Đi xe đạp có cần đội mũ bảo hiểm không?

by Trúc Hà
Đi xe đạp có cần đội mũ bảo hiểm không?

Chào CSGT, sắp đến mùa tựu trường nên tôi muốn mua cho con tôi một chiếc xe đạp để tiện cho việc đến trường. Để đảm bảo an toàn thì tôi có mua thêm mũ bảo hiểm cho cháu nhưng cháu không chịu đội. Cho tôi hỏi đi xe đạp có cần phải đội mũ bảo hiểm không? Mong được tư vấn.

Chào bạn, để giải đáp thắc mắc trên mời bạn kham khảo bài viết sau đây CSGT sẽ giải đáp thắc mắc này cho các bạn!

Căn cứ pháp lý

Quy định về đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 30 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 quy định như sau:

Người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy phải đội mũ bảo hiểm có cài quai đúng quy cách.

Đồng thời, khoản 2 Điều 31 Luật này cũng quy định:

Người điều khiển, người ngồi trên xe đạp máy phải đội mũ bảo hiểm có cài quai đúng quy cách.

Theo đó, những đối tượng sau đây tham gia giao thông bắt buộc phải đội mũ bảo hiểm (thì không bị xử phạt):

  • Người điều khiển mô tô, xe gắn máy
  • Người điều khiển xe đạp máy, xe đạp điện
  • Người được chở trên xe mô tô, xe gắn máy, xe máy điện, các loại xe tương tự xe mô tô, các loại xe tương tự xe gắn máy, xe đạp máy, xe đạp điện.

Đi xe đạp có cần đội mũ bảo hiểm không?

Căn cứ Điều 8 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định như sau:

Xử phạt người điều khiển xe đạp, xe đạp máy (kể cả xe đạp điện), người điều khiển xe thô sơ khác vi phạm quy tắc giao thông đường bộ thì không có áp dụng xử phạt về hành vi này, đồng thời hiện nay Luật Giao thông đường bộ năm 2008 chỉ quy định bắt buộc đối với người điều khiển, người ngồi trên xe đạp máy phải đội mũ bảo hiểm, cài quai đúng quy cách khi tham gia giao thông.

Do đó, người điều khiển phương tiện xe đạp có thể lựa chọn việc có đội mũ bảo hiểm hoặc không. Tuy nhiên, để đảm bảo việc an toàn khi tham gia giao thông, khi bạn điều khiển xe đạp có thể đội mũ bảo hiểm khi cần thiết.

Mức xử phạt lỗi không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông

Ai bị xử phạt khi không đội mũ bảo hiểm?

Người điều khiển mô tô, xe gắn máy, xe đạp máy, xe đạp điện sẽ bị xử phạt nếu:

  • Bản thân không đội mũ bảo hiểm;
  • Chở người ngồi sau không đội mũ bảo hiểm;
  • Người ngồi sau xe mô tô, xe gắn máy, xe đạp máy, xe đạp điện sẽ bị xử phạt khi bản thân họ không đội mũ bảo hiểm.
Đi xe đạp có cần đội mũ bảo hiểm không?
Đi xe đạp có cần đội mũ bảo hiểm không?

Trường hợp không bắt buộc đội mũ bảo hiểm

Theo quy định tại Điểm k Khoản 2 Điều 6 và điểm đ Khoản 2 Điều 8 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định 3 trường hợp ngoại lệ không bị xử phạt nếu không đội mũ bảo hiểm đối với người được chở là:

  • Chở người bệnh đi cấp cứu;
  • Trẻ em dưới 06 tuổi;
  • Áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật.

Như vậy, trong mọi trường hợp tất cả người điều khiển xe đều phải đội mũ bảo hiểm và cài quai đúng cách. Người ngồi sau có thể không đội mũ bảo hiểm nếu thuộc một trong 3 trường hợp nêu trên.

Trường hợp đội mũ bảo hiểm nhưng vẫn bị phạt

Trường hợp người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, xe đạp máy, xe đạp điện và các loại xe tương tự đã đội mũ bảo hiểm nhưng vẫn bị xử phạt như lỗi không đội mũ bảo hiểm nếu:

  • Sử dụng mũ bảo hiểm không phải loại dành cho người đi mô tô xe máy như: mũ bảo hiểm trong xây dựng – lắp đặt, mũ bảo hiểm trong thể dục – thể thao…
  • Cài quai mũ bảo hiểm không đúng quy định.

Vì vậy, khi tham gia giao thông, bạn cần đội mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy và cài quai đúng quy cách.

