Không chấp hành hiệu lệnh của CSGT thì bị xử lý như thế nào?

by Nhu Hương
Không chấp hành hiệu lệnh của CSGT thì bị xử lý như thế nào

Xin chào Luật sư! Luật sư cho em hỏi: Em năm nay 25 tuổi; ngày 25/4/2021 em đang lưu thông xe trên đường thì bị cảnh sát giao thông ra hiểu lệnh dừng xe kiểm tra do không mang theo giấy tờ nên em tăng ga bỏ chạy. Trong lúc tăng ga thì bị anh CSGT dùng gậy đập thẳng vào mặt gây chấn thương một mắt và phải nhập viện cấp cứu. Em muốn hỏi trong trường hợp trên thì anh cảnh sát kia phải bị xử lý như thế nào và tội của em bị xử lý ra sao khi không chấp hành hiệu lệnh của CSGT? Rất mong nhận được sự phản hồi của Luật sư! Em xin cảm ơn!

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến chúng tôi. Luật sư X xin phép giải đáp thắc mắc của bạn như sau:

Căn cứ pháp lý

Không chấp hành hiệu lệnh của CSGT thì bị xử lý như thế nào?

Theo quy định của Nghị định 100/2019/NĐ-CP; mức xử phạt đối với người điều khiển xe không chấp hành hiệu lệnh của CSGT; hướng dẫn của người điều khiển giao thông hoặc người kiểm soát giao thông như sau:

Đối với người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô

Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.

Người điều khiển xe còn bị áp dụng hình thức phạt bổ sung là tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng. Nếu thực hiện hành vi trên mà gây tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng.

Đối với người điều khiển xe mô tô xe gắn máy (kể cả xe máy điện).

Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng.

Người điều khiển xe còn bị áp dụng hình thức phạt bổ sung là tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng. Nếu thực hiện hành vi trên mà gây tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng.

Như vậy, với hành vi tăng ga và không chấp hành hiệu lệnh của CSGT thì bạn sẽ phải chịu mức phạt tiền từ 1.200.000 đồng đến 2.000.000 đồng.

Đối với người điều khiển máy kéo xe máy chuyên dùng

Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.

Người điều khiển xe còn bị áp dụng hình thức phạt bổ sung là bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo); chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 01 tháng đến 03 tháng.

Nếu thực hiện hành vi trên mà gây tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo); chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 02 tháng đến 04 tháng.

Ngoài ra:

  • Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng.(Đối với người điều khiển xe đạp, xe đạp máy (kể cả xe đạp điện); người điều khiển xe thô sơ khác)
  • Phạt tiền từ 60.000 đồng đến 100.000 đồng (Đối với người đi bộ)
  • Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng.(Đối với người điều khiển, dẫn dắt súc vật, điều khiển xe súc vật kéo).
4 ngày nghỉ lễ, 58 người tử vong vì tai nạn giao thông | Báo Dân tộc và  Phát triển

Hành vi đánh người của cảnh sát giao thông

Theo Khoản 5 Điều 14 Nghị định 208/2013/ NĐ-CP quy định về các biện pháp ngăn chặn hành vi Không chấp hành hiệu lệnh của CSGT:

“ Trong trường hợp cần thiết; cấp bách hoặc người có hành vi chống người thi hành công vụ sử dụng vũ khí quân dụng; hoặc vũ khí thô sơ tấn công người thi hành công vụ thì tùy theo tính chất; mức độ vi phạm và từng trường hợp cụ thể, người thi hành công vụ được sử dụng vũ lực; công cụ hỗ trợ và các phương tiện; thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ hoặc nổ súng để phòng vệ chính đáng; tấn công, khống chế; bắt giữ người có hành vi chống người thi hành công vụ. Việc nổ súng trong khi thi hành nhiệm vụ được thực hiện theo quy định tại Điều 22 Pháp lệnh quản lý; sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ và các quy định khác của pháp luật có liên quan.”

Hình phạt cho hành vi đánh người của CSGT

Căn cứ Điều 104 Bộ Luật Hình sự 2015 quy định:

“1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11%.

Thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:

a) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người;

b) Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân;

c) Phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối với nhiều người;

d) Đối với trẻ em, phụ nữ đang có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;

đ) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;

e) Có tổ chức;

g) Trong thời gian đang bị tạm giữ; tạm giam hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục;

h) Thuê gây thương tích hoặc gây thương tích thuê;

i) Có tính chất côn đồ hoặc tái phạm nguy hiểm;

k) Để cản trở người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.

Vi phạm luật giao thông nộp phạt ở đâu?

  • Nộp trực tiếp tại Kho bạc nhà nước hoặc ngân hàng thương mại nơi Kho bạc nhà nước ủy nhiệm thu tiền phạt được ghi trong quyết định xử phạt.
  • Ngoài ra, còn có thể nộp trực tiếp hoặc chuyển khoản vào tài khoản của Kho bạc nhà nước được ghi trong quyết định xử phạt.
  • Hoặc nộp trực tiếp cho người có thẩm quyền xử phạt nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
  • Nộp vào Kho bạc nhà nước thông qua dịch vụ bưu chính công ích (Ví dụ như Bưu điện).

Khi nào được nộp phạt tại chỗ?

Cần phải lưu ý rằng, nộp phạt tại chỗ ở đây khác với việc đút lót, đưa hối lộ cho các chiến sĩ cảnh sát giao thông. Căn cứ theo khoản 1 Điều 56 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định như sau:

Xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản được áp dụng trong trường hợp xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 250.000 đồng đối với cá nhân, 500.000 đồng đối với tổ chức và người có thẩm quyền xử phạt phải ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ.

Trường hợp vi phạm hành chính được phát hiện nhờ sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật, nghiệp vụ thì phải lập biên bản.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung tư vấn về “Không chấp hành hiệu lệnh của CSGT thì bị xử lý như thế nào?”. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan. Quý khách vui lòng liên hệ số điện thoại 0833102102  để được hỗ trợ, giải đáp.

Câu hỏi thường gặp

Khi nào cảnh sát giao thông được quyền dừng xe kiểm tra?

Căn cứ theo quy định tại điều 87 Luật giao thông đường bộ năm 2008 thì “Cảnh sát giao thông đường bộ thực hiện việc tuần tra; kiểm soát để kiểm soát người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ; xử lý vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ đối với người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ và chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình; phối hợp với cơ quan quản lý đường bộ phát hiện; ngăn chặn hành vi vi phạm quy định bảo vệ công trình đường bộ và hành lang an toàn đường bộ”

Cảnh sát giao thông có được truy đuổi người vi phạm?

Cảnh sát giao thông chỉ được truy đuổi người vi phạm giao thông trong trường hợp cần thiết; như trường hợp có dấu hiệu phạm tội hoặc hành vi nghiêm trọng; sau khi cảnh sát giao thông; hoặc thanh tra giao thông ra hiệu lệnh dừng rồi mà người vi phạm vẫn cố tính bỏ chạy thì có thể được truy đuổi nhưng phải đảm bảo an toàn.

5/5 - (1 bình chọn)

You may also like

Leave a Comment