Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn có bị đi tù không?

by Quỳnh Tran
Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn có bị đi tù không?

Việc yêu cầu kiểm tra nồng độ cồn trước nay vẫn gặp khá nhiều tranh cãi. Xung quanh những thắc mắc, có câu hỏi: Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn có bị đi tù không? Để hiểu rõ quy định pháp luật về nội dung này, Luật sư X mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây

Căn cứ pháp lý

Luật giao thông đường bộ năm 2008

Nghị định 100/2019/NĐ-CP

Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn có bị đi tù không?

Trường hợp 01: Bạn điều khiển xe ô tô

Căn cứ Điểm b Khoản 10 và Điểm h Khoản 12, Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định như sau:

“Điều 5. Xử phạt người điều khiển, người được chở trên xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

10. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

b) Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ;

11. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:

h) Thực hiện hành vi quy định tại khoản 10 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng.”.

Bạn điều khiển ô tô không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng. Bạn còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng.

Trường hợp 02: Bạn điều khiển xe máy

Căn cứ theo quy định tại Điểm g Khoản 8 và Điểm g Khoản 10, Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP có quy định:

“Điều 6. Xử phạt người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

8. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

g) Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ;

10. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:

g) Thực hiện hành vi quy định tại điểm e, điểm g, điểm h, điểm i khoản 8 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng”.

Theo đó, nếu bạn điều khiển xe máy mà không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ thì bị phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng. Ngoài ra, bạn còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng.

Trường hợp 03: Bạn điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dùng

Theo quy định tại Điểm b Khoản 9 và  Điểm e Khoản 10, Điều 7 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định như sau:

“Điều 7. Xử phạt người điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dùng (sau đây gọi chung là xe) vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

9. Phạt tiền từ 16.000.000 đồng đến 18.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

b) Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ;

10. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:

e) Thực hiện hành vi quy định tại khoản 9 bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 22 tháng đến 24 tháng.”.

Như vậy, nếu bạn điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dùng mà không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ thì bị phạt tiền từ 16.000.000 đồng đến 18.000.000 đồng. Ngoài ra, bạn còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng.

Bên cạnh đó, Khoản 1, Điều 82 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định:

“Điều 82 Tạm giữ phương tiện, giấy tờ có liên quan đến người điều khiển và phương tiện vi phạm

1. Để ngăn chặn ngay vi phạm hành chính, người có thẩm quyền xử phạt được phép tạm giữ phương tiện đến 07 ngày trước khi ra quyết định xử phạt đối với những hành vi vi phạm được quy định tại các Điều, Khoản, Điểm sau đây của Nghị định này và phải tuân thủ theo quy định tại Khoản 2 Điều 125 của Luật Xử lý vi phạm hành chính:

a) Điểm c khoản 6; điểm a, điểm c khoản 8; khoản 10 Điều 5;

b) Điểm b, điểm c khoản 6; điểm c khoản 7; điểm a, điểm b, điểm c, điểm d, điểm e, điểm g, điểm h, điểm i khoản 8; khoản 9 Điều 6;

c) Điểm c khoản 6; điểm b khoản 7; điểm a, điểm b khoản 8; khoản 9 Điều 7;”

Theo đó, thì khi không chấp hành yêu cầu kiểm tra nồng độ cồn của CSGT thì ngoài việc bị phạt tiền và tước bằng lái như đã trình bày ở trên, bạn còn có thể bị tạm giữ phương tiện đến 07 ngày.

Như vậy, không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn sẽ không bị đi tù, mà sẽ chịu hình phạt theo những quy định pháp luật nêu trên.

Tạm giữ giấy phép lái xe là gì?

Tạm giữ giấy phép lái xe là hình thức xử phạt bổ sung. Nghĩa là trước đó, người vi phạm đã bị áp dụng hình thức phạt chính như cảnh cáo hoặc phạt tiền tùy vào mức độ

Căn cứ pháp lý: Điều 21 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012.

Trường hợp áp dụng biện pháp trên là: Việc có quyết định tạm giữ bằng lái xe hay không phụ thuộc vào tình tiết tăng nặng giảm nhẹ trách nhiệm hành chính.

Thời hạn tạm giữ giấy phép lái xe:

– Thời hạn tạm giữ giấy phép lái xe là 07 ngày, có thể kéo dài tối đa không quá 30 ngày kể từ ngày tạm giữ đối với vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp, cần tiến hành xác minh.

Lưu ý: 

Thời hạn tạm giữ giấy phép lái xe cho đến khi cá nhân, tổ chức vi phạm chấp hành xong quyết định xử phạt theo thời hạn được ghi tại biên bản xử phạt.

-Hậu quả của việc tạm giữ giấy phép lái xe:

Việc tạm giữ bằng lái xe không làm mất đi quyền điều khiển, tuy nhiên, thời hạn tạm giữ có hạn. 

Trường hợp người bị tạm giữ không đến giải quyết việc vi phạm quá thời hạn cho phép, việc điều khiển không bằng sẽ bị xử phạt như hành vi không có giấy phép.

Mời bạn xem thêm bài viết

Trên đây là tư vấn của Luật sư X về nội dung vấn đề ”Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn có bị đi tù không?”. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc; cuộc sống. Nếu có thắc mắc và cần nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ hãy liên hệ 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Xử phạt người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô chạy quá tốc độ quy định như thế nào?

Xử phạt người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô chạy quá tốc độ quy định, như sau:
– Quá tốc độ quy định từ 05 km/h đến dưới 10 km/h: bị phạt tiền từ 800 ngàn đến 1 triệu đồng;
– Quá tốc độ quy định từ 10 km/h đến 20 km/h: bị phạt tiền từ 3 triệu đến 5 triệu đồng; Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng;
– Quá tốc độ quy định trên 20 km/h đến 35 km/h: Phạt tiền từ 6 triệu đến 8 triệu đồng; Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng;
– Quá tốc độ quy định trên 35 km/h: phạt tiền từ 10 triệu đến 12 triệu đồng; Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng.
Xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định, như sau:
– Quá tốc độ quy định từ 05 km/h đến dưới 10 km/h: bị phạt tiền từ 200 ngàn đến 300 ngàn đồng;
– Quá tốc độ quy định từ 10 km/h đến 20 km/h: bị phạt tiền từ 600 ngàn đến 1 triệu đồng;
– Quá tốc độ quy định trên 20 km/h: phạt tiền từ 4 triệu đến 5 triệu đồng.

Giấy phép lái xe là gì?

Giấy phép lái xe là một loại bằng cấp, chứng chỉ do cơ quan nhà nước; hoặc cơ quan có thẩm quyền cấp cho một người cụ thể. Giấy phép lái xe cho phép người đó vận hành, lưu thông, tham gia giao thông bằng xe cơ giới các loại như xe máy, xe hơi,… trên các con đường công cộng sau khi họ đã trải qua sự kiểm tra đánh giá năng lực.
Khi tham gia giao thông chắc chắn cũng đã từng có người bị tạm giữ hoặc tước giấy phép lái xe. Vậy nếu bị tước giấy phép lái xe máy có được phép lái xe ô tô không?

5/5 - (1 bình chọn)

You may also like

Leave a Comment