Đi thẳng qua vòng xuyến có phải xi nhan không?

by Sao Mai
Đi thẳng qua vòng xuyến có phải xi nhan không?

Chào CSGT. Hôm trước tôi đi phượt bằng xe máy về Vũng Tàu du lịch có đi qua một ngã tư. Ở giữa ngã tư đó có xây một vòng xoay. Tôi muốn đi thẳng, không có ý định rẽ trái hay rẽ phải ở ngã tư này cả cho nên khi đi qua tôi không bật đèn xi nhan chuyển hướng. Tuy nhiên khi đi qua hết ngã tư thì tôi bị cảnh sát giao thông giữ lại xử phạt với lỗi chuyển hướng trên vòng xuyến không có tín hiệu báo rẽ. Vậy trong trường hợp này, tôi muốn đi thẳng thì bật xi nhan như thế nào? Việc cảnh sát giao thông xử phạt tôi như vậy có đúng không? Văn bản pháp luật nào quy định ạ? Tôi xin cảm ơn

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Để có thể cung cấp cho bạn thông tin về vấn đề nêu trên. CSGT mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.

Căn cứ pháp lý

Vòng xuyến là gì?

Nghe từ vòng xuyến có lẽ khá lạ lẫm nhưng bạn cần phải biết đây là một từ dùng để chỉ chung về vòng xoay hay còn được biết đến là bùng binh. Đây là cách gọi cơ bản và đơn giản nhất.

Vòng xuyến có thể được hiểu là một vòng tròn nằm ở vị trí trung tâm của nơi có nhiều con đường giao với nhau và để các phương tiện lưu thông thuận tiện hơn thì vòng xuyến sẽ đóng vai trò là mốc để xe cộ có thể tiện lợi di chuyển hơn, tránh trường hợp bị ùn tắc giao thông/ tắc nghẽn đường xá.

Quy luật vận hành của vòng xuyến là các phương tiện sẽ phải di chuyển theo hình vòng tròn với hướng cùng chiều với vòng quay kim đồng hồ, cho đến khi nào tách ra khỏi hoàn toàn vòng tròn bùng binh để có thể rẽ vào nhánh đường khác. 

Theo Quy chuẩn báo hiệu đường bộ QCVN 41:2019/BGTVT, để báo cho các loại xe (thô sơ và cơ giới) phải chạy vòng theo đảo an toàn ở nơi đường giao nhau phải đặt biển số R.303 “Nơi giao nhau chạy theo vòng xuyến”.

Biển có hiệu lực bắt buộc các loại xe muốn chuyển hướng phải chạy vòng theo đảo an toàn theo hướng mũi tên.

Khi nào phải bật đèn xi nhan?

Theo quy định của Luật giao thông đường bộ 2008, người tham gia giao thông phải bật đèn giao thông trong các trường hợp sau: 

– Sử dụng làn đường: trên đường có nhiều làn đường cho xe đi cùng chiều được phân biệt bằng vạch kẻ phân làn đường, người điều khiển phương tiện phải cho xe đi trong một làn đường và chỉ được chuyển làn đường ở những nơi cho phép; khi chuyển làn đường phải có tín hiệu báo trước và phải bảo đảm an toàn.

– Vượt xe: xe xin vượt phải có báo hiệu bằng đèn hoặc còi

– Chuyển hướng xe: khi muốn chuyển hướng, người điều khiển phương tiện phải giảm tốc độ và có tín hiệu báo hướng rẽ.

– Dừng xe, đỗ xe trên đường bộ: người điều khiển phương tiện khi dừng xe, đỗ xe trên đường bộ phải có tín hiệu báo cho người điều khiển phương tiện khác biết;

– Lùi xe: Khi lùi xe, người điều khiển phải quan sát phía sau, có tín hiệu cần thiết và chỉ khi nào thấy không nguy hiểm mới được lùi.

Như vậy, có 05 trường hợp người tham gia giao thông phải bật đèn xi nhan theo quy định của Luật giao thông đường bộ 2008. 

Đi thẳng qua vòng xuyến có phải xi nhan không?
Đi thẳng qua vòng xuyến có phải xi nhan không?

Xe đi ra vào vòng xuyến có cần bật xi nhan?

Theo những quy định trên, việc có phải xi nhan khi ra vào vòng xuyến không không được nhắc đến. Nghị định 100/2019 về xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực giao thông đường bộ cũng chưa có quy định về xử phạt lỗi không xi nhan khi ra vào vòng xuyến.

Tuy nhiên theo Điều 15 Luật giao thông đường bộ 2008 quy định:

“Điều 15. Chuyển hướng xe

1. Khi muốn chuyển hướng, người điều khiển phương tiện phải giảm tốc độ và có tín hiệu báo hướng rẽ”

Như vậy, khi bạn có nhu cầu chuyển hướng thì đều phải bật đèn xi nhan.

