Lái xe buýt cần bằng gì theo quy định?

by SEO Tài
Lái xe buýt cần bằng gì

Xe buýt là phương tiện giao thông công cộng không còn xa lạ đối với người dân hiện nay. Đây là phương tiện di chuyển phổ biến đối với các học sinh, sinh viên, người đi làm,… vì tính tiện dụng của loại xe này và chi phí thấp. Vì là phương tiện giao thông công cộng, phải chở theo nhiều người và hàng hóa cùng lúc khi tham gia lưu thông nên người lái xe buýt đòi hỏi phải đáp ứng các tiêu chuẩn nhất định. Nhiều độc giả băn khoăn không biết theo quy định, Lái xe buýt cần bằng gì? Điều kiện để được học bằng lái xe buýt được quy định ra sao? Tiêu chuẩn đối với người lái xe buýt tại địa bàn thành phố Hồ Chí Minh được quy định như thế nào? Mời bạn theo dõi bài viết sau đây của CSGT để được giải đáp những vấn đề này và được cung cấp những quy định liên quan. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều hữu ích đến quý bạn đọc.

Căn cứ pháp lý

Xe buýt là loại xe gì?

Xe buýt là một loại xe chạy bằng động cơ điện hoặc xăng (dầu) và được thiết kế để chở nhiều người ngoài lái xe cùng một lúc. Thông thường xe buýt chạy trên quãng đường không ngắn hơn so với những loại xe khách vận chuyển hành khách khác và tuyến xe buýt là thườg kết nối giữa các điểm đến với nhau.

Từ “buýt” trong tiếng Anh đến từ autobus trong tiếng Pháp. Các từ bus, autobus,… trong các ngôn ngữ châu Âu có gốc từ omnibus trong tiếng Latinh,có nghĩa Việt Nam là “dành cho mọi người”.

Lái xe buýt cần bằng gì?

Pháp luật không quy định cụ thể cho trường hợp tài xế xe bus thì cần có bằng lái xe gì. Tuy nhiên:

Tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 40:2015/BGTVT có quy định:

Xe cơ giới dùng để sát hạch lái xe hạng D là xe ô tô chở người có thể bố trí từ 24 đến 30 chỗ ngồi (kể cả chỗ người lái), có chiều dài toàn bộ từ 6,2 m đến 7,5 m, chiều rộng toàn bộ từ 2,0 m đến 2,5 m, chiều dài cơ sở từ 3,1 m đến 4,5 m, bán kính quay vòng nhỏ nhất theo vệt bánh xe trước phía ngoài từ 7,0 m đến 8,0 m.

Xe cơ giới dùng để sát hạch lái xe hạng E là xe ô tô chở người có thể bố trí từ 40 chỗ ngồi trở lên (kể cả người lái), có chiều dài toàn bộ từ 8,9 m đến 10,5 m, chiều rộng toàn bộ từ 2,4 m đến 2,5 m, chiều dài cơ sở từ 4,2 m đến 5,2 m, bán kính quay vòng nhỏ nhất theo vệt bánh xe trước phía ngoài từ 7,9 m đến 10,5 m.

Như vậy, Tài xế lái xe đủ điều kiện lái xe buýt đòi hỏi phải sở hữu bằng lái xe hạng D, E. Cụ thể, để có thể điều khiển xe ô tô có 10 – 30 chỗ ngồi, tính cả chỗ ngồi tài xế thì cần giấy phép lái xe hạng D và để khiểu khiển xe khách trên 30 chỗ ngồi thì cần có giấy phép lái xe hạng E.

Lái xe buýt cần bằng gì
Lái xe buýt cần bằng gì

Tiêu chuẩn đối với người lái xe buýt tại địa bàn thành phố Hồ Chí Minh được quy định như thế nào?

