Điều khiển xe sử dụng còi vượt quá âm lượng quy định bị phạt không?

by Quỳnh Tran
Điều khiển xe sử dụng còi vượt quá âm lượng quy định bị phạt không?

Hiện nay một số xe ô tô, mô tô và các loại xe tương tự khác sử dụng còi hơi, còi không đúng thiết kế, bấm còi không đúng nơi quy định gây khiến người đi đường dễ giật mình bởi tiếng còi to chói tai dẫn đến tai nạn giao thông. Vậy điều khiển xe sử dụng còi vượt quá âm lượng quy định bị phạt không? Luật sư X mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn quy định pháp luật về nội dung nêu trên

Căn cứ pháp lý

Luật giao thông đường bộ năm 2008

Nghị định 100/2019/NĐ-CP

Quy định về việc cấm sử dụng còi xe với âm lượng chuẩn kỹ thuật.

Theo quy định tại điểm h Khoản 1 Điều 53 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định về điều kiện tham gia giao thông của xe ô tô như sau

“Điều 53. Điều kiện tham gia giao thông của xe cơ giới

1. Xe ô tô đúng kiểu loại được phép tham gia giao thông phải bảo đảm các quy định về chất lượng, an toàn kỹ thuật

h) Có còi với âm lượng đúng quy chuẩn kỹ thuật;”

Bên cạnh đó, theo quy định tại Khoản 13 Điều 8 Luật giao thông đường bộ 2008 quy định về các hành vi bị nghiệm cấm như sau:

“Điều 8. Các hành vi bị nghiêm cấm

13. Lắp đặt, sử dụng còi, đèn không đúng thiết kế của nhà sản xuất đối với từng loại xe cơ giới; sử dụng thiết bị âm thanh gây mất trật tự an toàn giao thông, trật tự công cộng.”

Như vậy, căn cứ theo các quy định trên, xe ô tô phải đảm bảo có còi với âm lượng đúng với quy chuẩn kỹ thuật của từng loại xe và không được sử dụng các thiết bị âm thanh khác gây mất trật tự an toàn giao thông, trật tự công cộng.

Điều khiển xe sử dụng còi vượt quá âm lượng quy định bị phạt không?

Điều khiển xe sử dụng còi vượt quá âm lượng quy định bị phạt không?
Điều khiển xe sử dụng còi vượt quá âm lượng quy định bị phạt không?
Loại phương tiệnHành viMức phạt theo NĐ 100 (đang có hiệu lực)
Xe máyBấm còi trong thời gian từ 22 giờ hôm trước đến 5 giờ sáng hôm sau trong khu đô thị, khu dân cư 100.000  – 200.000 đồng
Bấm còi, rú ga liên tục trong đô thị, khu dân cư400.000 – 600.000 đồng100.000 – 200.000 đồng
Điều khiển xe không có còi100.000 – 200.000 đồng80.000 – 100.000 đồng
Sử dụng còi không đúng quy chuẩn kỹ thuật cho từng loại xe100.000 – 200.000 đồng100.000 – 200.000 đồng
Ô tôBấm còi trong đô thị, khu đông dân cư trong thời gian từ 22 giờ ngày hôm trước đến 05 giờ ngày hôm sau, trừ xe ưu tiên200.000  – 400.000 đồng
Bấm còi, rú ga liên tục, bấm còi hơi trong đô thị, khu đông dân cư, trừ xe ưu tiên800.000 – 01 triệu đồng600.000 – 800.000 đồng
Điều khiển xe không có còi hoặc có nhưng còi không có tác dụng300.000 – 400.000 đồng300.000 – 400.000 đồng
Điều khiển xe lắp đặt, sử dụng còi vượt quá âm lượng theo quy định02 – 03 triệu đồng02 – 03 triệu đồng

Như vậy, theo quy định này thì trường hợp bạn điều khiển xe sử dụng còi vượt quá âm lượng theo quy định; thì bạn sẽ bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng; bị tước Giấy phép lái xe từ 01 đến 03 tháng và sẽ bị tịch thu còi vượt quá âm lượng của xe.

Quy định về hình thức nộp phạt khi phạm lỗi sử dụng còi xe như thế nào?

Theo Điều 10 Nghị định 81/2013/NĐ-CP và Nghị định 97/2017/NĐ-CP đã sửa đổi, bổ sung, quy định về hình thức, thủ tục thu, nộp tiền phạt như sau:

– Khoản 1: Cá nhân, tổ chức vi phạm thực hiện việc nộp tiền phạt thông qua các hình thức sau:

  • Nộp trực tiếp tại Kho bạc nhà nước hoặc ngân hàng thương mại nơi Kho bạc nhà nước ủy nhiệm thu tiền phạt được ghi trong quyết định xử phạt.
  • Nộp trực tiếp hoặc chuyển khoản vào tài khoản của Kho bạc nhà nước được ghi trong quyết định xử phạt.
  • Nộp phạt trực tiếp cho người có thẩm quyền xử phạt theo quy định tại khoản 1 Điều 56, khoản 2 Điều 78 Luật xử lý vi phạm hành chính. Người vi phạm có thể nộp trực tiếp cho cảng vụ hoặc đại diện cảng vụ hàng không đối với trường hợp người bị xử phạt là hành khách quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam để thực hiện chuyến bay quốc tế xuất phát từ lãnh thổ Việt Nam; thành viên tổ bay làm nhiệm vụ trên chuyến bay quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam; thành viên tổ bay của hãng hàng không nước ngoài thực hiện chuyến bay quốc tế xuất phát từ lãnh thổ Việt Nam.
  • Nộp tiền phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ vào Kho bạc nhà nước thông qua dịch vụ bưu chính công ích.
Quy định về thủ tục nộp phạt lỗi sử dụng còi xe

Khoản 2: Trong trường hợp quyết định xử phạt chỉ áp dụng hình thức phạt tiền mà cá nhân bị xử phạt không cư trú, tổ chức bị xử phạt không đóng trụ sở tại nơi xảy ra hành vi vi phạm thì theo đề nghị của cá nhân, tổ chức bị xử phạt, người có thẩm quyền xử phạt quyết định nộp tiền phạt theo hình thức nộp phạt quy định tại điểm b khoản 1 Điều này và gửi quyết định xử phạt cho cá nhân, tổ chức vi phạm qua bưu điện bằng hình thức bảo đảm trong thời hạn 2 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định xử phạt.

Cá nhân, tổ chức bị xử phạt nộp phạt vào tài khoản Kho bạc nhà nước ghi trong quyết định xử phạt trong thời hạn quy định tại khoản 1 Điều 73 Luật xử lý vi phạm hành chính.

Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày tiền phạt được nộp vào tài khoản của Kho bạc nhà nước, thì người tạm giữ các giấy tờ để bảo đảm cho việc xử phạt theo quy định tại khoản 6 Điều 125 Luật xử lý vi phạm hành chính phải gửi trả lại cá nhân, tổ chức bị xử phạt các giấy tờ đã tạm giữ qua bưu điện bằng hình thức bảo đảm. Chi phí gửi quyết định xử phạt và chi phí gửi trả lại giấy tờ do cá nhân, tổ chức bị xử phạt chi trả.

– Khoản 3: Trường hợp cá nhân đề nghị hoãn thi hành quyết định phạt tiền hoặc cá nhân, tổ chức đề nghị nộp tiền phạt nhiều lần theo quy định tại Điều 76 và Điều 79 Luật xử lý vi phạm hành chính phải có đơn đề nghị gửi người đã ra quyết định xử phạt trong thời hạn 05 ngày làm việc tính từ ngày nhận được quyết định xử phạt.

– Khoản 4: Trường hợp cá nhân đề nghị giảm, miễn phần còn lại hoặc toàn bộ tiền phạt theo quy định tại Điều 77 Luật xử lý vi phạm hành chính, thì phải có đơn đề nghị gửi người đã ra quyết định xử phạt trong thời hạn 10 ngày làm việc, trước khi hết thời hạn hoãn ghi trong quyết định hoãn thi hành quyết định xử phạt.

– Khoản 5: Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn đề nghị nộp tiền phạt nhiều lần, thì người đã ra quyết định xử phạt phải có trách nhiệm trả lời bằng văn bản cho người đề nghị; trường hợp không đồng ý phải nêu rõ lý do.

– Khoản 6: Trường hợp nộp chậm tiền phạt theo quy định tại khoản 1 Điều 78 Luật xử lý vi phạm hành chính, thì cơ quan thu tiền phạt căn cứ vào quyết định xử phạt để tính và thu tiền chậm nộp phạt.

– Khoản 7: Quyết định hoãn thi hành quyết định xử phạt; giảm, miễn phần còn lại hoặc toàn bộ tiền phạt; nộp tiền phạt nhiều lần phải bằng văn bản.

Thời gian xem xét, quyết định giảm, miễn phần còn lại hoặc cho phép nộp tiền phạt nhiều lần không tính là thời gian chậm nộp tiền phạt.

– Khoản 8: Bộ trưởng Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan hướng dẫn việc thu, nộp tiền phạt vi phạm hành chính quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.

Mời bạn xem thêm bài viết

Trên đây là bài viết tư vấn của chúng tôi về vấn đề;””. Hỵ vọng bài viết có ích cho độc giả. Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ: 0833102102

Câu hỏi thường gặp

Điều khiển xe ô tô đi vào làn BRT bị xử phạt thế nào?

Theo quy định tại điểm đ Khoản 5 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, người điều khiển xe thực hiện hành vi đi không đúng phần đường hoặc làn đường quy định sẽ bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng. Như vậy, đối với xe ô tô, người vi phạm sẽ bị xử phạt hành chính 3-5 triệu đồng khi đi xe vào làn đường BRT
Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng;

Đi xe ô tô lấn làn đường bị xử phạt bao nhiêu tiền?

Trường hợp gây tai nạn giao thông do đi sai làn đường thì bị xử phạt hành chính từ 10 đến 12 triệu đồng và tước Bằng lái xe từ 02 – 04 tháng (theo Điều 5 của Nghị định số 100/2019/NĐ-CP).

5/5 - (1 bình chọn)

You may also like

Leave a Comment