Giấy biên nhận thế chấp xe ô tô là gì?

by Ngọc Gấm
Giấy biên nhận thế chấp xe ô tô là gì?

Chào CSGT , CSGT có thể giải đáp cho tôi hỏi về giấy biên nhận thế chấp xe ô tô là gì? Mong CSGT giải đáp giúp cho tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn CSGT đã giải đáp cho tôi.

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho phía CSGT. Khi tiến hành xong các thủ tục thế chấp xe ô tô tại các ngân hàng, bạn sẽ được cấp một tờ giấy mang tên là giấy biên nhận thế chấp xe ô tô. Vậy câu hỏi đặt ra là giấy biên nhận thế chấp xe ô tô là gì? Giấy biên nhận thế chấp xe ô tô ghi nhận những nội dung gì? Và tác dụng thật sự của loại giấy biên nhận thế chấp xe ô tô là gì?

Để có thể giải đáp thắc mắc về giấy biên nhận thế chấp xe ô tô là gì?; mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của CSGT của chúng tôi.

Cơ sở pháp lý

Bộ luật dân sự năm 2015

Nghị định 102/2017/NĐ-CP

Công văn 7000/NHNN-PC

Thế chấp xe ô tô là gì?

Theo quy định tại Điều 317 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về thế chấp tài sản như sau:

– Thế chấp tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và không giao tài sản cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận thế chấp).

– Tài sản thế chấp do bên thế chấp giữ. Các bên có thể thỏa thuận giao cho người thứ ba giữ tài sản thế chấp.

Theo quy định tại Điều 318 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về tài sản thế chấp như sau:

– Trường hợp thế chấp toàn bộ bất động sản, động sản có vật phụ thì vật phụ của bất động sản, động sản đó cũng thuộc tài sản thế chấp, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

– Trường hợp thế chấp một phần bất động sản, động sản có vật phụ thì vật phụ gắn với tài sản đó thuộc tài sản thế chấp, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

– Trường hợp thế chấp quyền sử dụng đất mà tài sản gắn liền với đất thuộc quyền sở hữu của bên thế chấp thì tài sản gắn liền với đất cũng thuộc tài sản thế chấp, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

– Trường hợp tài sản thế chấp được bảo hiểm thì bên nhận thế chấp phải thông báo cho tổ chức bảo hiểm biết về việc tài sản bảo hiểm đang được dùng để thế chấp. Tổ chức bảo hiểm chi trả tiền bảo hiểm trực tiếp cho bên nhận thế chấp khi xảy ra sự kiện bảo hiểm.

Trường hợp bên nhận thế chấp không thông báo cho tổ chức bảo hiểm biết về việc tài sản bảo hiểm đang được dùng để thế chấp thì tổ chức bảo hiểm chi trả tiền bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm và bên thế chấp có nghĩa vụ thanh toán cho bên nhận thế chấp.

Quyền các bên trong thế chấp ô tô tại Việt Nam

Theo quy định tại Điều 321 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về quyền của bên thế chấp như sau:

– Khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản thế chấp, trừ trường hợp hoa lợi, lợi tức cũng là tài sản thế chấp theo thỏa thuận.

– Đầu tư để làm tăng giá trị của tài sản thế chấp.

– Nhận lại tài sản thế chấp do người thứ ba giữ và giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp do bên nhận thế chấp giữ khi nghĩa vụ được bảo đảm bằng thế chấp chấm dứt hoặc được thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác.

– Được bán, thay thế, trao đổi tài sản thế chấp, nếu tài sản đó là hàng hóa luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh. Trong trường hợp này, quyền yêu cầu bên mua thanh toán tiền, số tiền thu được, tài sản hình thành từ số tiền thu được, tài sản được thay thế hoặc được trao đổi trở thành tài sản thế chấp.

  • Trường hợp tài sản thế chấp là kho hàng thì bên thế chấp được quyền thay thế hàng hóa trong kho, nhưng phải bảo đảm giá trị của hàng hóa trong kho đúng như thỏa thuận.

– Được bán, trao đổi, tặng cho tài sản thế chấp không phải là hàng hóa luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh, nếu được bên nhận thế chấp đồng ý hoặc theo quy định của luật.

