Lỗi đè vạch liền bị xử phạt bao nhiều tiền theo Nghị định 100?

by Ánh Ngọc
Lỗi đè vạch liền bị xử phạt bao nhiều tiền theo Nghị định 100?

Khi điều khiển phương tiện giao thông, việc vi phạm giao thông trong đó có lỗi đè vạch hay đi sai làn đường là một trong những vấn đề mà nhiều người gặp phải. Vậy theo quy định hiện nay thì lỗi đè vạch liền bị phạt bao nhiêu tiền? Người điều khiển phương tiện giao thông vi phạm nộp phạt ở đâu?

Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này nhé!

Căn cứ pháp lý

Nội dung tư vấn

Lỗi đè vạch là gì?

  • Lỗi đè vạch là khi người điều khiển phương tiện để tham gia giao thông mà có bánh xe lấn lên các vạch kẻ đường không được phép cắt qua theo quy định, trong đó vạch kẻ đường sẽ có nhiều loại khác nhau như nhóm vạch dọc đường, nhóm vạch cấm dừng xe trên đường, nhóm vạch ngang đường.
  • Theo đó, việc xác định vạch kẻ đường rất quan trọng trong việc xác định người điều khiển phương tiện tham gia giao thông có vi phạm lỗi đè vạch hay không.
Hình ảnh minh họa

Phân loại vạch kẻ đường

Vạch kẻ đường theo Quy chuẩn 41:2019 được áp dụng hiện nay được phân loại theo nhiều cách khác nhau. Trong đó, dựa trên phương pháp kẻ, vạch kẻ đường được phân loại thành:

– Vạch dọc đường: là vạch kẻ dọc theo hướng xe chạy trên đường

Nhóm vạch phân chia hai chiều xe chạy ngược chiều

  • Vạch 1.1: Vạch phân chia hai chiều của xe chạy, loại vạch này có dạng nét đứt và là vạch đơn; theo đó vạch kẻ này được dùng để phân chia chiều xe chạy ngược chiều nhau. Trong trường hợp gặp vạch này; người điều khiển phương tiện giao thông có thể được phép cắt qua từ cả hai phía để sử dụng làn ngược chiều.
  • Vạch 1.2: Vạch phân chia hai chiều của xe chạy, loại vạch này có dạng nét liền và là vạch kẻ đơn; dùng phân chia chiều cho xe chạy ngược chiều. Khi gặp vạch này người điều khiển phương tiện giao thông không được di chuyển xe lấn làn và không được đè lên vạch.
  • Vạch 1.3: Vạch phân chia hai chiều của xe chạy, có dạng nét liền và là vạch kẻ đôi. Vạch này dùng để phân chia chiều của xe chạy ngược chiều nhau; theo đó người đi xe không được đè lên vạch và không được lấn làn
  • Vạch 1.4: Vạch phân chia hai chiều của xe chạy; có dạng vạch đôi; gồm 1 vạch được kẻ bằng nét đứt và một vạch kẻ bằng nét liền. Xe trên làn đường mà tiếp giáp với vạch nét đứt; thì sẽ được cắt qua đồng thời được sử dụng làn ngược chiều đường khi cần thiết. Xe trên làn tiếp giáp với làn kẻ nét liền sẽ không được đè vạch và cũng không được phép lấn làn.
  • Vạch 1.5: Vạch dùng để xác định ranh giới của làn đường có thể được thay đổi hướng xe chạy. Theo đó hướng xe chạy tại một thời điểm ở trên làn đường được đổi chiều theo hướng dẫn của người điều khiển giao thông; biển báo, báo hiệu khác, tín hiệu đèn.

Nhóm vạch phân chia các làn xe chạy cùng chiều

  • Vạch 2.1: Vạch phân chia làn xe cùng chiều: được kẻ bằng nét đứt và là dạng vạch đơn; theo đó xe được thực hiện chuyển làn đường qua loại vạch này.
  • Vạch 2.2: Vạch phân chia các làn xe cùng chiều, là dạng vạch đơn, nét liền. Trong trường hợp có vạch này; thì xe không được phép chuyển làn hoặc sử dụng làn khác, không được đè lên vạch.
  • Vạch 2.3: Vạch giới hạn làn đường được danh riêng hoặc làn đường ưu tiên. Theo đó vạch này là vạch giới hạn làn đường riêng cho một loại xe cơ giới nào đó (vạch nét liền); theo đó các xe khác không đi vào làn xe này; trừ một số trường hợp khác pháp luật quy định.
  • Vạch giới hạn làn đường riêng cho một loại xe cơ giới nào đó (vạch nét đứt); theo đó các xe khác được dùng làn đường này nhưng phải nhường cho các xe được ưu tiên sử dụng khi có xe ưu tiên xuất hiện ở làn này.
  • Vạch 2.4: Vạch phân chia các làn xe cùng chiều được kẻ bằng vạch kép có một vạch nét đứt và một vạch nét liền. Xe đi làn đường tiếp giáp với vạch đứt sẽ được cắt qua nếu cần thiết; xe đi làn đường tiếp giáp với nét liền sẽ không được đè vạch và lấn làn bên kia…

– Vạch ngang đường: là vạch kẻ có hướng cắt ngang đường hoặc hình thành một góc chéo với hướng xe chạy.

