Đi tàu hỏa phải đến trước bao lâu?

by Ngọc Gấm
Giấy tờ cần thiết khi đi tàu hỏa

Chào CSGT , CSGT có thể giải đáp cho tôi hỏi về việc đi tàu hỏa phải đến trước bao lâu? Mong CSGT giải đáp giúp cho tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn CSGT đã giải đáp cho tôi.

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho phía CSGT. Khi di chuyển bằng các phương tiện giao thông công cộng, việc di chuyển trước đến các địa điểm bãi xe, nhà ga sớm từ 01 đến 02 tiếng đồng hồ là một điều cần thiết để tránh các sự cố bất đắt dĩ khiến bạn bị trễ chuyến hành trình của mình. Vậy câu hỏi đặt ra là theo quy định của pháp luật thì đi tàu hỏa phải đến trước bao lâu?

Để có thể giải đáp thắc mắc về việc đi tàu hỏa phải đến trước bao lâu?; mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của CSGT của chúng tôi.

Cơ sở pháp lý

Luật Đường sắt 2017

Thông tư 09/2018/TT-BGTVT

Quyền và nghĩa vụ của khách hàng khi đi xe lửa

Theo quy định tại Điều 34 và Điều 35 Thông tư 09/2018/TT-BGTVT quy định về quyền và nghĩa vụ của khách hàng khi đi xe lửa như sau:

Quyền của hành khách đi xe lửa:

– Được quyền từ chối đi tàu, gửi hành lý, khi:

  • Doanh nghiệp vi phạm quy định của Thông tư này hoặc các quy định khác thuộc trách nhiệm mà vi phạm đó có thể gây nguy hại trực tiếp hoặc gián tiếp đến tính mạng, sức khỏe; làm hư hỏng, mất mát hành lý ký gửi của hành khách hoặc của người khác;
  • Doanh nghiệp không vận chuyển đúng chuyến tàu, đúng thời gian ghi trên vé nhưng không thương lượng được với hành khách, người gửi hành lý ký gửi để thay đổi;

– Thực hiện các quyền khác quy định tại khoản 1 Điều 60 của Luật Đường sắt như sau:

  • Được hưởng mọi quyền lợi theo đúng hạng vé và không phải trả tiền vận chuyển đối với hành lý mang theo người trong phạm vi khối lượng và chủng loại theo quy định của doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt;
  • Trả lại vé, đổi vé trước giờ tàu chạy và chịu các khoản chi phí (nếu có) theo quy định của doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt;
  • Được hoàn trả tiền vé, bồi thường thiệt hại và các chi phí phát sinh khi bị thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ và tài sản do lỗi của doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt theo quy định của pháp luật;
  • Được bảo hiểm về tính mạng, sức khoẻ theo quy định của pháp luật;
  • Các quyền khác theo quy định của pháp luật.

Nghĩa vụ của hành khách khi đi xe lửa

– Thanh toán tiền vận chuyển hành lý ký gửi và các chi phí theo quy định của doanh nghiệp trước khi được vận chuyển. Trong quá trình vận chuyển nếu có phát sinh chi phí phải thanh toán cho doanh nghiệp.

– Có vé đi tàu hợp lệ.

– Trẻ em từ đủ 10 tuổi trở xuống (nếu không xác định được tuổi thì có chiều cao dưới 1,32 m) đi tàu phải có người lớn đi kèm.

– Khi có yêu cầu của doanh nghiệp, hành khách, người đi tàu có trách nhiệm xuất trình vé và một trong các giấy tờ quy định tại khoản 2 Điều 5 của Thông tư này, các giấy tờ khác theo quy định của doanh nghiệp khi vào, ra ga, trạm, khi lên tàu, khi ở trên tàu.

– Người say rượu, người mất trí, người có bệnh truyền nhiễm, người có bệnh tật mà bác sỹ chỉ định không di chuyển hoặc xét thấy có thể nguy hiểm đến bản thân người đó khi đi tàu phải có người đi cùng trông nom và người có bệnh truyền nhiễm đã được cách ly an toàn.

– Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định tại khoản 2, Điều 60 Luật Đường sắt như sau:

  • Phải có vé hành khách, vé hành lý và tự bảo quản hành lý mang theo người;
  • Bồi thường thiệt hại nếu làm hư hỏng, mất mát tài sản của doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt;
  • Chấp hành nghiêm chỉnh nội quy đi tàu và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Đi tàu hỏa phải đến trước bao lâu?
Đi tàu hỏa phải đến trước bao lâu?

Đi tàu hỏa phải đến trước bao lâu?

Hiện nay không có quy định rằng đi tàu hỏa phải đến trước bao lâu. Tuy nhiên theo Tổng công ty Đường sắt Việt Nam khuyến cáo như sau:

– Khách nên chủ động tự kiểm tra lại vé điện tử của mình trước khi đi tàu. Trong trường hợp cần sự giúp đỡ và hỗ trợ của nhân viên đường sắt tại các ga, khách nên có mặt tại ga trước giờ tàu chạy 1 giờ, đặc biệt trong dịp cao điểm khi lượng khách tăng đột biến.

– Đối với việc mua vé điện tử: Tổng công ty Đường sắt Việt Nam quy định đối với hành khách đã đặt chỗ và thanh toán trên website thành công thì chậm nhất trước giờ tàu chạy 30 phút, khách cần đến ga để nhận vé.

– Đối với hàng khách mua vé trực tiếp: Thời gian bán vé đi ngay đối với tàu Thống nhất trong vòng 4 giờ trước giờ tàu chạy và tròng vòng 02 giờ trước tàu chạy đối tàu khu đoạn. Nếu muốn mua vé bạn cần đến trước khoản thời gian trên khi đi tàu hoả.

