Không nhường đường cho xe xin vượt có bị phạt?

by Thúy Duy

Chào CSGT, khi tôi lưu thông trên đường có báo hiệu cho xe trước biết tôi muốn vượt qua nhưng người lưu thông phía trước không chịu nhường đường mặc dù đã đủ an toàn, điều đó làm tôi rất khó chịu vì tôi sắp trễ giờ đi làm. Không nhường đường cho xe xin vượt có bị phạt không? Mong được tư vấn.

Chào bạn, việc không nhường đường cho xe xin vượt khi đủ điều kiện an toàn là hành vi vi phạm pháp luật. Vậy không nhường đường cho xe xin vượt có bị phạt? Mời bạn hãy theo dõi bài viết dưới đây, CSGT sẽ giải đáp thắc mắc này cho các bạn!

Căn cứ pháp lý

Thế nào là nhường đường?

Quy định về nhường đường trong Công ước viên 1968: Quy định người lái xe phải nhường đường cho phương tiện khác là người đó không được tiếp tục di chuyển, hoặc lại bắt đầu tiến về phía trước hoặc thực hiện các động tác xoay trở nếu việc làm đó có thể buộc người lái xe trên các phương tiện khác phải đột ngột thay đổi hướng đi hoặc đột ngột thay đổi vận tốc của họ.

Còn tại QC41 – Tiêu chuẩn kỹ thuật báo hiệu đường bộ có nêu rất rõ: Nhường đường cho phương tiện khác là tình huống giao thông mà phương tiện nhường đường không tiếp tục di chuyển như hiện tại để phương tiện đường nhường đường không phải chuyển hướng hoặc phanh đột ngột.

Quy định về nhường đường như thế nào?

Nhường đường cho người đi bộ kể cả có vạch hay không có vạch? 

Nhường đường tại nơi có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ. Những nơi không có vạch kẻ đường cho người đi bộ, người điều khiển phương tiện phải quan sát, nếu thấy người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật đang qua đường thì phải giảm tốc độ, nhường đường cho người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật qua đường bảo đảm an toàn.

Chuyển hướng phải nhường đường cho xe đi ngược chiều

Khi chuyển hướng phải nhường quyền đi trước cho người đi bộ, người đi xe đạp đang đi trên phần đường dành riêng cho họ, nhường đường cho các xe đi ngược chiều

Nhường đường khi tránh xe, lên xuống dốc, và có chướng ngại vật 

Nơi đường hẹp chỉ đủ cho một xe chạy và có chỗ tránh xe thì xe nào ở gần chỗ tránh hơn phải vào vị trí tránh, nhường đường cho xe kia đi; Xe xuống dốc phải nhường đường cho xe đang lên dốc; Xe nào có chướng ngại vật phía trước phải nhường đường cho xe không có chướng ngại vật đi trước.

Nhường đường tại nơi đường giao nhau:

Khi đến gần đường giao nhau, người điều khiển phương tiện phải cho xe giảm tốc độ và nhường đường theo quy định sau đây:
a. Tại nơi đường giao nhau không có báo hiệu đi theo vòng xuyến, phải nhường đường cho xe đi đến từ bên phải;
b. Tại nơi đường giao nhau có báo hiệu đi theo vòng xuyến, phải nhường đường cho xe đi bên trái;

Tại nơi đường giao nhau giữa đường không ưu tiên và đường ưu tiên hoặc giữa đường nhánh và đường chính thì xe đi từ đường không ưu tiên hoặc đường nhánh phải nhường đường cho xe đi trên đường ưu tiên hoặc đường chính từ bất kỳ hướng nào tới.

Nhường đường trên đường cao tốc:

Khi vào đường cao tốc phải có tín hiệu xin vào và phải nhường đường cho xe đang chạy trên đường, khi thấy an toàn mới cho xe nhập vào dòng xe ở làn đường sát mép ngoài, nếu có làn đường tăng tốc thì phải cho xe chạy trên làn đường đó trước khi vào làn đường của đường cao tốc;

Nhường đường cho xe ưu tiên:

Khi có tín hiệu của xe được quyền ưu tiên, người tham gia giao thông phải nhanh chóng giảm tốc độ, tránh hoặc dừng lại sát lề đường bên phải để nhường đường. Không được gây cản trở xe được quyền ưu tiên.

