Hiệu lực của biển báo hạn chế tốc độ

by Anh Lan
Hiệu lực của biển báo hạn chế tốc độ

Tốc độ khi tham gia giao thông là một trong những vấn đề người lái xe cần đặc biệt quan tâm để không bị xử phạt. Để biết tốc độ cho phép tại các con đường ta cần quan sát các biển báo hạn chế tốc độ tại đó. Vậy có các biển báo hạn chế tốc độ nào? Hiệu lực của biển báo hạn chế tốc độ ra sao? Để có câu trả lời, mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của CSGT nhé!

Căn cứ pháp lý

Hiệu lực của biển báo hạn chế tốc độ

Biển báo tốc độ tối đa cho phép

Biển báo tốc độ tối đa cho phép (biển báo cấm số 127) có hiệu lực cấm tất cả các phương tiện xe cơ giới khi tham gia giao thông chạy với tốc độ tối đa vượt quá trị số ghi trên biển. Trừ các phương tiện tham gia giao thông được ưu tiên theo quy định của nhà nước.

Trị số được ghi trên biển báo cấm số 127 được tính bằng km/h. Biển báo áp dụng trong những trường hợp sau:

  • Trên những đoạn đường qua địa hình bằng phẳng, những đoạn đường qua khu vực dân cư đông người. Có tầm nhìn tối thiểu một chiều dưới 75m hoặc tầm nhìn hai chiều tối thiểu dưới 140m.
  • Trên những đoạn đường cấp thấp có tầm nhìn tối thiểu một chiều dưới 20m hoặc tầm nhìn hai chiều tối thiểu dưới 30m.
  • Ở những vị trí đường cong có độ dốc ngang mặt đường không phù hợp với tốc độ xe chạy theo thiết kế.
  • Trong những trường hợp qua các cầu tạm, cầu hẹp và yếu, cầu phao, cầu cáp, đường gồ ghề, qua các trạm kiểm soát, trạm thu phí đường bộ.

Hiệu lực biển báo tốc độ tối đa bắt đầu từ vị trí đặt biển báo số 127 đến vị trí đặt biển số 134 (Biển báo hết hạn chế tốc độ tối đa).

Ký hiệu biển báo tốc độ tối đa cho phép

Biển báo tốc độ tối đa có dạng hình tròn với viền màu đỏ, nền biển báo có màu trắng, phía trong biển báo có in các ký tự số tương ứng với tốc độ tối đa được phép chạy trên đoạn đường đó.

Ký hiệu biển báo tốc độ tối đa cho phép
Ký hiệu biển báo tốc độ tối đa cho phép

Biển báo tốc độ tối đa cho phép về ban đêm

Khi cần phải quy định tốc độ tối đa về ban đêm cho các phương tiện sẽ được đặt biển số P.127a (Biển báo tốc độ tối đa cho phép về ban đêm). Biển này áp dụng cho một số trường hợp khi qua khu đông dân cư vào ban đêm nhằm mục đích nâng cao tốc độ vận hành khi đường ít xe chạy. 

Biển số P.127a: Tốc độ tối đa cho phép về ban đêm
Biển số P.127a: Tốc độ tối đa cho phép về ban đêm

Biển chỉ có hiệu lực trong khoảng thời gian ghi trên biển và trong phạm vi từ vị trí đặt biển P.127a đến vị trí đặt biển số R.421 (Biển báo hết đoạn đường qua khu đông dân cư).

Trị số ghi trên biển tốc độ tối đa cho phép về ban đêm được tính bằng km/h và không được lớn hơn 80 km/h. Người tham gia giao thông về ban đêm không được vượt quá giá trị tốc độ ghi trên biển trừ một số trường hợp được ưu tiên theo quy định. 

Biển báo tốc độ tối thiểu cho phép

Theo Luật Giao thông đường bộ thì biển báo tốc độ tối thiểu cho phép thuộc nhóm “Biển hiệu lệnh”. Đó là biển báo R.306, biển báo tốc độ tối thiểu cho phép các xe cơ giới chạy.