Quy định về đổi và trả vé tàu tại Việt Nam

Theo quy định tại Điều 9 Thông tư 09/2018/TT-BGTVT quy định về việc trả lại vé, đổi vé đi tàu như sau:

– Hành khách có quyền trả lại vé, đổi vé trước giờ tàu chạy. Doanh nghiệp quy định cụ thể mức khấu trừ tương ứng với thời gian trả lại vé, đổi vé và các nội dung khác có liên quan đến việc trả lại vé, đổi vé của hành khách.

Theo quy định của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam quy định đổi, trả vé: từ ngày 1/6 đến 30/8 và từ ngày 5/9 đến ngày 28/12/2022 như sau:

– Thời gian, mức phí đổi trả vé:

  • Đổi vé: Vé cá nhân đổi trước giờ tàu chạy 24 giờ trở lên, lệ phí là 20.000 đồng/vé; không áp dụng đổi vé đối với vé tập thể.
  • Trả vé:

+ Vé cá nhân: Trả vé trước giờ tàu chạy từ 4 giờ đến dưới 24 giờ, lệ phí là 20% giá vé; từ 24 giờ trở lên lệ phí là 10% giá vé.

+ Vé tập thể: Trả vé trước giờ tàu chạy từ 24 giờ đến dưới 72 giờ, lệ phí là 20% giá vé; từ 72 giờ trở lên lệ phí là 10% giá vé.

– Hình thức trả vé.

  • Khi hành khách mua vé và thanh toán online qua website bán vé của Ngành Đường sắt, app bán vé hoặc các ứng dụng mua vé tàu hỏa của các đối tác thứ ba thì có thể trả vé online qua các website bán vé của Ngành Đường sắt hoặc đến trực tiếp nhà ga.
  • Khi hành khách mua vé bằng các hình thức khác, muốn đổi vé, trả vé hành khách đến trực tiếp nhà ga kèm theo giấy tờ tùy thân bản chính của người đi tàu (hoặc người mua vé) cho nhân viên đường sắt. Đồng thời, thông tin trên thẻ đi tàu phải trùng khớp với giấy tờ tùy thân của hành khách.

Khách hàng không chấp hành nội quy đi tàu thì bị xử phạt thế nào?

Theo quy định của Luật Đường sắt thì hành vi không chấp hành nội quy đi tàu là một hành vi vi phạm pháp luật. Theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 73 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt các hành vi vi phạm quy định khác có liên quan đến an ninh, trật tự, an toàn giao thông đường sắt như sau:

  • Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với cá nhân thực hiện hành vi vi phạm không chấp hành nội quy đi tàu;

Như vậy thông qua quy định này ta biết được nếu khách hàng có hành vi không chấp hành nội quy đi tàu thì bị xử phạt từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng.

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của CSGT về vấn đề Đi tàu hỏa phải đến trước bao lâu?”. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể tận dụng những kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến tạm dừng công ty; tra cứu quy hoạch thửa đất; mẫu đơn xin giải thể công ty; của CSGT.

Hãy liên hệ hotline: 0833102102.

Mời bạn xem thêm:

Câu hỏi thường gặp

Quy định về hành ký khi đi tàu như thế nào?

– Hành khách không phải mua vé đối với hành lý xách tay trong phạm vi khối lượng và chủng loại theo quy định của doanh nghiệp. Trường hợp vượt quá khối lượng quy định thì hành khách phải mua vé theo quy định của doanh nghiệp.
– Hành khách, người gửi hành lý ký gửi phải mua vé cho hành lý ký gửi.
– Trường hợp khối lượng hành lý xách tay của hành khách đã có các quy định theo điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên thì thực hiện theo quy định của điều ước quốc tế đó.

Những vật dụng, hàng hóa không được mang theo người khi đi tàu lửa tại Việt Nam?

– Những vật dụng, hàng hóa không được mang theo người bao gồm:
a) Hàng nguy hiểm;
b) Vũ khí, công cụ hỗ trợ mà không có giấy phép sử dụng hợp lệ;
c) Những chất gây mất vệ sinh, làm bẩn toa xe;
d) Thi hài, hài cốt;
đ) Hàng hóa cấm lưu thông;
e) Động vật sống (trừ chó cảnh, mèo, chim, cá cảnh nhưng phải có trang bị thích hợp để giữ gìn vệ sinh, không gây ảnh hưởng tới người xung quanh);
g) Vật cồng kềnh làm trở ngại việc đi lại trên tàu, làm hư hỏng trang thiết bị toa xe.

Thứ tự ưu tiên khi đi mua vé tàu tại Việt Nam?

Theo quy định tại Điều 7 Thông tư 09/2018/TT-BGTVT quy định về ưu tiên xếp hàng mua vé đi tàu như sau:
Đối tượng được ưu tiên xếp hàng mua vé đi tàu tại địa điểm bán vé theo thứ tự sau đây:
– Người có bệnh nặng mà có yêu cầu của cơ quan y tế phải nhanh chóng chuyển đi.
– Thương binh, bệnh binh.
– Người khuyết tật.
– Phụ nữ có thai.
– Người đi tàu kèm trẻ nhỏ dưới 24 tháng tuổi.
– Người già từ đủ 60 tuổi trở lên.
– Các đối tượng ưu tiên khác do doanh nghiệp quy định

5/5 - (1 bình chọn)

You may also like

Leave a Comment