trở lên về việc kiểm soát, xử lý vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ theo chuyên đề;
– Có văn bản của thủ trưởng, phó thủ trưởng cơ quan điều tra từ cấp huyện trở lên; văn bản đề nghị của cơ quan chức năng liên quan về dừng phương tiện để kiểm soát phục vụ công tác bảo đảm an ninh, trật tự;
– Tin báo của cơ quan, tổ chức, cá nhân về hành vi vi phạm pháp luật của người và phương tiện tham gia giao thông.

5/5 - (1 bình chọn)

You may also like

Leave a Comment