– Các loại vạch khác là các loại ký hiệu chữ hoặc hình thức khác.

Lỗi đè vạch liền xe máy phạt bao nhiêu tiền?

Ở trong mục nội dung này chúng tôi sẽ trả lời câu hỏi lỗi đè vạch phạt bao nhiêu tiền?, cụ thể là mức phạt này được áp dụng đối với xe máy:

Trường hợp 1:

Xe máy đè vạch kẻ đường mà được phép đè vạch, lấn làn đường theo quy định, ví dụ như vạch 1.1, vạch 1.4 mà xe máy đó tiếp giáp với bên vạch kẻ nét đứt,….. thì trường hợp này sẽ không vị xử phạt hành chính.

– Trường hợp 2:

Xe máy đè vạch kẻ đường mà vạch kẻ đường đó không được phép đè vạch và lấn làn đường đi ngược chiều theo quy định ví dụ: vạch 1.2, vạch 1.4 mà người điều khiển xe máy đi tiếp giáp với vạch kẻ liền,….

Quy định mức xử phạt lỗi đè vạch liền xe máy tại Nghị định 100

Mức xử phạt được quy định tại điểm a, khoản 1 điều 6 của nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định rằng:

“ Điều 6. Xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm c, điểm đ, điểm e, điểm h khoản 2; điểm d, điểm g, điểm i, điểm m khoản 3; điểm a, điểm b, điểm c, điểm d, điểm e khoản 4; khoản 5; điểm b khoản 6; điểm a, điểm b khoản 7; điểm d khoản 8 Điều này;”.

Theo đó trường hợp xe máy đè lên vạch kẻ đường sẽ bị xác định là lỗi không chấp hành vạch kẻ đường, xử phạt tiền mức từ 100.000 đồng cho đến 200.000 đồng.

Lỗi đè vạch xe ô tô phạt bao nhiêu tiền?

– Trường hợp 1:

Xe ô tô đè vạch kẻ đường mà được phép đè vạch, lấn làn đường theo quy định; ví dụ như vạch 1.1, vạch 1.4 mà xe ô tô đó tiếp giáp với bên vạch kẻ nét đứt,….. thì trường hợp này sẽ không vị xử phạt hành chính.

– Trường hợp 2:

Xe ô tô đè vạch kẻ đường mà vạch kẻ đường đó không được phép đè vạch; và lấn làn đường đi ngược chiều theo quy định ví dụ: vạch 1.2, vạch 1.4 mà người điều khiển xe ô tô đi tiếp giáp với vạch kẻ liền,….

Mức xử phạt lỗi đè vạch liền xe ô tô theo Nghị định 100

Căn cứ tại điểm a khoản 1 điều 5 nghị định 100/2019/NĐ-CP, thì mức xử phạt đối với ô tô là:

“ Điều 5. Xử phạt người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

1. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường; trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm a, điểm d, điểm g, điểm h, điểm i, điểm k khoản 2; điểm a, điểm d, điểm đ, điểm e, điểm k, điểm l, điểm o, điểm r, điểm s khoản 3; điểm b, điểm c, điểm d, điểm đ, điểm I khoản 4; điểm a, điểm c, điểm d, điểm đ, điểm e, điểm g, điểm i khoản 5; điểm a, điểm b khoản 6; điểm a, điểm c khoản 7; điểm a khoản 8 Điều này;”.

Như vậy, xe ô tô sẽ bị xử phạt hành chính với mức 200.000 đồng đến 400.000 đồng.

Lỗi đè vạch liền đường hai chiều?

Vạch liền đường hai chiều là loại vạch kẻ đường thuộc hệ thống báo hiệu đường bộ; theo đó vạch liền đường hai chiều dùng để phân chia của phần đường từ hai bên đường ngược chiều. Theo đó đối với loại vạch này; thì người điều khiển phương tiện giao thông không được phép đè vạch và lấn sang làn đường ngược chiều.

Vạch liền đường hai chiều có 3 loại vạch, cụ thể là:

  • Vạch vàng nét liền đơn: Loại vạch này dùng để chia 2 chiều xe chạy của các tuyến đường có 2; hoặc 3 làn xe nhưng không có giải phân cách giữa; các phương tiện xe sẽ không được lấn làn sang làn khác hoặc đè lên vạch.
  • Vạch vàng nét liền đôi: Là loại vạch kẻ liền dùng trong phân chia 2 chiều của xe chạy ở đường có 4 làn trở lên; nhưng không có dải phân cách giữa, các phương tiện không được đè vạch. Loại vạch kẻ này thông thường được dùng tại đoạn đường mà có tầm nhìn vượt xe không đảm bảo; hoặc nguy cơ gây ra tai nạn giao thông.
  • Vạch trắng nét liền: Dùng để phân chia làn cùng chiều; theo đó các xe không được lấn làn, đè vạch, chuyển làn.

