Làm giả bằng lái xe có bị xử phạt tù theo quy định pháp luật không?

by Nhu Hương
Thủ tục xin cấp lại giấy phép lái xe khi bị mất

Làm giả bằng lái bị xử phạt như thế nào đang là một vấn đề đáng quan tâm. Đây là những hành vi trái pháp luật, gây nguy hiểm cho xã hội. Bài viết sau đây của Luật sư X cung cấp thông tin về vấn đề Làm giả bằng lái xe có bị xử phạt tù theo quy định pháp luật không?

Căn cứ pháp lý

Bộ Luật Hình Sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017

Luật giao thông đường bộ 2008

Nghị định 167/2013/NĐ-CP

Bằng lái xe là gì?

Giấy phép lái xe hay còn gọi là Bằng lái xe là một loại giấy phép; chứng chỉ do cơ quan nhà nước hoặc cơ quan có thẩm quyền cấp cho một người.

Cho phép người đó được phép vận hành, lưu thông; tham gia giao thông bằng xe cơ giới các loại như xe máy điện; xe hơi, xe tải, xe buýt, xe khách hoặc các loại hình xe khác trên các con đường công cộng.

Quy định về giấy phép lái xe ở các quốc gia tuy có khác nhau; tùy vào đặc thù của mỗi nước nhưng nhìn chung để nhận được GPLX; người xin cấp giấy phép lái xe cần trải qua nhiều thủ tục pháp lý; như nộp đơn xin cấp, phải trải qua một bài kiểm tra lái xe; hoặc những kỳ thi sát hạch về lái xe nghiêm ngặt; (tùy yêu cầu của từng loại phương tiện) và các thủ tục khác. Sau khi được cấp GPLX, người đó mới có quyền; (về mặt pháp lý) để tham gia giao thông bằng phương tiện xe.

Giấy phép lái xe thông thường được cấp căn cứ vào độ tuổi nhất định. Khi một người vi phạm Luật giao thông, cảnh sát giao thông có thể yêu cầu xuất trình giấy phép lái xe để kiểm tra. Một số quy định pháp luật ở các nước có hình thức xử phạt tịch thu giấy phép lái xe hoặc tước GPLX có thời hạn hay không có thời hạn (giam bằng lái).

Giấy phép lái xe - Autovina.com

Làm giả bằng lái xe được hiểu như thế nào?

Theo quy định của Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 (BLHS) hành vi làm giả Giấy phép lái xe bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội làm giả con dấu của tổ chức (Điều 341 BLHS). Bên cạnh đó, hành vi làm giả bằng lái xe còn có thể đồng thời bị truy tố về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (Điều 174) nếu có đủ các yếu tố cấu thành tội phạm.

Như vậy, làm giả bằng lái xe là hành vi lừa đảo khi đối tượng lợi dụng sự thiếu hiểu biết của người khác thực hiện hành vi cung cấp bằng lái xe giả để kiếm lợi từ người có nhu cầu và người bị hại không biết và không thể biết về hành vi trái pháp luật trên. Vì thế, người phạm tội có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về cả 2 tội tại Điều 174 và Điều 341.

Làm giả bằng lái xe có bị xử phạt tù theo quy định pháp luật không?

Hành vi làm giả bằng lái xe sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự đồng thời có thể bị xử phạt hành chính theo quy định pháp luật Hình sự.

Xử phạt hành chính hành vi làm giả bằng lái xe

  • Hành vi làm giả bằng lái xe sẽ bị xử phạt hành chính nếu hành vi chưa đủ cấu thành tội phạm để truy cứu trách nhiệm hình sự. Mức phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng ( Điểm d khoản 4 Điều 12 Nghị định 167/2013/NĐ – CP)
  • Người phạm tội có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 – 50.000.000 đồng khi bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Xử lý hình sự hành vi làm giả bằng lái xe

  • Người phạm tội sẽ bị phạt tiền từ 30 triệu đến 100 triệu đồng, bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 2 năm.
  • Trường hợp phạm tội có tổ chức; phạm tội 2 lần trở lên; làm từ 2 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng; thu lợi bất chính từ 10 triệu đến dưới 50 triệu đồng; tái phạm nguy hiểm, sẽ bị phạt tù từ 2 – 5 năm.
  • Người phạm tội sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng; thu lợi bất chính 50 triệu đồng trở lên, sẽ bị phạt từ 3 – 7 năm.  

Sử dụng bằng lái xe giả bị xử lý như thế nào?