Mức xử phạt lỗi không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông

Mức phạt đối với người điều khiển xe mô tô, xe máy, xe máy điện và cả xe đạp điện không đội mũ bảo hiểm hoặc đội mũ bảo hiểm sai quy cách được quy định tại:

– Nghị định 123/2021/NĐ-CP sửa đổi các Nghị định xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực hàng hải, giao thông đường bộ, đường sắt; hàng không dân dụng.
– Nghị định 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định về mức xử lý vi phạm hành chính đối với các phương tiện giao thông đường bộ, đường sắt.

Theo Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về việc xử phạt người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ quy định như sau:

Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

i) Không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách khi điều khiển xe tham gia giao thông trên đường bộ

k) Chở người ngồi trên xe không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách, trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu, trẻ em dưới 06 tuổi, áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật.”

Như vậy, người điều khiển phương tiện giao thông và người ngồi sau nếu không đội món bảo hiểm khi tham gia giao thông sẽ bị phạt tiền từ 200.000 đồng – 300.000 đồng.

Tuy nhiên, Nghị định 123/2021/NĐ-CP đã sửa đổi mức phạt đối với hành vi không đội mũ bảo hiểm. Cụ thể, tại điểm b khoản 4 Điều 2 bổ sung hai trường hợp như sau:

“n) Không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách khi điều khiển xe tham gia giao thông trên đường bộ;

o) Chở người ngồi trên xe không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách, trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu, trẻ em dưới 06 tuổi, áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật;”

Theo như quy định mới, hành vi không đội mũ bảo hiểm sẽ bị phạt từ 400.000 – 600.000 đồng, tăng gấp đôi so với mức phạt cũ trong Nghị định 100/2019/NĐ-CP.

Như vậy, theo quy định hiện hành, không chỉ người điều khiển mà người ngồi sau xe mô tô, xe gắn máy, xe đạp máy, xe máy điện và những phương tiện tương tự không đội mũ bảo hiểm đúng quy định cùng bị xử phạt.

Trường hợp cả người điều khiển và người ngồi sau xe đều không đội mũ bảo hiểm theo đúng quy định sẽ bị phạt hành chính với tổng mức phạt vi phạm là 800.000 – 1.200.000 đồng.

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của CSGT về vấn đề “Đi xe đạp có cần đội mũ bảo hiểm không?”. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể tận dụng những kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty, tra cứu quy hoạch thửa đất, hợp đồng thỏa thuận mua bán nhà đất, tạm dừng công ty, Thủ tục tặng cho nhà đất, thành lập công ty, đăng ký nhãn hiệu, … . Hãy liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc qua các kênh sau:

Câu hỏi thường gặp

Đội mũ bảo hiểm thời trang có bị phạt không?

Những trường hợp có đội mũ bảo hiểm dành cho người đi mô tô, xe máy và có cài quai (dù là mũ bảo hiểm thời trang, mũ bảo hiểm lưỡi trai hoặc các loại mũ bảo hiểm dành cho mô tô, xe máy kém chất lượng khác) không bị xử phạt.
Các loại mũ bảo hiểm khi đội mà vẫn bị xử phạt là các loại mũ không dành cho người đi mô tô, xe máy như: mũ bảo hộ lao động, mũ bảo hộ trong thể dục thể thao…
Tuy không bị xử phạt, nhưng việc đội mũ bảo hiểm kém chất lượng tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn cho bản thân rất lớn khi xảy ra va chạm. Vì thế, bạn nên mua các loại mũ bảo hiểm đúng chuẩn để đội cho an toàn.

Không đội mũ bảo hiểm có bị giữ bằng lái xe không?

Trong Nghị định 123/2021/NĐ-CP và Nghị định 100/2019/NĐ-CP không quy định hình phạt bổ sung đối với lỗi không đội mũ bảo hiểm. Như vậy đối với vi phạm không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông bạn chỉ phải nộp phạt hành chính mà không bị giữ giấy tờ xe.

Đi xe máy nhưng đội mũ bảo hiểm xe đạp thì có bị phạt không?

Theo quy định, mũ bảo hiểm dành cho người đi mô tô, xe máy là một trong những sản phẩm, hàng hóa thuộc Danh mục sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn (Quyết định số 3810/QĐ-BKHCN năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ) và bắt buộc phải tuân thủ các quy chuẩn kỹ thuật liên quan đến quá trình sản xuất, chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy theo quy chuẩn kỹ thuật tương ứng trước khi lưu thông ra thị trường.
Nếu mũ bảo hiểm không có tem hợp quy thì mũ bảo hiểm đó không đáp ứng điều kiện kỹ thuật của mũ bảo hiểm dành cho người đi mô tô, xe máy.
Như vậy, việc sử dụng các loại mũ bảo hiểm thể thao không đáp ứng điều kiện vừa nêu, có thể bị coi là không phải mũ bảo hiểm dành cho người đi mô tô, xe máy và sẽ bị xử phạt về hành vi không đội mũ bảo hiểm.

5/5 - (1 bình chọn)

You may also like

Leave a Comment