Đất không có đường đi có được tách thửa không?

by Thơ Anh
Đất không có đường đi có được tách thửa không?

Bố tôi có một mảnh đất ở quê rộng hơn 1000m2, bố tôi đang có ý định thời gian tới sẽ chia đôi mảnh này để cho hai chị em chúng tôi. Tuy nhiên, mảnh đất này lại không có đường đi. tôi đang thắc mắc mảnh đất này có thể ách thửa được hay không? Rất mong nhận được giải đáp của mọi người. Xin cảm ơn. Để giải đáp thắc mắc trên của bạn mời quý bạn đọc cùng CSGT tìm hiểu vấn đề trên qua bài viết sau đây.

Căn cứ pháp lý


Đất không có lối đi có được phép tách thửa không?

Căn cứ Điều 29 Nghị định 43/2014/NĐ-CP và Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương), để được tách thửa trước hết thửa đất phải đáp ứng được điều kiện về diện tích và kích thước chiều cạnh tối thiểu được phép tách thửa theo quy định của các tỉnh, thành.

Bên cạnh đó, tùy vào mục đích tách thửa (tách thửa để chuyển nhượng, tặng cho một phần thửa đất,…) cần phải đáp ứng thêm các điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 188 Luật Đất đai 2013 như sau:

– Có Giấy chứng nhận (Sổ đỏ, Sổ hồng).

– Đất không có tranh chấp.

– Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án.

– Đất còn thời hạn sử dụng.

Lưu ý: Một số tỉnh, thành điều kiện tách thửa không bắt buộc phải có Sổ đỏ, Sổ hồng (chỉ cần có đủ điều kiện cấp Sổ đỏ, Sổ hồng). Nghĩa là ngay cả khi thửa đất đó chưa được cấp Sổ đỏ, Sổ hồng vẫn được phép tách thửa nếu đủ điều kiện được cấp sổ.

Nếu theo những quy định của pháp luật đất đai như đã nêu ở trên thì có thể thấy ngay cả khi đất không có lối đi vẫn được tách thửa. Tuy nhiên, một trong những nguyên tắc “bất di bất dịch” trong Bộ luật Dân sự cũng thực tiễn áp dụng là thửa đất phải có lối đi.

Nội dung này được quy định tại Điều 254 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:

“Điều 254. Quyền về lối đi qua

1. Chủ sở hữu có bất động sản bị vây bọc bởi các bất động sản của các chủ sở hữu khác mà không có hoặc không đủ lối đi ra đường công cộng, có quyền yêu cầu chủ sở hữu bất động sản vây bọc dành cho mình một lối đi hợp lý trên phần đất của họ.

….

3. Trường hợp bất động sản được chia thành nhiều phần cho các chủ sở hữu, chủ sử dụng khác nhau thì khi chia phải dành lối đi cần thiết cho người phía trong theo quy định tại khoản 2 Điều này mà không có đền bù.”.

Theo đó, khi một thửa đất được chia thành nhiều thửa khác nhau thì khi chia (tách) phải dành lối đi cần thiết cho người ở phía trong mà không có đền bù. Nghĩa là phải có lối đi và người sử dụng đất bị vây bọc không phải đền bù cho người sử dụng đất ở phía ngoài.

Vị trí, giới hạn chiều dài, chiều rộng, chiều cao của lối đi do các bên thỏa thuận, bảo đảm thuận tiện cho việc đi lại và ít gây phiền hà cho các bên; nếu có tranh chấp về lối đi thì có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác xác định.

Tóm lại, bên cạnh những điều kiện tách thửa theo quy định của pháp luật đất đai thì khi tách thửa phải có lối đi. Nói cách khác, đất không có lối đi sẽ không được tách thửa.

Cách xử lý khi đất không có lối đi

Đất không có đường đi có được tách thửa không?
Đất không có đường đi có được tách thửa không?

Đối với thửa đất bị vây bọc mà không có hoặc không đủ lối đi ra đường công cộng thì có quyền yêu cầu mở lối đi, sau đó phải đăng ký tại cơ quan đăng ký đất đai, cụ thể như sau:

Quyền của người có đất bị vây bọc

Căn cứ khoản 1 Điều 254 Bộ luật Dân sự 2015, người sử dụng thửa đất bị vây bọc bởi các bất động sản khác mà không có hoặc không đủ lối đi ra đường công cộng thì có quyền yêu cầu chủ sở hữu bất động sản vây bọc dành cho mình một lối đi hợp lý trên phần đất của họ.

Quyền mở lối đi trên đất người khác theo quy định của Luật Đất đai là quyền sử dụng hạn chế đối với thửa đất liền kề.

Như vậy, quyền về lối đi qua được xác lập thông qua việc ký kết văn bản thỏa thuận giữa các bên hoặc yêu cầu với cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết về việc mở lối đi nếu trường hợp không thỏa thuận được.

Thỏa thuận về lối đi qua gồm 02 trường hợp, cụ thể:

Trường hợp 1: Thỏa thuận mở lối đi qua có đền bù, trừ trường hợp các bên thỏa thuận không đền bù.

