Không kịp thời khắc phục sự cố làm ảnh hưởng đến việc chạy tàu bị phạt bao nhiêu tiền?

by Anh Lan
Không kịp thời khắc phục sự cố làm ảnh hưởng đến việc chạy tàu bị phạt bao nhiêu tiền?

Giao thông đường sắt là một phần không thể thiếu trong hệ thống giao thông Việt Nam. Vì vậy, pháp luật Việt Nam đã đặt ra hàng loạt các quy định nhằm đảm bảo an toàn trong lĩnh vực này. Trong đó có quy định xử phạt đối với hành vi không kịp thời khắc phục sự cố làm ảnh hưởng đến việc chạy tàu. Cụ thể quy định này ra sao, hãy theo dõi bài viết dưới đây của Luật sư X nhé!

Căn cứ pháp lý

Nghị định 100/2019/NĐ-CP

Không kịp thời khắc phục sự cố làm ảnh hưởng đến việc chạy tàu bị phạt bao nhiêu tiền?

Điều 48 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt các hành vi vi phạm quy định về phòng, chống thiên tai và giải quyết sự cố, tai nạn giao thông đường sắt có quy định xử phạt đối với hành vi “Không kịp thời sửa chữa, khắc phục sự cố làm ảnh hưởng đến việc chạy tàu” tại điểm đ) Khoản 4 như sau:

Điều 48. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về phòng, chống thiên tai và giải quyết sự cố, tai nạn giao thông đường sắt

4. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Không cung cấp hoặc cung cấp không đủ các tài liệu, vật chứng liên quan đến tai nạn giao thông đường sắt; không chuyển giao hồ sơ tai nạn ban đầu theo quy định;

b) Không thực hiện nghĩa vụ cứu nạn khi có điều kiện cứu nạn;

c) Khi nhận được tin báo về tai nạn giao thông đường sắt hoặc khi được yêu cầu phối hợp; hỗ trợ không đến ngay hiện trường để giải quyết;

d) Không kịp thời có biện pháp xử lý, biện pháp ngăn ngừa tai nạn giao thông đường sắt khi phát hiện hoặc nhận được tin báo công trình đường sắt bị hư hỏng;

đ) Không kịp thời sửa chữa, khắc phục sự cố làm ảnh hưởng đến việc chạy tàu;

e) Gây trở ngại cho việc khôi phục đường sắt sau khi xảy ra tai nạn giao thông đường sắt.

Như vậy, hành vi không kịp thời sửa chữa, khắc phục sự cố làm ảnh hưởng đến việc chạy tàu sẽ bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với tổ chức.

Mức xử phạt các hành vi vi phạm quy định về chạy tàu

Điều 42 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt các hành vi vi phạm quy định về chạy tàu như sau:

Điều 42. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về chạy tàu

1. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với lái tàu; trưởng tàu hàng; phó trưởng tàu khách phụ trách an toàn; trực ban chạy tàu ga thực hiện hành vi không ký xác nhận vào phần nội dung tồn căn cảnh báo trong Giấy cảnh báo theo quy định.

2. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 500.000 đồng đối với lái tàu, trưởng tàu; phó trưởng tàu khách phụ trách an toàn, trực ban chạy tàu ga, nhân viên khám xe; nhân viên áp tải kỹ thuật theo tàu không tham gia thực hiện việc thử hãm đoàn tàu; không ghi đầy đủ các nội dung; không ký xác nhận vào Giấy xác nhận tác dụng hãm theo quy định.

Mức xử phạt các hành vi vi phạm quy định về chạy tàu
Mức xử phạt các hành vi vi phạm quy định về chạy tàu

Phạt đến 5.000.000 đồng và tước Giấy phép lái tàu

3. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với lái tàu thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Điều khiển tàu chạy lùi khi sương mù, mưa to, gió lớn mà không xác nhận được tín hiệu;

b) Điều khiển tàu chạy lùi khi thông tin bị gián đoạn mà phía sau tàu đó có tàu chạy cùng chiều;

c) Điều khiển tàu chạy lùi trong khu gian đóng đường tự động khi chưa có lệnh;

d) Điều khiển tàu chạy tiến hoặc lùi trong trường hợp đã xin cứu viện mà chưa được phép bằng mệnh lệnh;

đ) Điều khiển tàu chạy lùi trong trường hợp tàu có đầu máy đẩy vào khu gian rồi trở về.

4. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với trực ban chạy tàu ga, lái tàu; trưởng tàu, nhân viên gác ghi thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Trực ban chạy tàu ga, lái tàu, trưởng tàu cho tàu chạy vào khu gian mà chưa có chứng vật chạy tàu;

b) Trực ban chạy tàu ga, nhân viên gác ghi để người không có phận sự thực hiện nhiệm vụ của mình khi không được phép.

5. Ngoài việc bị phạt tiền, người lái tàu thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 3, điểm a khoản 4 Điều này còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung tước quyền sử dụng Giấy phép lái tàu từ 01 tháng đến 03 tháng.

Có thể bạn quan tâm:

Thông tin liên hệ Luật sư X

Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề “Không kịp thời khắc phục sự cố làm ảnh hưởng đến việc chạy tàu bị phạt bao nhiêu tiền?“. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công tygiấy phép bay flycamxác nhận độc thânđăng ký nhãn hiệuhợp pháp hóa lãnh sựđăng ký mã số thuế cá nhân,…. của luật sư X, hãy liên hệ: 0833102102.

Hoặc qua các kênh sau:

Câu hỏi thường gặp

Phương tiện giao thông đường sắt gồm những gì?

Phương tiện giao thông đường sắt là đầu máy, toa xe, toa xe động lực, phương tiện chuyên dùng di chuyển trên đường sắt (sau đây gọi tắt là phương tiện).
Trong đó, Phương tiện chuyên dùng là ô tô ray, goòng máy, cần trục, máy chèn đường, máy kiểm tra đường và phương tiện khác có thể di chuyển trên đường sắt.

Nguyên nhân của các sự cố tai nạn đường sắt

Về nguyên nhân khách quan, hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông đường sắt còn nhiều bất cập, giao cắt đồng mức giữa đường sắt và đường bộ còn nhiều, đặc biệt là đường ngang tự mở bất hợp pháp, các công trình vi phạm hành lang an toàn giao thông đường sắt chưa được giải tỏa dứt điểm.
Đối với phương tiện giao thông đường sắt: hiện nay quá nhiều phương tiện có niên hạn sử dụng từ những năm 1960 – 1970 vẫn đang khai thác trên đường sắt; nguồn vốn đầu tư cho phương tiện đóng mới đầu máy, toa xe còn hạn hẹp.
Cùng với đó, ý thức chấp hành pháp luật của một số bộ phận người tham gia giao thông còn kém, nhiều vi phạm còn diễn ra khá phổ biến; các giao cắt đồng mức giữa đường sắt và đường bộ còn quá nhiều; tồn tại nhiều lối đi tự mở bất hợp pháp; các công trình vi phạm hành lang an toàn giao thông đường sắt chưa được giải tỏa dứt điểm; hệ thống đường gom; hàng rào hộ lan giữa đường sắt và đường bộ chạy dọc liền kề; hàng rào bảo vệ hành lang an toàn giao thông đường sắt chưa được đầu tư, xây dựng kịp thời.

5/5 - (2 bình chọn)

You may also like

Leave a Comment