Đang đợi cấp bằng lái xe có được lái xe không?

by Thanh v
Đang đợi cấp bằng lái xe có được lái xe không?

Thưa Luật sư uần trước, tôi thi đỗ sát hạch, cấp GPLX ô tô hạng B2. Tôi phải đợi khoảng 10 ngày mới có GPLX. Vậy trong thời gian chờ lấy GPLX này, tôi có được phép điều khiển xe tham gia giao thông? Nếu CSGT kiểm tra, tôi có thể trình bày việc đã thi đỗ là coi như có GPLX được không?

Hiện nay có một trường hợp rất phổ biến thường xuyên diễn ra ngoài đường đó tình trạng chủ phương tiện tham gia giao thông trong tình trạng không có giấy phép lái xe. Mà đa phần trong số đó là những người đều đã thi đỗ sát hạch và đang đợi cấp bằng. Vậy đối với trường hợp đang đợi cấp bằng lái xe có được lái xe không? Và những người đang chờ cấp bằng lái xe nhưng đã tham gia điều khiển phương tiện có gây ảnh hưởng gì tới hoạt động tham gia giao thông không? Hãy theo dõi bài viết dưới đây của CSGT, chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc này cho các bạn!

Căn cứ pháp lý

Bằng lái xe là gì?

Bằng lái xe là một loại giấy phép, chứng chỉ do cơ quan nhà nước hoặc cơ quan có thẩm quyền cấp cho một cá nhân cụ thể cho phép người đó được phép vận hành, lưu thông, tham gia giao thông bằng xe cơ giới các loại như xe máy, xe mô tô phân khối lớn, xe ô tô, xe tải, xe buýt, xe khách, xe container hoặc các loại hình xe khác trên các con đường công cộng.

Quy định về giấy phép lái xe ở các quốc gia tuy có khác nhau tùy vào đặc thù của mỗi nước nhưng nhìn chung để nhận được GPLX, người xin cấp giấy phép lái xe cần trải qua nhiều thủ tục pháp lý như nộp đơn xin cấp, phải trải qua một bài kiểm tra lái xe hoặc những kỳ thi sát hạch về lái xe nghiêm ngặt (tùy yêu cầu của từng loại phương tiện) và các thủ tục khác. Sau khi được cấp GPLX, người đó mới có quyền (về mặt pháp lý) để tham gia giao thông bằng phương tiện xe.

Giấy phép lái xe thông thường được cấp căn cứ vào độ tuổi nhất định. Khi một người vi phạm Luật giao thông, cảnh sát giao thông có thể yêu cầu xuất trình giấy phép lái xe để kiểm tra. Một số quy định pháp luật ở các nước có hình thức xử phạt tịch thu giấy phép lái xe hoặc tước GPLX có thời hạn hay không có thời hạn (giam bằng lái).

Đang đợi cấp bằng lái xe có được lái xe không?

Đang đợi cấp bằng lái xe có được lái xe không?
Đang đợi cấp bằng lái xe có được lái xe không?

Căn cứ quy định tại Luật Giao thông đường bộ 2008 thì người lái xe tham gia giao thông phải đủ độ tuổi, sức khoẻ theo quy định và có giấy phép lái xe (GPLX) phù hợp với loại xe được phép điều khiển do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp. Cụ thể tại Điều 58 có quy định:

1. Người lái xe tham gia giao thông phải đủ độ tuổi, sức khoẻ quy định tại Điều 60 của Luật này và có giấy phép lái xe phù hợp với loại xe được phép điều khiển do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.

Người tập lái xe ô tô khi tham gia giao thông phải thực hành trên xe tập lái và có giáo viên bảo trợ tay lái.

2. Người lái xe khi điều khiển phương tiện phải mang theo các giấy tờ sau:

a) Đăng ký xe;

b) Giấy phép lái xe đối với người điều khiển xe cơ giới quy định tại Điều 59 của Luật này;

c) Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới quy định tại Điều 55 của Luật này;

d) Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.

Như vậy, người điều khiển xe phải có và mang theo bằng lái xe khi tham gia giao thông.

Tham gia điều khiển xe trong khi chờ cấp bằng lái xe bị phạt như thế nào?

Khi tham gia giao thông. Nếu không có hoặc không xuất trình được được khi bị kiểm tra, kiểm soát, người điều khiển sẽ bị xử phạt theo quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP, cụ thể như sau:

Đối với phương tiện là xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô:

– Người điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô không có GPLX bị phạ tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng.

– Người điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô không mang theo GPLX (trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 8 Điều 21 Nghị định 100) thì bị phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng.

Đối với phương tiện là xe mô tô và các loại xe tương tự xe mô tô

– Người điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xi lanh dưới 175 cm3 và các loại xe tương tự xe mô tô mà không có GPLX bị phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng.

– Người điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xi lanh từ 175 cm3 trở lên, xe mô tô ba bánh mà không có GPLX bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng.

– Người điều khiển xe mô tô và các loại xe tương tự xe mô tô không mang theo GPLX (trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 5, điểm c khoản 7 Điều 21 Nghị định 100) thì bị phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng.

