Xin chào CSGT. Sắp tới vào dịp tết Quý Mão 2023. Tôi có dự định đi tàu về quê thăm ba mẹ và dắt theo 2 bé sinh đôi 7 tuổi theo. Tôi nhớ không lầm thì trẻ em dưới 10 tuổi sẽ được miễn vé tàu. Cho tôi hỏi việc tôi dắt hai bé 7 tuổi có được miễn vé tàu không? Hiện nay văn bản pháp luật nào quy định về trường hợp mày. Mong được Luật sư hỗ trợ giải đáp. Tôi xin chân thành cảm ơn.

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến chúng tôi. Ắt hẳn ai mỗi độ Tết đến ai cũng mong chờ từng ngày, từng giờ để được trở về hội ngộ, sum vầy bên người thân, ông bà, cha mẹ. Bài viết “Trẻ em 7 tuổi đi tàu có mất phí vé không?” dưới đây, CSGT sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích đến bạn đọc.

Căn cứ pháp lý

Thông tư 09/2018/TT-BGTVT

Miễn giảm vé tàu Tết cho trẻ em dưới 10 tuổi?

Theo quy định của Tổng công ty đường sắt Việt Nam đối với đặt chổ trên tàu như sau:

  • Quý khách có thể đặt chỗ cho tối đa 04 khách (không bao gồm trẻ sơ sinh) trong mỗi lần thực hiện.
  • Trẻ em dưới 10 tuổi tại thời điểm khởi hành phải được đặt chỗ đi cùng người lớn.
  • Trẻ em dưới 6 tuổi: Miễn vé và sử dụng chung chỗ của người lớn đi kèm.
  • Trẻ em từ 6 đến dưới 10 tuổi: Giảm 25% giá vé
  • Người cao tuổi từ 60 tuổi trở lên: Giảm 15% giá vé.
  • Học sinh, sinh viên: Giảm 10% giá vé.
  • Giá vé trên Website chỉ áp dụng cho các giao dịch mua vé trên Website tại thời điểm mua vé.
  • Đặt chỗ của Quý khách sẽ không được đảm bảo đến khi thanh toán thành công.

Theo đó, miễn vé đối với trẻ em dưới 6 tuổi đi cùng với người lớn. Trẻ em thuộc diện miễn vé sử dụng chung chỗ của người lớn đi cùng. Mỗi người lớn được kèm không quá 2 trẻ em thuộc diện miễn vé đi cùng.

Khi hành khách đi cùng nhiều hơn 2 trẻ em dưới 6 tuổi thì từ trẻ em thứ ba trở lên phải mua vé trẻ em. Trường hợp hành khách có nhu cầu lấy một chỗ riêng cho trẻ em được miễn vé đi cùng, thì hành khách mua vé trẻ em. Vé trẻ em được quy định bán cho trẻ em từ 6 tuổi đến 10 tuổi và giảm 25% giá vé tất cả các loại chỗ.

Hành khách (người lớn) có kèm trẻ em đi cùng thuộc diện mua vé có thể mua vé ghế phụ trẻ em. Tuy nhiên hành khách phải có vé giường nằm hoặc ghế ngồi và tự nguyện đồng ý ghi vào giấy yêu cầu in sẵn của các chi nhánh vận tải với nội dung “Đề nghị mua vé ghế phụ trẻ em và tự đảm bảo an toàn cho trẻ em khi sử dụng chung chỗ với người lớn”.

Mỗi vé hành khách người lớn được mua kèm thêm một vé trẻ em ghế phụ, khi lên tàu được bố trí sử dụng chỗ chung với người lớn đi kèm.

Vậy việc bạn dắt 2 bé 7 tuổi đi lên tàu sẽ phải mua vé cho hai bé. Tuy nhiên sẽ được giảm 25 % giá vé.