Trường hợp bị xử phạt vi phạm hành chính, mức xử phạt phụ thuộc vào loại phương tiện do người đó sử  dụng, cụ thể:

  • Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xi lanh dưới 175 cm3 và các loại xe tương tự xe mô tô.  Người vi phạm có thể tra cứu và nộp phạt vi phạm giao thông online
  • Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích từ 175cm3 trở lên, xe mô tô ba bánh
  • Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với người điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô.
  • Bên cạnh đó, người sử dụng bằng lái xe giả còn bị áp dụng hình thức phạt bổ sung tịch thu giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp

Trường hợp truy cứu trách nhiệm hình sự, người điều khiển phương tiện giao thông cố ý sử dụng bằng giả để qua mắt cơ quan chức năng sẽ bị truy cứu trách nhiệm về tội Làm giả con giấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức hoặc sử sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan tổ chức, theo Điều 341 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017.

Số ngày chậm nộp phạt vi phạm giao thông được tính như thế nào?

Theo quy định tại điều 5 Thông tư 153/2013/TT-BTC được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư 105/2014/TT-BTC quy định về cách tính số ngày chậm nộp phạt vi phạm giao thông như sau:

Quá thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt vi phạm hành chính mà cá nhân, tổ chức chưa nộp tiền phạt thì sẽ bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt và cứ mỗi ngày chậm nộp phạt, cá nhân, tổ chức vi phạm phải nộp thêm 0,05% trên tổng số tiền phạt chưa nộp. Không tính chậm nộp tiền phạt trong thời hạn cá nhân vi phạm hành chính được hoãn thi hành quyết định xử phạt theo quy định của pháp luật.

Số ngày chậm nộp phạt vi phạm giao thông bao gồm cả ngày lễ, ngày nghỉ theo chế độ quy định và được tính từ ngày tiếp sau ngày cuối cùng của thời hạn nộp tiền phạt, thời hạn hoãn thi hành quyết định xử phạt đến trước ngày cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính nộp tiền vào Kho bạc Nhà nước hoặc ngân hàng thương mại nơi Kho bạc Nhà nước ủy nhiệm thu phạt.

Như vậy số ngày chậm nộp phạt vi phạm giao thông được tính từ ngày tiếp sau ngày cuối cùng của thời hạn nộp tiền phạt.

Vi phạm luật giao thông nộp phạt ở đâu?

  • Nộp trực tiếp tại Kho bạc nhà nước hoặc ngân hàng thương mại nơi Kho bạc nhà nước ủy nhiệm thu tiền phạt được ghi trong quyết định xử phạt.
  • Ngoài ra, còn có thể nộp trực tiếp hoặc chuyển khoản vào tài khoản của Kho bạc nhà nước được ghi trong quyết định xử phạt.
  • Hoặc nộp trực tiếp cho người có thẩm quyền xử phạt nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
  • Nộp vào Kho bạc nhà nước thông qua dịch vụ bưu chính công ích (Ví dụ như Bưu điện).

Khi nào được nộp phạt tại chỗ?

Cần phải lưu ý rằng, nộp phạt tại chỗ ở đây khác với việc đút lót, đưa hối lộ cho các chiến sĩ cảnh sát giao thông. Căn cứ theo khoản 1 Điều 56 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định như sau:

Xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản được áp dụng trong trường hợp xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 250.000 đồng đối với cá nhân, 500.000 đồng đối với tổ chức và người có thẩm quyền xử phạt phải ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ.

Trường hợp vi phạm hành chính được phát hiện nhờ sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật, nghiệp vụ thì phải lập biên bản.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung tư vấn về “Làm giả bằng lái xe có bị xử phạt tù theo quy định pháp luật không?. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan. Quý khách vui lòng liên hệ số điện thoại 0833102102  để được hỗ trợ, giải đáp.

Câu hỏi thường gặp

Đi xe chở hàng thế nào bị coi là cồng kềnh?

Phương tiện chở hàng hóa vượt quá kích thước quy định; dưới đây được xem là chở hàng cồng kềnh:
Chiều rộng: Không vượt quá bề rộng giá đèo hàng; theo thiết kế của nhà sản xuất về mỗi bên 0,3 mét (30 cm).
Chiều dài phía sau: Không vượt quá 0,5 mét (50 cm).
Chiều cao: Tính từ mặt đường xe chạy không vượt quá 1,5 mét (150 cm).

Đi xe chở hàng cồng kềnh bị xử phạt bao nhiêu tiền theo quy định?

“Điều 6. Xử phạt người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
3. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
k) Người điều khiển xe hoặc người ngồi trên xe bám, kéo, đẩy xe khác, vật khác, dẫn dắt súc vật, mang vác vật cồng kềnh; người được chở trên xe đứng trên yên, giá đèo hàng hoặc ngồi trên tay lái; xếp hàng hóa trên xe vượt quá giới hạn quy định; điều khiển xe kéo theo xe khác, vật khác”.

5/5 - (1 bình chọn)

You may also like

Leave a Comment