Tiêu chuẩn tuyển dụng đối với lái xe buýt trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh được hướng dẫn tại Khoản 1 Điều 9 Quy định tổ chức, quản lý, khai thác hoạt động vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh được ban hành kèm theo Quyết định 20/2014/QĐ-UBND, theo đó:

a) Tiêu chuẩn về tuổi:

  • Đối với ô tô buýt từ 10 đến 30 chỗ ngồi: Người đủ 24 tuổi trở lên;
  • Đối với ô tô buýt trên 30 chỗ ngồi: Nam đủ 27 tuổi đến 55 tuổi, nữ đủ 27 tuổi đến 50 tuổi.

b) Tiêu chuẩn về hạng giấy phép lái xe:

  • Đối với ô tô buýt từ 10 đến 30 chỗ ngồi: có giấy phép lái xe hạng D trở lên;
  • Đối với ô tô buýt trên 30 chỗ ngồi: có giấy phép lái xe hạng E trở lên.

c) Tiêu chuẩn về sức khỏe: có giấy chứng nhận sức khỏe do cơ quan y tế quận – huyện cấp không quá 12 tháng, kể từ ngày ký kết luận sức khỏe khi nộp hồ sơ xin việc.

d) Điều kiện về nhân thân: lái xe không phải là người đang trong thời gian bị cấm hành nghề theo quy định của pháp luật.

đ) Đã hoàn thành lớp tập huấn, hướng dẫn nghiệp vụ vận tải hành khách, an toàn giao thông và đạo đức nghề nghiệp cho lái xe, nhân viên phục vụ, trên xe theo quy định.

Lái xe và nhân viên phục vụ trên xe buýt khi làm việc phải đeo bảng tên và mặc đồng phục, phải hiểu biết những quy định về vận tải hành khách, có trách nhiệm cung cấp thông tin về chủ trương, chính sách của Nhà nước đối với hoạt động xe buýt, thông tin tuyến, giải thích, hướng dẫn đầy đủ cho hành khách. Giúp lên xuống an toàn và ổn định chỗ ngồi cho hành khách, nhất là đối với người cao tuổi, người khuyết tật, trẻ em và phụ nữ có thai; không nhận chở xe đạp, xe 02 bánh gắn máy, hàng hóa cồng kềnh, hàng tanh hôi, lây nhiễm, gia súc gia cầm, chất dễ cháy nổ, hàng cấm vận chuyển trên xe buýt.

Điều kiện để được học bằng lái xe buýt

Tài xế lái xe đủ đáp ứng điều kiện lái xe buýt đòi hỏi phải sở hữu các hạng GPLX hạng D, E. Cụ thể như sau:

Bằng lái xe hạng D

Bằng lái xe hạng D là loại GPLX được cấp cho tài xế đủ 24 tuổi điều khiển những phương tiện:

  • Ôtô chở người từ 10-30 chỗ, có tính cả ghế lái.
  • Những loại xe đã được quy định trong hạng B1, B2 và C.
  • Bằng D có thời hạn 5 năm, sau 5 năm thì tài xế phải tiến hành làm giấy tờ gia hạn bằng lái xe

Bằng lái xe hạng D không được phép học trực tiếp mà phải học thông qua các hạng bằng B2 hoặc C

Bằng lái hạng E

Bằng lái xe hạng E là loại GPLX được cấp cho tài xế đã đủ 27 tuổi điều khiển những loại phương tiện:

  • Ôtô chở người trên 30 chỗ ngồi và tính cả ghế lái.
  • Những loại xe được quy định trong hạng B1, B2, C và D.
  • Bằng lái xe hạng E cũng có thời hạn 5 năm, sau thời hạn 5 năm tài xế lái xe phải tiến hành gia hạn bằng lái hạng E theo đúng quy định.

 Cũng giống như bằng lái xe hạng D, hạng bằng E cũng không thể học được trực tiếp mà cần phải học thông qua nâng hạng bằng C hay D. 

Khi học bằng lái xe buýt cần lưu ý những gì?

Sau khi bạn đã biết được lái xe buýt cần phải có giấy phép hạng E, nếu chưa có giấy phép lái xe hạng E thì để lái được xe buýt, bạn cần phải thi sát hạch để trở thành tài xế xe buýt.

Hiện nay, con người ngày càng muốn sự tiện lợi cho mình, nên xe buýt ngày càng chiếm lĩnh thị trường giao thông đường bộ và nhận được sự quan tâm của nhiều người. Cũng bởi vậy, các công ty vận tải xe buýt có nhu cầu tuyển dụng tài xế lái xe buýt ngày càng tăng cao, vì thế mà nhiều người muốn trở thành tài xế lái xe buýt nên đã học, thi bằng lái xe hạng E.