Quy định đổi, trả vé tàu

Thời gian, mức phí đổi trả vé:

– Đổi vé: Vé cá nhân đổi trước giờ tàu chạy 24 giờ trở lên, lệ phí là 20.000 đồng/vé; không áp dụng đổi vé đối với vé tập thể.

– Trả vé:

  • Vé cá nhân: Trả vé trước giờ tàu chạy từ 4 giờ đến dưới 24 giờ, lệ phí là 20% giá vé; từ 24 giờ trở lên lệ phí là 10% giá vé.
  • Vé tập thể: Trả vé trước giờ tàu chạy từ 24 giờ đến dưới 72 giờ, lệ phí là 20% giá vé; từ 72 giờ trở lên lệ phí là 10% giá vé.

Hình thức trả vé:

– Khi hành khách mua vé và thanh toán online qua website bán vé của Ngành Đường sắt, app bán vé hoặc các ứng dụng mua vé tàu hỏa của các đối tác thứ ba thì có thể trả vé online qua các website bán vé của Ngành Đường sắt hoặc đến trực tiếp nhà ga.

– Khi hành khách mua vé bằng các hình thức khác, muốn đổi vé, trả vé hành khách đến trực tiếp nhà ga kèm theo giấy tờ tùy thân bản chính của người đi tàu (hoặc người mua vé) cho nhân viên đường sắt. Đồng thời, thông tin trên thẻ đi tàu phải trùng khớp với giấy tờ tùy thân của hành khách.

Trẻ em 7 tuổi đi tàu có mất phí vé không?
Trẻ em 7 tuổi đi tàu có mất phí vé không?

Thủ tục cần thiết khi lên tàu?

Dựa theo Điều 5: Quy định về bán vé hành khách của Thông tư 09/2018/TT-BGTVT, ngày 02/3/2018

Đối với hành khách mang quốc tịch nước ngoài: Hộ chiếu hoặc công hàm của cơ quan ngoại giao, lãnh sự quán xác nhận nhân thân của hành khách, có dán ảnh, đóng dấu giáp lai và đơn giải trình mất Hộ chiếu của hành khách có xác nhận của công an địa phương.

Đối với hành khách mang quốc tịch Việt Nam:

+ Hành khách trên 14 tuổi: Hộ chiếu; Giấy chứng minh nhân dân (CMND); Căn cước công dân (CCCD); Giấy chứng minh, chứng nhận của các lực lượng vũ trang; Thẻ Đại biểu Quốc hội; Thẻ Nhà báo; Thẻ Đảng viên; Thẻ Đoàn viên; Giấy phép lái xe ô tô, mô tô; Giấy chứng nhận các đối tượng thuộc diện chính sách xã hội (Thương binh, bệnh binh, người khuyết tật,…) được các cơ quan có thẩm quyền xác nhận. Trường hợp hành khách chưa có hoặc làm mất CMND/CCCD thì phải có xác nhận nhân thân có dán ảnh và đóng dấu giáp lai của công an địa phương nơi cư trú.

+ Hành khách từ 06 đến 14 tuổi: Hộ chiếu; Bản sao giấy khai sinh; Giấy xác nhận của tổ chức xã hội đối với trẻ em do tổ chức xã hội đang nuôi dưỡng, chỉ có giá trị sử dụng trong thời gian 06 tháng kể từ ngày xác nhận. 

– Trường hợp hành khách mua vé tàu trên Website, qua ứng dụng điện thoại: phải khai báo chính xác thông tin cá nhân phù hợp với giấy tờ tùy thân và thông tin lấy hóa đơn điện tử (nếu có nhu cầu lấy hóa đơn) để có thể xác định tính sở hữu vé.

– Trường hợp hành khách mua vé trực tiếp tại cửa bán vé tại các ga đường sắt, tại các đại lý bán vé tàu hỏa (áp dụng cho vé điện tử, không áp dụng cho vé cứng và vé đi ngay không ghi thông tin cá nhân trên thẻ lên tàu):

+ Đối với người lớn: cung cấp họ tên và số hiệu giấy tờ tùy thân.