Thế nào là vượt xe?

Vượt xe là tình huống giao thông mà xe đi sau vượt xe đi trước; khi vượt, các xe phải vượt về bên trái (trừ các trường hợp được quy định trong Luật Giao thông đường bộ). Xe đi với tốc độ thấp hơn phải đi về bên phải, khi có xe xin vượt, nếu đủ điều kiện an toàn, người điều khiển phương tiện phía trước phải giảm tốc độ, đi sát về phần đường bên phải của phần xe chạy cho đến khi xe sau đã vượt qua, không được gây trở ngại đối với xe xin vượt.

Tầm nhìn vượt xe an toàn là khoảng cách đo dọc theo mặt đường tính từ mũi xe để một chiếc xe đang chạy trên đường 2 làn xe hai chiều có thể vượt qua một chiếc xe khác chạy chậm hơn cùng chiều bằng cách chiếm dụng làn xe chạy phía chiều ngược lại và quay trở về làn cũ của mình một cách an toàn.

Thế nào là vượt xe an toàn đúng luật?

Hiện nay, các quy tắc về vượt xe an toàn và đúng luật được quy định trong Điều 14 Luật Giao thông đường bộ 2008. Cụ thể:

  • Xe xin vượt phải có báo hiệu bằng đèn hoặc còi; trong đô thị và khu đông dân cư từ 22 giờ đến 5 giờ chỉ được báo hiệu xin vượt bằng đèn.
  • Xe xin vượt chỉ được vượt khi không có chướng ngại vật phía trước, không có xe chạy ngược chiều trong đoạn đường định vượt, xe chạy trước không có tín hiệu vượt xe khác và đã tránh về bên phải.
  • Đối với các đường chỉ có một làn xe chạy, khi vượt, các xe phải vượt về bên trái, ngoại trừ 3 trường hợp sau được vượt phải:

+ Khi xe phía trước có tín hiệu rẽ trái hoặc đang rẽ trái;

+ Khi xe điện đang chạy giữa đường;

+ Khi xe chuyên dùng đang làm việc trên đường mà không thể vượt bên trái được.

  • Đối với đoạn đường có nhiều làn đường cho xe đi cùng chiều được phân biệt bằng vạch kẻ phân làn đường mà xe chạy trên làn đường bên phải chạy nhanh hơn xe đang chạy trên làn đường bên trái thì được phép vượt phía bên phải miễn là tuân thủ quy định về tốc độ và loại phương tiện sử dụng làn đường.

Các trường hợp cấm vượt xe

Không được vượt xe khi có một trong các trường hợp sau đây:

+ Không bảo đảm các điều kiện nêu trên;

+ Trên cầu hẹp có một làn xe;

+ Đường vòng, đầu dốc và các vị trí có tầm nhìn hạn chế;

+ Nơi đường giao nhau, đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt;

+ Khi điều kiện thời tiết hoặc đường không bảo đảm an toàn cho việc vượt;

+ Xe được quyền ưu tiên đang phát tín hiệu ưu tiên đi làm nhiệm vụ.

Trong trường hợp xe xin vượt không đủ điều kiện an toàn hoặc thuộc trường hợp cấm vượt, các phương tiện có quyền không nhường đường.

Không nhường đường cho xe xin vượt có bị phạt?
Không nhường đường cho xe xin vượt có bị phạt?

Không nhường đường cho xe xin vượt có bị phạt?

Căn cứ Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định cụ thể như sau:

1. Điều khiển ôtô và các loại xe tương tự ôtô

Căn cứ điểm h khoản 4 điều 5, mức phạt tiền từ 1 triệu đồng đến 2 triệu đồng áp dụng với lỗi không nhường đường cho xe xin vượt khi có đủ điều kiện an toàn.