Nếu thửa đất phía trong không phải hình thành từ một thửa đất chung với thửa đất phía ngoài thì phải đền bù.

Trường hợp 2: Thỏa thuận mở lối đi qua nhưng không phải đền bù

Người sử dụng đất phía trong không phải đền bù cho người ở phía ngoài trong trường hợp bất động sản được chia thành nhiều phần cho các chủ sở hữu, chủ sử dụng khác nhau.

Thủ tục đăng ký lối đi qua

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Khoản 1 Điều 2 Thông tư 09/2021/TT-BTNMT quy định hồ sơ đăng ký gồm:

– Đơn đăng ký biến động theo Mẫu số 09/ĐK;

– Bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp (Sổ đỏ, Sổ hồng);

– Giấy tờ xác lập quyền sử dụng hạn chế thửa đất liền kề (văn bản thỏa thuận).

Bước 2: Nộp hồ sơ

Cách 1: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất nếu hộ gia đình, cá nhân có nhu cầu.

Cách 2: Không nộp tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất.

– Nếu địa phương đã tổ chức Bộ phận một cửa để tiếp nhận và trả kết quả thủ tục hành chính thì hộ gia đình, cá nhân nộp hồ sơ tại Bộ phận một cửa cấp huyện (huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương) theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

– Nếu địa phương chưa tổ chức Bộ phận một cửa thì nộp trực tiếp tại Chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai cấp huyện nơi có thửa đất hoặc nộp tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện nếu chưa tổ chức Chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai.

Bước 3: Tiếp nhận và giải quyết

Bước 4: Trả kết quả

Thời gian thực hiện: Không quá 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ; không quá 20 ngày làm việc đối với xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn.

Thời gian trên không tính thời gian tiếp nhận hồ sơ tại xã, thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất; không tính thời gian xem xét xử lý đối với trường hợp sử dụng đất có vi phạm pháp luật, thời gian trưng cầu giám định.

Đất không có đường đi có bán được không?

Luật đất đai quy định về các điều kiện sang tên như sau:

– Có Sổ đỏ/Sổ hồng, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 của Luật Đất đai;

– Đất không có tranh chấp tại thời điểm sang tên;

– Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;

– Đất vẫn đang trong thời hạn sử dụng.

Bên cạnh đó, Luật Đất đai quy định về các trường hợp không được chuyển nhượng như sau:

– Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất đối với trường hợp mà pháp luật không cho phép chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất.

– Đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng của hộ gia đình, cá nhân thì tổ chức kinh tế không được nhận chuyển nhượng, trừ trường hợp được chuyển mục đích sử dụng đất theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

– Không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất trồng lúa nếu hộ gia đình, cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp.

– Nếu không sinh sống trong khu vực rừng phòng hộ, rừng đặc dụng thì hộ gia đình, cá nhân không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất ở, đất nông nghiệp trong khu vực rừng phòng hộ, trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, phân khu phục hồi sinh thái thuộc rừng đặc dụng.

Như vậy, nếu chỉ là đất không có đường đi thì không thuộc các trường hợp không được mua bán chuyển nhượng, chủ đất này hoàn toàn có quyền bán lại cho người khác theo quy định của pháp luật.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin liên hệ

Vấn đề “Đất không có đường đi có được tách thửa không?” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật sư X luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như là đất nông nghiệp chuyển đổi sang đất thổ cư vui lòng liên hệ đến hotline 0833102102 Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện. Hoặc liên hệ qua các kênh sau:

Câu hỏi thường gặp

Có nên mua đất không có đường đi?

Việc mua đất không có đường đi đồng nghĩa với việc người mua đất sẽ gặp nhiều bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày. Để tránh tranh cãi, nhiều người mua đất không có đường đi đã phải mua thêm đất ở nhà lân cận để mở lối đi cho nhà mình.
Thông thường, những mảnh đất không có đường đi thường có giá thành rẻ hơn giá đất chung ở khu vực đó. Một trong những điều lưu ý khi mua đất không có đường đi là chúng ta có thể mất thêm một số chi phí khác như chi phí mua thêm đất, chi phí nguyên vật liệu làm đường, chi phí nhân công…
Như vậy, mua đất không có đường đi người mua cần phải cân nhắc kỹ.

Đất không có lối đi có được cấp Sổ đỏ không?

Theo quy định, đất không có lối đi vẫn được cấp Sổ đỏ, Sổ hồng nếu đủ điều kiện vì không có quy định từ chối cấp sổ nếu thửa đất không có lối đi. Tuy nhiên, trên thực tế trong một số trường hợp người dân có thể gặp những khó khăn nhất định trong việc thẩm định điều kiện để được cấp sổ (thực tế có thể phức tạp hơn quy định).

Đất không có đường đi có lên thổ cư được không?

Đất không có đường đi không thuộc trường hợp không được lên đất thổ cư, nói cách khác, đất không có đường đi vẫn được lên đất thổ cư. Thực tế, tình trạng đất thổ cư không có đường đi cũng khá quen thuộc ở các khu vực có dân cư đông đúc, các ngôi nhà được xây dựng sát nhau. 

5/5 - (1 bình chọn)

You may also like

Leave a Comment