Mặt khác, hiện nay pháp luật không có quy định về việc giấy hẹn cấp, cấp lại GPLX có thể thay thế cho GPLX trong thời gian đang đợi cấp mới GPLX hoặc khi bị mất mà người lái xe đang thực hiện thủ tục cấp lại. Mà ở đây, giấy hẹn cấp, cấp lại GPLX đơn thuần là xác nhận thời gian cá nhân có thể nhận được GPLX, không có giá trị thay thế GPLX.

Do đó, nếu vi phạm thì người điều khiển xe vẫn sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định pháp luật kể trên. Cụ thể, đối với trường hợp đang đợi cấp mới GPLX, người lái xe sẽ bị xử lý như trường hợp không có GPLX; còn đối với trường hợp đang đợi cấp lại GPLX do bị mất, người lái xe sẽ bị xử lý như trường hợp không mang theo GPLX khi lái xe.

Bao nhiêu tuổi thì được thi bằng lái xe?

Căn cứ  Điều 60 Luật giao thông đường bộ năm 2008 về tuổi, sức khỏe của người lái xe như sau:

Điều 60. Tuổi, sức khỏe của người lái xe
1. Độ tuổi của người lái xe quy định như sau:
a) Người đủ 16 tuổi trở lên được lái xe gắn máy có dung tích xi-lanh dưới 50 cm3;
b) Người đủ 18 tuổi trở lên được lái xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh có dung tích xi-lanh từ 50 cm3 trở lên và các loại xe có kết cấu tương tự; xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3.500 kg; xe ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi;
c) Người đủ 21 tuổi trở lên được lái xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải từ 3.500 kg trở lên; lái xe hạng B2 kéo rơ moóc (FB2);
d) Người đủ 24 tuổi trở lên được lái xe ô tô chở người từ 10 đến 30 chỗ ngồi; lái xe hạng C kéo rơ moóc, sơ mi rơ moóc (FC);
đ) Người đủ 27 tuổi trở lên được lái xe ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi; lái xe hạng D kéo rơ moóc (FD);
e) Tuổi tối đa của người lái xe ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi là 50 tuổi đối với nữ và 55 tuổi đối với nam.
2. Người lái xe phải có sức khỏe phù hợp với loại xe, công dụng của xe. Bộ trưởng Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về tiêu chuẩn sức khỏe của người lái xe, việc khám sức khỏe định kỳ đối với người lái xe ô tô và quy định về cơ sở y tế khám sức khoẻ của người lái xe.

Như vậy, theo quy định này
– Độ tuổi để được lái xe máy (xe mô tô 50cm3 trở lên) là đủ 18 tuổi
– Độ tuổi lái ô tô không có kéo rơ móc cũng là đủ 18 tuổi bao gồm xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3.500 kg; xe ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của CSGT về vấn đề “Đang đợi cấp bằng lái xe có được lái xe không?”. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể tận dụng những kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty, giải thể công ty TNHH 1 thành viên, tạm dừng công ty, mẫu đơn xin giải thể công ty, giấy phép bay flycam; xác nhận độc thân, đăng ký nhãn hiệu, … . Hãy liên hệ hotline: 0833102102.

Hoặc qua các kênh sau:

Câu hỏi thường gặp

Sử dụng bằng lái xe giả phạt bao nhiêu tiền?

– Việc xử phạt hành vi sử dụng bằng lái xe giả được quy định tại Nghị định 123/2021/NĐ-CP như sau:
+ Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xi lanh dưới 175 cm3 và các loại xe tương tự xe mô tô. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung tịch thu Giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp.

+ Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xi lanh từ 175 cm3 trở lên, xe mô tô ba bánh. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung tịch thu Giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp.

+ Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với người điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung tịch thu Giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp, Giấy phép lái xe bị tẩy xóa, Giấy phép lái xe không hợp lệ.

Cơ quan nào có thẩm quyền cấp bằng lái xe?

Điều 29 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT quy định các cơ quan dưới đây có thẩm quyền cấp bằng lái xe:
– Tổng cục Đường bộ Việt Nam chịu trách nhiệm quản lý về sát hạch, cấp giấy phép lái xe trong phạm vi cả nước; Vụ Quản lý phương tiện và Người lái là tổ chức tham mưu giúp Tổng Cục trưởng thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý sát hạch, cấp giấy phép lái xe (gọi là cơ quan quản lý sát hạch).
– Sở Giao thông vận tải chịu trách nhiệm quản lý sát hạch, cấp giấy phép lái xe trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Phòng được giao nhiệm vụ quản lý về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe là tổ chức tham mưu giúp Giám đốc Sở thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý sát hạch, cấp giấy phép lái xe (gọi là cơ quan quản lý sát hạch).

Những giấy tờ gì cần mang khi tham gia giao thông?

Theo quy định tại Điều 58 Luật giao thông đường bộ năm 2008 có quy định:
Khi điều khiển ô tô; xe máy tham gia giao thông. Người lái xe phải mang theo các giấy tờ sau:
– Đăng ký xe;
– Giấy phép lái xe ô tô, xe máy theo quy định;
– Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới (gọi tắt là Giấy chứng nhận kiểm định) theo quy định đối với phương tiện bắt buộc phải có Giấy chứng nhận kiểm định;
– Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe ô tô, xe máy.

5/5 - (1 bình chọn)

You may also like

Leave a Comment