Dàn hàng ngang phạt bao nhiêu tiền?

by Vượng Gia
Dàn hàng ngang phạt bao nhiêu tiền?

Khi tham gia giao thông trên đường, người điều khiển phương tiện phải tuân thủ các quy định pháp luật về việc điều khiển phương tiện. Theo đó mà việc dàn xe hàng ngang khi tham gia giao thông là một hành vi cản trở giao thông, gây nguy hiểm cho người điều khiển phương tiện và những người xung quanh. Các hành vi này xâm phạm đến trật tự chung được xây dựng và quản lý để đảm bảo an toàn giao thông. Vậy chi tiết pháp luật quy định việc dàn hàng ngang phạt bao nhiêu tiền? Hãy cùng CSGt tìm hiểu về quy định này tại nội dung bài viết sau:

Căn cứ pháp lý

Đi xe máy dàn hàng ngang có phải là hành vi vi phạm pháp luật?

Đi xe máy phải tuân thủ quy tắc khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông. Theo đó, có một số hành vi bị cấm đối với xe gắn máy nói riêng, các phương tiện xe mô tô hai bánh, mô tô ba bánh, xe gắn máy nói chung. Theo đó:

Quy định pháp luật:

Khoản 3 Điều 30 Luật Giao thông đường bộ hiện hành quy định như sau:

“3. Người điều khiển xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy không được thực hiện các hành vi sau đây:

a) Đi xe dàn hàng ngang;

b) Đi xe vào phần đường dành cho người đi bộ và phương tiện khác;

c) Sử dụng ô, điện thoại di động, thiết bị âm thanh, trừ thiết bị trợ thính;

d) Sử dụng xe để kéo, đẩy xe khác, vật khác, mang, vác và chở vật cồng kềnh;

đ) Buông cả hai tay hoặc đi xe bằng một bánh đối với xe hai bánh, bằng hai bánh đối với xe ba bánh;

e) Hành vi khác gây mất trật tự, an toàn giao thông.”

Đi xe dàn hàng ngang là hành vi mà xe gắn máy không được thực hiện. Nói cách khác, các quy định pháp luật nghiêm cấm người điều khiển xe máy thực hiện các hành vi này.

Ở đây, quy định về dàn hàng ngang không mô tả đối với mấy phương tiện. Tuy nhiên để dàn được hàng ngang trên đường cần tối thiểu là hai xe.

Như vậy, đi xe dàn hàng ngang là một trong những hành vi không được thực hiện hay hành vi cấm đối với người điều khiển xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy. Quy định này mới chỉ nghiêm cấn việc thực hiện hành vi. Còn trên thực tế, căn cứ yếu tố, mức độ vi phạm của hành vi mà quy định xử phạt hành chính mới được ban hành. Cùng tìm hiểu nội dung các quy định này trong Nghị định 100 của Chính Phủ.

Dàn hàng ngang phạt bao nhiêu tiền?

Dàn hàng ngang phạt bao nhiêu tiền?

Trường hợp có hành vi dàn hàng ngang, người điều khiển xe bị xử phạt theo điểm k khoản 1 Điều 6 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP. Tức là hành vi cấm này nếu thực hiện, thì người điều khiển phương tiện đang vi phạm pháp luật. Cụ thể như sau:

Quy định pháp luật:

“Điều 6. Xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

[…] k) Điều khiển xe chạy dàn hàng ngang từ 03 xe trở lên;

[……]

c) [……]Thực hiện hành vi quy định tại một trong các điểm, khoản sau của Điều này mà gây tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng: Điểm a, điểm g, điểm h, điểm k, điểm l, điểm m, điểm n, điểm q khoản 1; điểm b, điểm d, điểm e, điểm g, điểm l, điểm m khoản 2; điểm b, điểm c, điểm k, điểm m khoản 3; điểm đ, điểm e, điểm g, điểm h khoản 4 Điều này;”

Như vậy, người đi xe máy dàn hàng ngang từ 3 xe trở lên bị phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng. Việc xác định vi phạm, hình phạt phải được căn cứ trên số lượng xe thực tế dàn hàng ngang trên đường. Số xe tối thiểu dàn hàng ngang là 03 xe thì người điều khiển được xác định là vi phạm.