Lỗi đè vạch liền trên cầu?

Lỗi đè vạch liền trên cầu là trường hợp người điều khiển phương tiện giao thông tham gia giao thông tại đoạn là cầu; theo đó mức xử phạt hiện nay vẫn được xác định là lỗi không chấp hành vạch kẻ đường dù bất kỳ là đoạn ngã tư hay trên cầu,….. Mức xử phạt đối với xe máy là 100 000 đồng đến 200 000 đồng; xe ô tô mức phạt là 200 000 đồng đến 400 000 đồng.

Lỗi đè vạch xương cá

– Vạch xương cá là tên gọi của nhiều người thường gọi cho loại nhóm vạch kênh hóa dòng xe gồm:

+ Vạch 4.1: là vạch kênh hóa dòng xe dạng gạch chéo

Đây là loại vạch dùng để gới hạn với các phần mặt đường mà không sử dụng cho xe chạy; mà được dùng để kênh hóa dòng giao thông ở trên đường. Theo đó, xe không được lấn làn, cắt qua vạch trừ quy định khác của pháp luật.

+ Vạch 4.2: Vạch kênh hóa dòng xe dạng chữ V

Đây là vạch được dùng để giới hạn phận mặt đường mà không được sử dụng cho xe chạy; mà được dùng để kênh hóa các dòng giao thông ở trên đường. Theo đó, xe không được lấn làn, cắt qua vạch trừ quy định khác của pháp luật.

– Đối với mức xử phạt, thì trường hợp này vẫn xác định là lỗi không chấp hành vạch kẻ đường; mức phạt cụ thể sẽ tùy thuộc vào từng loại xe là xe ô tô; xe máy mà chúng tôi đã nêu ở các mục trong nội dung trên áp dụng đối với xe máy, xe ô tô.

+ Đối với xe máy chuyên dùng, máy kéo thì sẽ bị xử phạt mức từ 100 000 đồng – 200 000 đồng theo quy định điểm a, khoản 1 điều 7 nghị định 100/2019/NĐ-CP.

+ Đối với xe đạp, xe đạp máy (gồm xe đạp điện) sẽ bị mức xử phạt từ 80 000 đồng -100 000 đồng quy định tại điểm c khoản 1 điều 8 nghị định 100/2019/NĐ-CP…

Hình thức thu, nộp tiền phạt vi phạm

Trường hợp bị xử phạt hành chính về lỗi đè vạch liền; chủ thể có hành vi vi phạm sẽ nộp phạt tại cơ quan có được quy định dưới đây.

  • Đối với hình thức nộp tiền phạt bằng tiền mặt trực tiếp tại Kho bạc Nhà nước; hoặc ngân hàng thương mại nơi Kho bạc Nhà nước ủy nhiệm thu phạt; nộp cho người có thẩm quyền thu phạt theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 20 Nghị định 118/2021/NĐ-CP.
  • Thời điểm xác định người nộp tiền phạt đã thực hiện nghĩa vụ nộp tiền phạt là thời điểm Kho bạc Nhà nước; ngân hàng thương mại nơi Kho bạc Nhà nước ủy nhiệm thu; người có thẩm quyền thu phạt theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 20 Nghị định 118/2021/NĐ-CP xác nhận trên chứng từ thu tiền mặt.
  • Trường hợp nộp bằng hình thức chuyển khoản; thời điểm xác định người nộp tiền phạt đã thực hiện nghĩa vụ nộp tiền phạt là thời điểm Kho bạc Nhà nước; ngân hàng thương mại nơi Kho bạc Nhà nước ủy nhiệm thu phạt xác nhận trên chứng từ nộp tiền vào ngân sách bằng chuyển khoản.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về “Lỗi đè vạch liền bị xử phạt bao nhiều tiền theo Nghị định 100?“. Hy vọng bài viết hữu ích với bạn đọc! Mọi vấn đề pháp lý cần giải đáp vui lòng liên hệ Luật sư X0833102102. Hoặc liên hệ qua các kênh:

FB: www.facebook.com/luatsux

Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux

Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Câu hỏi thường gặp

Hành lang an toàn giao thông đường bộ là gì?

Theo quy định tại Khoản 5 Điều 3 Luật Giao thông đường bộ năm 2008; Hành lang an toàn đường bộ là dải đất dọc hai bên đất của đường bộ, tính từ mép ngoài đất của đường bộ ra hai bên để bảo đảm an toàn giao thông đường bộ

Làn đường là gì?

Theo quy định tại Khoản 7 Điều 3 Luật Giao thông đường bộ năm 2008; Làn đường là một phần của phần đường xe chạy được chia theo chiều dọc của đường, có bề rộng đủ cho xe chạy an toàn.

Rate this post

You may also like

Leave a Comment