Biển R.306 có hiệu lực cấm các loại xe cơ giới khi tham gia đoạn đường có biển báo này chạy với tốc độ nhỏ hơn trị số ghi trên biển. Riêng các loại xe do sự chế tạo có tốc độ tối đa không đạt tốc độ tối thiểu đã ghi thì không được phép đi vào đoạn đường này. Trị số ghi trên biển được tính bằng km/h.

Hiệu lực biển báo tốc độ tối thiểu cho phép bắt đầu từ vị trí đặt biển R.306 đến khi thấy biển số R.307 “Biển báo hết đoạn đường hạn chế tốc độ tối thiểu”. Hoặc gặp biển số 135 “Biển báo hết tất cả các lệnh cấm”, thì ngay lúc này các xe được phép chạy chậm hơn trị số ghi trên biển báo nhưng không được gây cản trở các xe khác tham gia giao thông.

Biển báo tốc độ tối thiểu cho phép
Biển báo tốc độ tối thiểu cho phép

Ký hiệu biển báo tốc độ tối thiểu cho phép

Biển báo tốc độ tối thiểu được quy định có hình dạng tròn, nền màu xanh và chữ số màu trắng.

Khi thấy biển báo tốc độ tối thiểu cho phép, các phương tiện cần chú ý chấp hành theo quy định. Nếu như trên đoạn đường có quy định tốc độ tối thiểu cho phép mà người điều khiển xe vi phạm thì sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định của Bộ GTVT.

Mức phạt lỗi chạy quá tốc độ với ô tô

– Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 05 km/h đến dưới 10 km/h; (Điểm a Khoản 3 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).

– Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 10 km/h đến 20 km/h; (Điểm i Khoản 5 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP; được sửa đổi tại điểm đ Khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP).

Ngoài ra, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 đến 03 tháng; (Điểm b Khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).

– Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 20 km/h đến 35 km/h; (Điểm a Khoản 6 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).

Ngoài ra, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 đến 04 tháng; (Điểm c Khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).

– Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 35 km/h; (Điểm c Khoản 7 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).

Ngoài ra, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 đến 04 tháng; (Điểm c Khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).

Mức phạt lỗi chạy quá tốc độ với với mô tô, xe gắn máy

– Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 05 km/h đến dưới 10 km/h; (Điểm c Khoản 2 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP; được sửa đổi tại điểm k khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP).

– Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 10 km/h đến 20 km/h; (Điểm a Khoản 4 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP; được sửa đổi tại điểm g khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP).

– Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 20 km/h; (Điểm a Khoản 7 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).

Ngoài ra, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 đến 04 tháng; (Điểm c Khoản 10 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).

Có thể bạn quan tâm:

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của CSGT về vấn đề “Hiệu lực của biển báo hạn chế tốc độ“. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công tygiấy phép bay flycamxác nhận độc thânđăng ký nhãn hiệuhợp pháp hóa lãnh sựđăng ký mã số thuế cá nhân,…. của luật sư, hãy liên hệ: 0833102102.

Hoặc qua các kênh sau:

Câu hỏi thường gặp

Biển báo giao thông là gì?

Biển báo giao thông là những biển báo được bộ giao thông vận tải dựng ở những địa điểm ven đường để cung cấp thông tin cho người tham gia giao thông an toàn.

Các loại biển báo giao thông

Biển báo cấm để biểu thị các điều cấm;
Biển báo nguy hiểm để cảnh báo các tình huống nguy hiểm có thể xảy ra;
Biển hiệu lệnh để báo các hiệu lệnh phải thi hành;
Biển chỉ dẫn để chỉ dẫn hướng đi/các điều cần biết;
Biển phụ để thuyết minh bổ sung cho các loại biển nêu trên.

Mức phạt lỗi chạy quá tốc độ với máy kéo, xe máy chuyên dùng

– Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng; đối với người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 5km/h đến 10km/h; (Điểm a Khoản 3 Điều 7 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).
– Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng; đối với người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 10km/h đến 20km/h; (Điểm a Khoản 4 Điều 7 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).

5/5 - (3 bình chọn)

You may also like

Leave a Comment