Quy định xử phạt này ngoài áp dụng trên xe gắn máy còn áp dụng trên xe mô tô, xe máy điện và các loại xe tương tự.

Ngoài ra, nếu người đi xe máy dàn hàng ngang từ 3 xe trở lên mà gây tai nạn giao thông còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 2 tháng đến 4 tháng. Việc dàn hàng ngang gây ra các hậu quả trên thực tế. Tức là các hành vi vi phạm giao thông này đang làm ảnh hưởng trực tiếp đến an toàn giao thông, trật tự giao thông đường bộ.

Đi xe đạp, xe máy dàn hàng hai có bị phạt?

Như đã chỉ ra ở trên, hành vi dàn hàng ngang đối với xe đạp hay xe máy cũng đều bị nghiêm cấm, vi phạm nghiêm trọng quy định của Luật Giao thông đường bộ.

Tuy nhiên, Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về mức phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông mới chỉ  quy định về mức phạt đối với xe đạp, xe máy đi dàn hàng ba trở lên. Quy định hiện hành chưa có mức phạt cụ thể dành cho hành vi đi xe dàn hàng hai.

Như vậy, có thể hiểu, đi xe đạp, xe máy dàn hàng hai sẽ không bị xử phạt vi phạm giao thông.

Mặc dù không bị phạt nhưng người tham gia giao thông cũng không nên đi xe dàn hàng ngang, dù chỉ là hàng ngang với 02 xe. Bởi hành vi này không chỉ gây cản trở việc tham gia giao thông cho các phương tiện khác, gây ùn tắc giao thông mà còn có tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây tai nạn do không chú ý quan sát đường.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Thông tin liên hệ:

Vấn đề “Dàn hàng ngang phạt bao nhiêu tiền?” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. CSGT luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như là tư vấn pháp lý về Mức bồi thường thu hồi đất, vui lòng liên hệ đến hotline 0833102102. Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.

Câu hỏi thường gặp

Nộp phạt vi phạm giao thông quá hạn thì sao?

Căn cứ theo quy định tại Điều 73 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012, theo đó người bị xử phạt vi phạm hành chính sẽ phải nộp phạt trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận quyết định xử phạt. Trong trường hợp quyết định xử phạt có thời hạn thi hành nhiều hơn 10 ngày thì thực hiện theo thời hạn của quyết định.
Bên cạnh đó, căn cứ vào Khoản 1 Điều 5 Thông tư 105/2014/TT-BTC; cứ mỗi ngày chậm nộp phạt thì bạn phải nộp thêm 0,05% trên tổng số tiền phạt chưa nộp. 

Trong trường hợp nào gây tai nạn giao thông chết người nhưng không bị phạt tù?

Theo quy định tại Điều 601 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:
– Chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại cả khi không có lỗi, trừ trường hợp sau đây:
Thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại;
Thiệt hại xảy ra trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Nộp phạt vi phạm giao thông ở đâu?

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 78 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 sửa đổi 2020 và khoản 1 Điều 20 Nghị định 118/2021/NĐ-CP thì cá nhân, tổ chức vi phạm giao thông thực hiện việc nộp tiền phạt theo một trong các hình thức sau:
– Nộp tiền mặt trực tiếp tại Kho bạc Nhà nước hoặc tại ngân hàng thương mại nơi Kho bạc nhà nước mở tài khoản được ghi trong quyết định xử phạt;
– Chuyển khoản vào tài khoản của Kho bạc nhà nước được ghi trong quyết định xử phạt thông qua Cổng dịch vụ công quốc gia hoặc Dịch vụ thanh toán điện tử của ngân hàng hoặc tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán;
– Nộp phạt trực tiếp cho người có thẩm quyền xử phạt
– Nộp vào Kho bạc nhà nước thông qua dịch vụ bưu chính công ích (Bưu điện,…).

5/5 - (1 bình chọn)

You may also like