+ Đối với trẻ em: cung cấp họ tên và ngày tháng năm sinh (đồng thời bắt buộc cung cấp thông tin của người lớn đi cùng hành trình).

– Trường hợp người mua vé hộ: chỉ cung cấp thông tin của người mua vé và kê khai thông tin người đi tàu như quy định trên.

– Trường hợp các tổ chức, đơn vị, cá nhân mua vé tập thể: cung cấp danh sách hành khách đi tàu (họ tên và số hiệu giấy tờ tùy thân) và tên đơn vị, công ty, mã số thuế (nếu có).

– Trường hợp các đối tượng chính sách xã hội được mua vé giảm giá: thực hiện theo quy định của Công ty VTSG (văn bản quy định bán vé cho các đối tượng chính sách xã hội còn hiệu lực).

Đối với vé đi ngay: chỉ được bán tại cửa vé của các ga đường sắt trong vòng 04 giờ trước giờ tàu chạy.

Khi đi tàu, hành khách phải mang theo giấy tờ tùy thân và các giấy tờ liên quan có thông tin trùng khớp với thông tin in trên Thẻ lên tàu để xuất trình cho nhân viên đường sắt khi có yêu cầu.

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ

Vấn đề “Trẻ em 7 tuổi đi tàu có mất phí vé không?” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật sư luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu tư vấn sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như thủ tục giải quyết tranh chấp chia thừa kế đất đai hay cách soạn thảo hợp đồng cho thuê nhà và đất… vui lòng liên hệ đến hotline. Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện

Câu hỏi thường gặp

Người khuyết tật có được giảm giá vé đi tàu không?

Được. Theo Khoản 2 Điều 12 Nghị định 28/2012/NĐ-CP quy định về miễn, giảm giá vé, giá dịch vụ giao thông công cộng như sau:
Người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng được giảm giá vé, giá dịch vụ khi tham gia giao thông trên các tuyến vận tải nội địa bằng các phương tiện sau đây:
– Giảm tối thiểu 15% đối với máy bay;
– Giảm tối thiểu 25% đối với tàu hỏa, tàu điện, tàu thủy, xe ô tô vận tải khách theo tuyến cố định.

Trẻ dưới 6 tuổi không có giấy khai sinh và hộ chiếu có đi tàu hỏa được không?

Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (VNR) quy định Trẻ em dưới 6 tuổi khi đi tàu phải có người lớn đi kèm, có bản sao giấy khai sinh hoặc hộ chiếu. Trường hợp không có cả hai loại giấy tờ này thì chiều cao của trẻ không được quá 112cm, đối với trẻ từ 6 – 10 tuổi không được quá 132cm. VNR cũng quy định, mỗi người lớn được kèm không quá 2 trẻ em đi cùng và phải dùng chung chỗ của người lớn.
Trẻ em dưới 6 tuổi sẽ được miễn vé. Trẻ từ 6 – 10 tuổi sẽ được giảm 50% giá vé.

Trường hợp hành khách đi tàu vì lý do ốm đau trên tàu không thể tiếp tục hành trình thì Trưởng tàu có trách nhiệm gì?

Theo Điều 20 Thông tư 09/2018/TT-BGTVT
Điều 20. Hành khách ngừng đi tàu ở ga dọc đường
Trường hợp hành khách đi tàu vì lý do ốm đau trên tàu không thể tiếp tục hành trình buộc phải xuống ga dọc đường, Trưởng tàu có trách nhiệm sau:
1. Tổ chức sơ cứu cho hành khách;
2. Xác nhận để hành khách đi tiếp bằng chuyến tàu khác hoặc được doanh nghiệp trả lại tiền vé đối với quãng đường hành khách chưa đi tính từ ga gần nhất phía trước mà tàu có đỗ nhận khách đến ga đến ghi trên vé của hành khách đã mua.

Views: 26

Bài viết liên quan