Căn cứ điểm b khoản 11 điều 5, ngoài việc bị phạt tiền nêu trên, người điều khiển xe còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ một tháng đến 3 tháng.

Căn cứ điểm c khoản 11 điều 5, trường hợp vi phạm quy định này mà gây tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 2 tháng đến 4 tháng.

2. Điều khiển xe môtô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe môtô và các loại xe tương tự xe gắn máy

Căn cứ điểm e khoản 2 điều 6, mức phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng với lỗi không nhường đường cho xe xin vượt khi có đủ điều kiện an toàn.

Căn cứ điểm c khoản 10 điều 6, trường hợp vi phạm quy định này mà gây tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 2 tháng đến 4 tháng.

3. Điều khiển xe đạp, xe đạp máy (kể cả xe đạp điện), xe thô sơ khác

Căn cứ khoản 2 điều 8, mức phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng với lỗi không nhường đường cho xe xin vượt khi có đủ điều kiện an toàn hoặc gây cản trở với xe cơ giới xin vượt.

Như vậy, người điều khiển phương tiện giao thông không nhường đường cho xe xin vượt khi có đủ điều kiện an toàn sẽ bị phạt tiền từ 100.000 đồng đến 2 triệu đồng (tùy thuộc vào loại phương tiện điều khiển).

Lỗi không nhường đường cho xe ưu tiên bị phạt bao nhiêu?

Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định chủ xe có hành vi không nhường đường hoặc gây cản trở xe được quyền ưu tiên đang phát tín hiệu ưu tiên đi làm nhiệm vụ có mức phạt như sau:

  • Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô có hành vi vi phạm theo điểm h Khoản 5 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP.
  • Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy có hành vi vi phạm theo điểm đ Khoản 4 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP.
  • Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dùng có hành vi vi phạm theo điểm e Khoản 4 Điều 7 Nghị định 100/2019/NĐ-CP.

Xác định tín hiệu của các xe ưu tiên đi làm nhiệm vụ thế nào?

Hiện nay, tín hiệu của các loại xe được quyền ưu tiên đi làm nhiệm vụ khẩn cấp được quy định tại Nghị định 109/2009/NĐ-CP như sau:

  • Xe chữa cháy có đèn quay hoặc đèn chớp phát sáng màu đỏ hoặc xanh gắn trên nóc xe; có còi phát tín hiệu ưu tiên.
  • Xe ô tô quân sự đi làm nhiệm vụ khẩn cấp có đèn quay hoặc đèn chớp phát sáng màu đỏ gắn trên nóc xe, cờ hiệu quân sự cắm ở đầu xe phía bên trái người lái; có còi phát tín hiệu ưu tiên.
  • Xe mô tô quân sự có đèn quay hoặc đèn chớp phát sáng màu đỏ gắn ở càng xe phía trước hoặc phía sau; cờ hiệu quân sự cắm ở đầu xe; có còi phát tín hiệu ưu tiên.
  • Xe ô tô Công an có đèn quay hoặc đèn chớp phát sáng màu xanh hoặc đỏ gắn trên nóc xe, cờ hiệu Công an cắm ở đầu xe phía bên trái người lái; có còi phát tín hiệu ưu tiên.
  • Xe mô tô Công an có đèn quay hoặc đèn chớp phát sáng màu xanh hoặc đỏ gắn ở càng xe phía trước hoặc phía sau, cờ hiệu Công an cắm ở đầu xe; có còi phát tín hiệu ưu tiên.
  • Xe Cảnh sát giao thông dẫn đường

+ Xe ô tô có đèn quay hoặc đèn chớp phát sáng màu xanh – đỏ gắn trên nóc xe, cờ hiệu Công an cắm ở đầu xe phía bên trái người lái; có còi phát tín hiệu ưu tiên.

+ Xe mô tô có đèn quay hoặc đèn chớp phát sáng màu xanh hoặc đỏ gắn ở càng xe phía trước hoặc phía sau; cờ hiệu Công an cắm ở đầu xe; có còi phát tín hiệu ưu tiên.