– Được cho thuê, cho mượn tài sản thế chấp nhưng phải thông báo cho bên thuê, bên mượn biết về việc tài sản cho thuê, cho mượn đang được dùng để thế chấp và phải thông báo cho bên nhận thế chấp biết.

Theo quy định tại Điều 323 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về quyền của bên nhận thế chấp như sau:

– Xem xét, kiểm tra trực tiếp tài sản thế chấp, nhưng không được cản trở hoặc gây khó khăn cho việc hình thành, sử dụng, khai thác tài sản thế chấp.

– Yêu cầu bên thế chấp phải cung cấp thông tin về thực trạng tài sản thế chấp.

– Yêu cầu bên thế chấp áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo toàn tài sản, giá trị tài sản trong trường hợp có nguy cơ làm mất giá trị hoặc giảm sút giá trị của tài sản do việc khai thác, sử dụng.

– Thực hiện việc đăng ký thế chấp theo quy định của pháp luật.

– Yêu cầu bên thế chấp hoặc người thứ ba giữ tài sản thế chấp giao tài sản đó cho mình để xử lý khi bên thế chấp không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.

– Giữ giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp trong trường hợp các bên có thỏa thuận, trừ trường hợp luật có quy định khác.

– Xử lý tài sản thế chấp khi thuộc trường hợp quy định tại Điều 299 của Bộ luật DS.

Giấy biên nhận thế chấp xe ô tô là gì?
Giấy biên nhận thế chấp xe ô tô là gì?

Giấy biên nhận thế chấp xe ô tô là gì?

Theo Công văn 7000/NHNN-PC về việc cấp Giấy biên nhận giữ bản chính Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện giao thông như sau:

– Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài nhận thế chấp (sau đây gọi tắt là tổ chức tín dụng nhận thế chấp) có trách nhiệm cấp cho bên thế chấp một (01) bản gốc Giấy biên nhận thế chấp khi nhận thế chấp phương tiện giao thông theo hướng dẫn tại văn bản này.

Trường hợp khách hàng vi phạm nghĩa vụ trả nợ được bảo đảm bằng phương tiện giao thông, việc cấp Giấy biên nhận thế chấp do tổ chức tín dụng nhận thế chấp và bên thế chấp thỏa thuận.

Như vậy giấy biên nhận thế chấp ô tô là loại giấy mà các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khi nhận thế chấp cấp cho người đi thế chấp nhằm ghi nhận lại sự kiện hai bên đã ký kết giao dịch về thế chấp tài sản.

– Giấy biên nhận thế chấp phải bao gồm ít nhất các nội dung sau:

  • Tên gọi: Giấy biên nhận thế chấp;
  • Số Giấy biên nhận thế chấp;
  • Tên, địa chỉ của tổ chức tín dụng nhận thế chấp;
  • Tên của bên thế chấp; số chứng minh nhân dân hoặc số căn cước công dân hoặc số hộ chiếu hoặc số chứng minh quân nhân đối với bên thế chấp là cá nhân; số giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc số giấy phép đầu tư hoặc số giấy chứng nhận đầu tư hoặc số quyết định thành lập đối với bên thế chấp là pháp nhân;
  • Số giấy chứng nhận đăng ký phương tiện giao thông, loại phương tiện giao thông, số khung, số máy, biển kiểm soát của phương tiện giao thông;
  • Thời hạn có hiệu lực của Giấy biên nhận thế chấp;
  • Lần cấp lại, số Giấy biên nhận thế chấp được thay thế đối với trường hợp cấp lại Giấy biên nhận thế chấp.

– Tổ chức tín dụng nhận thế chấp có trách nhiệm cấp một (01) bản gốc Giấy biên nhận thế chấp cho bên thế chấp trong thời hạn không quá 07 ngày làm việc kể từ ngày tổ chức tín dụng nhận giấy chứng nhận đăng ký phương tiện giao thông đối với trường hợp cấp mới hoặc kể từ ngày nhận được yêu cầu của bên thế chấp đối với trường hợp cấp đổi, cấp lại Giấy biên nhận thế chấp.

– Thời hạn hiệu lực của Giấy biên nhận thế chấp do các bên thỏa thuận nhưng không vượt quá thời hạn có hiệu lực của hợp đồng thế chấp.