Vòng xuyến là nơi giao nhau giữa nhiều con đường từ nhiều hướng khác nhau. Do đó, khi đi qua khu vực giao lộ có vòng xuyến, bạn đều phải tiến hành việc nhập vào vòng xuyến và đi ra khỏi vòng xuyến khi đến đường cần đi tiếp. Kể cả bạn có nhu cầu đi thẳng qua giao lộ thì cũng vẫn phải thực hiện việc nhập vào và đi ra khỏi vòng xuyến.

Như vậy, về nguyên tắc; khi đi qua vòng xuyến thì phải thực hiện 2 lần tín hiệu chuyển hướng báo rẽ. Lần một khi vào vòng xuyến, bạn phải bật xi nhan báo rẽ sang trái để đi sát vào vòng theo vòng xuyến. Và lần hai khi đi ra khỏi vòng xuyến thì bật xi nhan báo rẽ sang phải.

Theo Cục Cảnh sát giao thông Bộ Công an cũng có khuyến nghị trong quá trình tham gia giao thông, có 01 số trường hợp nên bật đèn xi nhan để đảm bảo an toàn cho bản thân và giúp việc lưu thông trên đường thuận tiện hơn. Một trong những trường hợp đó là việc bật xi nhan khi đi qua vòng xuyến.

Về cơ bản, việc bật xi nhan khi đi qua vòng xuyến thực hiện theo nguyên tắc “vào trái, ra phải” nghĩa là khi vào vòng xuyến thì xi nhan trái, khi ra khỏi thì xi nhan phải.

Do đó dù bạn dự định đi thẳng qua giao lộ, nhưng khi gặp vòng xuyến, bạn không tiến hành bật đèn xi nhan đầy đủ hai lần thì đã vi phạm luật giao thông đường bộ.

Mời bạn xem thêm:

Mức xử phạt lỗi đi thẳng qua vòng xuyến không có tín hiệu

Căn cứ theo điểm a Khoản 3 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, quy định như sau:

3. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Chuyển hướng không giảm tốc độ hoặc không có tín hiệu báo hướng rẽ (trừ trường hợp điều khiển xe đi theo hướng cong của đoạn đường bộ ở nơi đường không giao nhau cùng mức);

Do đó việc cảnh sát giao thông phạt bạn như vậy đúng theo quy định của pháp luật và đối với lỗi chuyển hướng không có tín hiệu báo rẽ bạn sẽ bị xử phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng.

Xi nhan trái, rẽ phải có bị phạt không?

Trên thực tế, nhiều trường hợp người bật xi nhan bên phải nhưng lại rẽ trái, hoặc ngược lại, làm cho những phương tiện lưu thông phía sau khó lường trước được nên dễ dẫn đến tai nạn giao thông.

Đối với xe ô tô

Theo Điểm a Khoản 4 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP sửa đổi Sửa đổi điểm a khoản 3 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định mức phạt từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe ô tô có hành vi “a) Chuyển hướng không giảm tốc độ hoặc không có tín hiệu báo hướng rẽ (trừ trường hợp điều khiển xe đi theo hướng cong của đoạn đường bộ ở nơi đường không giao nhau cùng mức); điều khiển xe rẽ trái tại nơi có biển báo hiệu có nội dung cấm rẽ trái đối với loại phương tiện đang điều khiển; điều khiển xe rẽ phải tại nơi có biển báo hiệu có nội dung cấm rẽ phải đối với loại phương tiện đang điều khiển;”

Đối với xe máy

Theo điểm a Khoản 3 Điều 6 phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng với người điều khiển xe máy có hành vi chuyển hướng không giảm tốc độ hoặc không có tín hiệu báo hướng rẽ (trừ trường hợp điều khiển xe đi theo hướng cong của đoạn đường bộ ở nơi đường không giao nhau cùng mức).

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của CSGT về vấn đề “Đi thẳng qua vòng xuyến có phải xi nhan không?”. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể tận dụng những kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan Mức xử phạt khi xe máy chuyển hướng không có tín hiệu, xe máy đi ngược chiều, xe máy đi lấn làn,….Ngoài ra quý độc giả có thể tham khảo thêm về Thủ tục tặng cho nhà đất, hợp đồng mua bán chuyển nhượng nhà đất, chia đất thừa kế, thừa kế đất hộ gia đình … .

Hãy liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc qua các kênh sau:

Câu hỏi thường gặp

Xe máy chuyển hướng không nhường đường cho người đi bộ gây tai nạn phạt bao nhiêu tiền?

Xe máy sẽ bị phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với hành vi trên ngoài ra kèm theo hình phạt bổ sung tước giấy phép lái xe từ từ 2 đến 4 tháng. Căn cứ điểm a Khoan1 Điều 6 và điểm c Khoản 10 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP.

Xe máy chuyển làn đường không có tín hiệu báo trước bị phạt bao nhiêu tiền?

Đối với trường hợp này Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng (theo điểm i khoản 1 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP)

Mức xử phạt đối với xe ô tô lùi xe không có tín hiệu báo trước như thế nào?

Xe ô tô lùi xe không quan sát hoặc không có tín hiệu bị phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng
(theo điểm o khoản 3 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP)

5/5 - (1 bình chọn)

You may also like

Leave a Comment