Xe máy được chở 3 người trong trường hợp nào?

by Thúy Duy
Xe máy được chở 3 người trong trường hợp nào?

Hiện nay, trong quá trình tham gia lưu thông không thiếu các trường hợp vi phạm giao thông như không đội nón bảo hiểm, vượt đèn đỏ, đi xe máy chở 3. Vậy có phải trường hợp nào chở 3 cũng vi phạm pháp luật giao thông? Xe máy được chở 3 người trong trường hợp nào theo quy định hiện nay? Để giải đáp thắc mắc trên mời bạn kham khảo bài viết sau đây CSGT sẽ giải đáp thắc mắc này cho các bạn!

Căn cứ pháp lý

Xe máy được chở 3 người trong trường hợp nào?

Để giải đáp thắc mắc xe máy đucợ chở 3 người trong trường hợp nào thì sau đây CSGT sẽ trình bày cụ thể qua bài viết sau nhé.

Căn cứ theo quy định tại Điều 30 Luật Giao thông đường bộ 2008 như sau:

Người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy

  1. Người điều khiển xe mô tô hai bánh, xe gắn máy chỉ được chở một người, trừ những trường hợp sau thì được chở tối đa hai người:
    a) Chở người bệnh đi cấp cứu;
    b) Áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật;
    c) Trẻ em dưới 14 tuổi.
  2. Người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy phải đội mũ bảo hiểm có cài quai đúng quy cách.
  3. Người điều khiển xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy không được thực hiện các hành vi sau đây:
    a) Đi xe dàn hàng ngang;
    b) Đi xe vào phần đường dành cho người đi bộ và phương tiện khác;
    c) Sử dụng ô, điện thoại di động, thiết bị âm thanh, trừ thiết bị trợ thính;
    d) Sử dụng xe để kéo, đẩy xe khác, vật khác, mang, vác và chở vật cồng kềnh;
    đ) Buông cả hai tay hoặc đi xe bằng một bánh đối với xe hai bánh, bằng hai bánh đối với xe ba bánh;
    e) Hành vi khác gây mất trật tự, an toàn giao thông.
  4. Người ngồi trên xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy khi tham gia giao thông không được thực hiện các hành vi sau đây:
    a) Mang, vác vật cồng kềnh;
    b) Sử dụng ô;
    c) Bám, kéo hoặc đẩy các phương tiện khác;
    d) Đứng trên yên, giá đèo hàng hoặc ngồi trên tay lái;
    đ) Hành vi khác gây mất trật tự, an toàn giao thông.

Theo đó, người điều khiển xe mô tô hai bánh, xe gắn máy chỉ được chở một người trừ những trường hợp như:

  • Chở người bệnh đi cấp cứu.
  • Áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật.
  • Trẻ em dưới 14 tuổi.

Như vậy, theo quy định của pháp luật thì xe gắn máy chỉ được chở tối đa một người ngồi sau và trong một số trường hợp đặc biệt thì mới được phép chở thêm nhiều hơn một người như trên.

Đi xe máy chở 3 người phạt bao nhiêu tiền?

Xe máy được chở 3 người trong trường hợp nào?
Xe máy được chở 3 người trong trường hợp nào?

Tại Mục 3.31 Điều 3 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 41:2019/BGTVT về báo hiệu đường bộ có quy định về khái niệm xe máy như sau:

“ 3.31. Xe mô tô (hay còn gọi là xe máy) là xe cơ giới hai hoặc ba bánh và các loại xe tương tự, di chuyển bằng động cơ có dung tích xy lanh từ 50 cm3 trở lên, trọng tải bản thân xe không quá 400 kg”

Thông thường chúng ta thấy với dung tích như xe máy thì chỉ trở thêm 1 người là an toàn và phù hợp với quy định pháp luật. Tuy nhiên, cũng có trường hợp cố tình kẹp thêm 3-4 người, hành vi này vi phạm pháp luật.

Đi xe máy chở 3 người phạt bao nhiêu tiền? được lý giải tại điểm b khoản 3 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP về xử phạt người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy(kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ như sau:

“ Điều 6. Xử phạt người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

[…] b) Chở theo từ 03 người trở lên trên xe;”

Theo quy định này, khi người điều khiển xe máy mà đèo thêm từ 03 người trở lên sẽ bị xử phạt với hình thức phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng, tùy theo mức độ vi phạm như đèo thêm bao nhiêu người hay hành vi thành khẩn khi bị cảnh sát giao thông yêu cầu dừng phương tiện…. mà mức phạt cụ thể với từng người vi phạm sẽ khác nhau.