– Về việc cấp Giấy biên nhận thế chấp đối với các trường hợp thế chấp trước ngày 01 tháng 09 năm 2017

  • Đối với các phương tiện giao thông đang thế chấp tại tổ chức tín dụng trước ngày 01 tháng 09 năm 2017, trong thời hạn tối đa 30 ngày kể từ ngày 31/08/2017, tổ chức tín dụng nhận thế chấp có trách nhiệm thông báo cho bên thế chấp về việc tổ chức tín dụng nhận thế chấp cấp Giấy biên nhận thế chấp cho phương tiện giao thông đang thế chấp tại tổ chức tín dụng.
  • Trong thời hạn tối đa 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu của bên thế chấp, tổ chức tín dụng nhận thế chấp có trách nhiệm cấp một (01) bản sao chứng thực giấy chứng nhận đăng ký phương tiện giao thông, một (01) bản gốc Giấy biên nhận thế chấp cho bên thế chấp theo hướng dẫn tại văn bản này.
  • Văn bản xác nhận của tổ chức tín dụng nhận thế chấp về việc tổ chức tín dụng giữ bản chính giấy chứng nhận đăng ký phương tiện giao thông đã cấp trước ngày 01 tháng 09 năm 2017 không có giá trị kể từ ngày 01 tháng 12 năm 2017.

– Tổ chức tín dụng nhận thế chấp có trách nhiệm tổ chức thực hiện cấp Giấy biên nhận thế chấp cho bên thế chấp trong toàn hệ thống theo đúng hướng dẫn tại văn bản này. Tổ chức tín dụng có trách nhiệm phối hợp với Bộ Công an trong quá trình trao đổi thông tin liên quan đến việc cấp Giấy biên nhận thế chấp khi có yêu cầu.

Quy định về việc cấp đổi và cấp lại giấy biên nhận thế chấp xe ô tô

Theo Công văn 7000/NHNN-PC về việc cấp Giấy biên nhận giữ bản chính Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện giao thông như sau:

– Về cấp đổi Giấy biên nhận thế chấp:

Trường hợp hư hỏng Giấy biên nhận thế chấp hoặc cần thay đổi thông tin trên Giấy biên nhận thế chấp, thì bên thế chấp có trách nhiệm nộp lại bản gốc Giấy biên nhận thế chấp đã cấp; tổ chức tín dụng nhận thế chấp có trách nhiệm thu hồi bản gốc Giấy biên nhận thế chấp cũ và cấp một (01) bản gốc Giấy biên nhận thế chấp mới.

– Về cấp lại Giấy biên nhận thế chấp:

  • Trường hợp tổ chức tín dụng nhận thế chấp và bên thế chấp có thỏa thuận thay đổi thời hạn thế chấp dẫn đến thời hạn thế chấp ngắn hơn thời hạn có hiệu lực của Giấy biên nhận thế chấp, thì bên thế chấp có trách nhiệm nộp lại bản gốc Giấy biên nhận thế chấp đã cấp; tổ chức tín dụng nhận thế chấp có trách nhiệm cấp lại một (01) bản gốc Giấy biên nhận thế chấp mới.
  • Trong trường hợp mất Giấy biên nhận thế chấp, để được cấp lại Giấy biên nhận thế chấp, bên thế chấp phải có văn bản thông báo rõ về việc mất Giấy biên nhận thế chấp kèm đề nghị cấp lại Giấy biên nhận thế chấp; Bên thế chấp phải cam kết và tự chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính xác của thông báo. Tổ chức tín dụng nhận thế chấp cấp lại một (01) bản gốc Giấy biên nhận thế chấp theo hướng dẫn tại khoản 2, 3, 4 văn bản này.