  • Xe cứu thương có đèn quay hoặc đèn chớp phát sáng màu đỏ gắn trên nóc xe; có còi phát tín hiệu ưu tiên.
  • Xe làm nhiệm vụ cứu hộ đê có cờ hiệu “HỘ ĐÊ” cắm ở đầu xe phía bên trái người lái.
  • Xe đi làm nhiệm vụ khắc phục sự cố thiên tai, dịch bệnh có biển hiệu riêng.
  • Xe đi làm nhiệm vụ trong tình trạng khẩn cấp theo quy định của pháp luật có cờ hiệu “TÌNH TRẠNG KHẨN CẤP” cắm ở đầu xe phía bên trái người lái.

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của CSGT về vấn đề “Không nhường đường cho xe xin vượt có bị phạt?”. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể tận dụng những kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty, giải thể công ty TNHH 1 thành viên, tạm dừng công ty, mẫu đơn xin giải thể công ty, thành lập công ty, đăng ký nhãn hiệu, … . Hãy liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc qua các kênh sau:

Câu hỏi thường gặp

Xe nào được quyền ưu tiên nhường đường?

Theo Luật Giao thông đường bộ năm 2008, có 05 loại xe được ưu tiên khi lưu thông trên đường đi làm nhiệm vụ. Thứ tự, mức độ ưu tiên lần lượt là:
– Xe chữa cháy đi làm nhiệm vụ;
– Xe quân sự, xe công an đi làm nhiệm vụ khẩn cấp, đoàn xe có xe cảnh sát dẫn đường;
– Xe cứu thương đang thực hiện nhiệm vụ cấp cứu;
– Xe hộ đê, xe đi làm nhiệm vụ khắc phục sự cố thiên tai, dịch bệnh hoặc xe đi làm nhiệm vụ trong tình trạng khẩn cấp theo quy định của pháp luật;
– Đoàn xe tang.
Trừ xe tang, các loại xe còn lại khi đi làm nhiệm vụ phải có tín hiệu còi, cờ, đèn theo quy định; không bị hạn chế tốc độ; được phép đi vào đường ngược chiều, các đường khác có thể đi được, kể cả khi có tín hiệu đèn đỏ và chỉ phải tuân theo chỉ dẫn của người điều khiển giao thông.
Khi có tín hiệu của xe được quyền ưu tiên, người tham gia giao thông phải nhanh chóng giảm tốc độ, tránh hoặc dừng lại sát lề đường bên phải để nhường đường. Không được gây cản trở xe được quyền ưu tiên.

Ngoài phạt hành chính hành vi không nhường đường cho xe ưu tiên còn bị phạt gì nữa không?

Ngoài hình thức phạt tiền, người điều khiển phương tiện còn bị áp dụng hình thức phạt bổ sung như sau:
– Bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe, chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (đối với điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 01 tháng đến 03 tháng;
– Trường hợp có hành vi vi phạm mà gây tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe, chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (đối với điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 02 tháng đến 04 tháng.
(Theo điểm b, c Khoản 11 Điều 5; điểm b, c Khoản 10 Điều 6; điểm a, b Khoản 10 Điều 7 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).

Ô tô không nhường đường tại nơi giao nhau gây tai nạn bị xử lý thế nào?

Để răn đe và hạn chế hành vi trái pháp luật lặp lại, pháp luật có biện pháp xử lý với ô tô không nhường đường theo quy định.
Cụ thể, mức phạt tiền của ô tô với những trường hợp này là từ 800.000 đến 1.000.000 đồng. Có hai trường hợp vi phạm như sau:
Ô tô không giảm tốc độ và nhường đường khi điều khiển xe chạy từ trong ngõ, đường nhánh ra đường chính;
Ô tô không nhường đường cho xe đi trên đường ưu tiên, đường chính từ bất kỳ hướng nào tới;
Bên cạnh đó, nếu gây tai nạn giao thông vì thực hiện một trong hai hành vi trên, người điều khiển ô tô còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng.

5/5 - (1 bình chọn)

You may also like

Leave a Comment