Như vậy, đi xe máy chở 3 người bị phạt từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng.

Chở 3 không đội mũ bảo hiểm phạt bao nhiêu?

Nếu người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy vừa chở 3 vừa không đội mũ bảo hiểm thì sẽ bị phạt thêm tiền theo quy định tại điểm i, k khoản 2 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP. Theo đó, đối với mỗi người ngồi trên xe không đội mũ bảo hiểm hoặc đội mà không cài quai sẽ bị phạt thêm từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng.

Như vậy, khi điều khiển xe mô tô, xe gắn máy chở theo 2 người phía sau mà cả 3 không đội mũ bảo hiểm sẽ phải cộng 2 mức phạt lại là từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng đối với lỗi chở 3 và từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng cho mỗi một người không đội mũ bảo hiểm. Mức phạt tổng cộng lên đến từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng.

Đối với người điều khiển xe gắn máy, mô tô chở theo sau từ 03 người trở lên thì mức phạt cũng cao hơn trường hợp trên. Do mức phạt đối với hành vi chở trên 03 người theo sau là từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng. Và số lượng người ngồi trên xe không đội mũ bảo hiểm nhiều hơn nên số tiền phạt cũng cao hơn. Mức phạt tổng cộng có thể từ 1.200.000 đồng đến 1.800.000 đồng. Ngoài ra, người điều khiển xe gắn máy trong trường hợp này còn có thể bị tước giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng.

Các hình thức nộp phạt

Nộp trực tiếp tại Kho bạc nhà nước hoặc ngân hàng thương mại; nơi Kho bạc nhà nước ủy nhiệm thu tiền phạt được ghi trong quyết định xử phạt.
Nộp trực tiếp hoặc chuyển khoản vào tài khoản của Kho bạc nhà nước được ghi trong quyết định xử phạt.
Nộp trực tiếp cho người có thẩm quyền xử phạt nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây: Trường hợp xử phạt hành chính không lập biên bản. Tại vùng sâu; vùng xa; biên giới; miền núi mà việc đi lại gặp khó khăn thì cá nhân, tổ chức bị xử phạt có thể nộp tiền phạt cho người có thẩm quyền xử phạt.
Nộp vào Kho bạc nhà nước thông qua dịch vụ bưu chính công ích (Ví dụ như Bưu điện).
Nộp phạt vi phạm giao thông trực tuyến trên Cổng dịch vụ công quốc gia.

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của CSGT về vấn đề “Xe máy được chở 3 người trong trường hợp nào?”. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể tận dụng những kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty, hợp đồng mua bán nhà đất đơn giản, tạm dừng công ty, Tra cứu chỉ giới xây dựng, thành lập công ty, đăng ký nhãn hiệu, … . Hãy liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc qua các kênh sau:

Câu hỏi thường gặp

Nộp phạt vi phạm giao thông trực tuyến được không?

Từ ngày 13/3/2020, trên Cổng dịch vụ công quốc gia, người vi phạm giao thông có thể nộp phạt vi phạm giao thông trực tuyến, giúp tiết kiệm thời gian và rút bớt các thủ tục rườm rà cho người vi phạm.

Thời hạn nộp phạt vi phạm giao thông khi vi phạm chở 3 người trên xe máy?

Theo Điều 73 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012:
Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính phải chấp hành quyết định xử phạt trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận quyết định xử phạt vi phạm hành chính; trường hợp quyết định xử phạt vi phạm hành chính có ghi thời hạn thi hành nhiều hơn 10 ngày thì thực hiện theo thời hạn đó.
Trường hợp cá nhân, tổ chức bị xử phạt khiếu nại; khởi kiện đối với quyết định xử phạt vi phạm hành chính thì vẫn phải chấp hành quyết định xử phạt, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 15 của Luật này. Việc khiếu nại, khởi kiện được giải quyết theo quy định của pháp luật.

Lái xe gắn máy có dung tích xi lanh dưới 50cm3 có cần bằng lái hay không?

Hiện nay chỉ có quy định về giấy phép lái xe cho hạng A1 cấp cho người lái xe mô tô hai bánh có dung tích xi-lanh từ 50 cm3 đến dưới 175 cm3.
Như vậy, có thể hiểu rằng không có quy định cũng không có yêu cầu về giấy phép lái xe gắn máy có dung tích xi lanh dưới 50 cm3.

5/5 - (1 bình chọn)

You may also like

Leave a Comment