Thủ tục thế chấp xe ô tô có đăng ký biện pháp đảm bảo

Theo quy định tại Điều 50 Nghị định 102/2017/NĐ-CP quy định về thủ tục thế chấp xe ô tô có đăng ký biện pháp đảm bảo như sau:

– Người yêu cầu đăng ký nộp 01 bộ hồ đăng ký thế chấp ô tô như sau:

  • Phiếu yêu cầu đăng ký (01 bản chính);
  • Hợp đồng thế chấp ô tô;
  • Văn bản ủy quyền trong trường hợp người yêu cầu đăng ký là người được ủy quyền (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực hoặc 01 bản sao không có chứng thực kèm bản chính để đối chiếu), trừ các trường hợp sau đây: Bên thế chấp hoặc bên nhận thế chấp bao gồm nhiều cá nhân, pháp nhân ủy quyền cho một cá nhân hoặc một pháp nhân trong số đó yêu cầu đăng ký; người yêu cầu đăng ký là người được cấp mã số sử dụng cơ sở dữ liệu về biện pháp bảo đảm;
  • Giấy tờ chứng minh đối với trường hợp không phải nộp phí khi thực hiện đăng ký biện pháp bảo đảm theo quy định tại Điều 12 của Nghị định 102/2017/NĐ-CP (nếu có).
  • Đơn đăng ký phải mô tả chính xác số khung của phương tiện giao thông cơ giới. Mỗi một số khung của phương tiện giao thông cơ giới được kê khai tương ứng với một ô số thứ tự trên Đơn yêu cầu đăng ký. Trường hợp số khung của phương tiện giao thông cơ giới có ký tự đặc biệt (ví dụ: dấu *; #…) thì người yêu cẩu đăng ký mô tả đẩy đủ số khung (số, chữ và ký tự đặc biệt) tại trường “Mô tả tài sản” trên đơn yêu cầu đăng ký;

Theo quy định của pháp luật hiện hành, hợp đồng thế chấp đối với các tài sản này không phải công chứng, chứng thực để có hiệu lực pháp luật; do đó các bên có thể tùy theo nhu cầu của mình mà có thể ký kết có công chứng hoặc không có công chứng.

Bước 2: Tùy theo thỏa thuận của các bên, bên thế chấp hoặc bên nhận thế chấp đăng ký hợp đổng thế chấp với Trung tâm đăng ký giao dịch tài sản của Cục đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm; hoặc ngân hàng; hoặc bất kỳ một tổ chức nào có dịch vụ thế chấp.

Bước 3: Nếu bạn đăng ký thế chấp tại Trung tâm đăng ký giao dịch tài sản của Cục đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm thì bạn sẽ nhận được giấy chứng nhận đăng ký biện pháp bảo đảm từ Trung tầm đăng ký giao dịch bảo đảm. Trung tâm đăng ký giao dịch bảo đảm sẽ giải quyết hổ sơ đăng ký trong ngày nhận hổ sơ đăng ký hợp lệ. Nếu nhận hồ sơ sau 15 giờ, thì Trung tâm đăng ký giao dịch bảo đảm sẽ hoàn thành việc đăng ký ngay trong ngày làm việc tiếp theo; trong trường hợp phải kéo dài thời gian giải quyết hồ sơ đăng ký thì cũng không quá 03 ngày làm việc.

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của CSGT về vấn đề Giấy biên nhận thế chấp xe ô tô là gì?”. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể tận dụng những kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến tạm dừng công ty; tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất; mẫu đơn xin giải thể công ty; của CSGT.

Hãy liên hệ hotline: 0833102102.

Mời bạn xem thêm:

Câu hỏi thường gặp

Hiệu lực của thế chấp xe ô tô?

– Hợp đồng thế chấp tài sản có hiệu lực từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
– Thế chấp tài sản phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba kể từ thời điểm đăng ký

Khi nào thì chấm dứt thế chấp ô tô?

Thế chấp tài sản chấm dứt trong trường hợp sau đây:
– Nghĩa vụ được bảo đảm bằng thế chấp chấm dứt.
– Việc thế chấp tài sản được hủy bỏ hoặc được thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác.
– Tài sản thế chấp đã được xử lý.
– Theo thỏa thuận của các bên.

Nghĩa vụ của bên nhận thế chấp ô tô?

– Trả các giấy tờ cho bên thế chấp sau khi chấm dứt thế chấp đối với trường hợp các bên thỏa thuận bên nhận thế chấp giữ giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp.
– Thực hiện thủ tục xử lý tài sản thế chấp theo đúng quy định của pháp luật.

5/5 - (1 bình chọn)

You may also like

Leave a Comment