Tuy nhiên, để việc học bằng lái xe an toàn, hiệu quả thì bạn cũng cần nắm được một số lưu ý cần thiết. Cụ thể, để có thể có bằng lái xe hạng E để điều khiển xe buýt, bạn sẽ không thể thi bằng trực tiếp mà cần phải học và nâng hạng bằng, yêu cầu là bạn cần phải có bằng B2, bằng C hoặc bằng D. Do đó, bạn cần phải có 1 trong 3 bằng này thì mới có thể học lên bằng lái xe hạng E.

Khi muốn học bằng lái xe buýt, bạn cần tìm hiểu kỹ các trung tâm dạy và thi bằng lái xe, tránh được tiền mất tật mang hay những kẻ xấu chỉ muốn lừa tiền của những người nhẹ dạ cả tin. Với các trung tâm đào tạo bằng lái xe uy tín, bạn sẽ không phải chi trả các khoản phí như phí quản lý nhà nước, phí quản lý hồ sơ… Do đó, trước khi quyết định học bằng lái xe buýt thì bạn nên tìm nơi uy tín và tìm hiểu được khoản mức mà mình cần trả cho khóa học là bao nhiêu nhé!

Ngoài ra, bạn nên yêu cầu trung tâm sát học nơi bạn đăng ký học bằng lái xe buýt soạn thảo hợp đồng rõ ràng các điều khoản giữa hai bên, ghi rõ tiết học, số giờ học, học phí và một số thông tin khác để tránh xảy ra tranh chấp và đảm bảo quyền lợi của bản thân.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Thông tin liên hệ:

Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Lái xe buýt cần bằng gì?” Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, CSGT với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý như chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất thổ cư. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102

Câu hỏi thường gặp

 Tài xế lái xe đủ điều kiện lái xe buýt dưới 30 chỗ ngồi đòi hỏi phải sở hữu bằng lái xe hạng gì?

Tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 40:2015/BGTVT có quy định:
Xe cơ giới dùng để sát hạch lái xe hạng D là xe ô tô chở người có thể bố trí từ 24 đến 30 chỗ ngồi (kể cả chỗ người lái), có chiều dài toàn bộ từ 6,2 m đến 7,5 m, chiều rộng toàn bộ từ 2,0 m đến 2,5 m, chiều dài cơ sở từ 3,1 m đến 4,5 m, bán kính quay vòng nhỏ nhất theo vệt bánh xe trước phía ngoài từ 7,0 m đến 8,0 m.
Như vậy, Tài xế lái xe đủ điều kiện lái xe buýt dưới 30 chỗ ngồi đòi hỏi phải sở hữu bằng lái xe hạng D.

Điều kiện nâng hạng bằng E để lái xe buýt được quy định ra sao?

Để được học (nâng hạng) bằng lái xe hạng E, học viên phải đảm bảo thỏa mãn các điều kiện cụ thể như sau:
Là công dân Việt Nam hoặc người nước ngoài được phép cư trú hoặc đang làm việc/ học tập hợp pháp tại Việt Nam từ đủ 24 tuổi trở lên tính đến ngày thi sát hạch
Có từ đủ 5 năm kinh nghiệm lái xe và 100.000km lái xe an toàn nếu nâng hạng từ D lên E; đủ 3 năm kinh nghiệm lái xe và 50.000km lái xe an toàn nếu nâng hạng từ C lên E.
Có trình độ học vấn tối thiểu từ cấp THCS trở lên
Có bằng lái xe hạng B2, C, D còn thời hạn sử dụng

Bao nhiêu tuổi thì được thi cấp bằng E để lái xe buýt?

Theo quy định, học viên từ đủ 24 tuổi trở lên tính đến ngày dự thi sát hạch thì được đăng ký thi cấp bằng E. Ngoài ra, người dự thi phải đảm bảo có sức khỏe tốt, có đầy đủ hành vi dân sự và không bị dị tật theo quy định

5/5 - (1 bình chọn)

You may also like

Leave a Comment