Bị lập biên bản vi phạm giao thông có sao không?

by Anh Lan
Bị lập biên bản vi phạm giao thông có sao không?

Khi tham gia giao thông, người điều khiển phương tiện phải tuân thủ các quy định của luật giao thông đường bộ. Khi thực hiện hành vi vi phạm, lái xe có thể sẽ bị cảnh sát giao thông lập biên bản xử phạt. Vậy bị lập biên bản vi phạm giao thông có sao không? Hãy theo dõi bài viết dưới đây của Luật sư X để có câu trả lời nhé!

Căn cứ pháp lý

Biên bản vi phạm giao thông là gì?

Biên bản vi phạm giao thông là văn bản ghi nhận lại diễn biến, thời gian, địa điểm, đối tượng thực hiện, trình tự, nội dung,…. của một hành vi vi phạm pháp luật giao thông đã được diễn ra trên thực tiễn. Đây là căn cứ để cơ quan có thẩm quyền xử phạt ra quyết định xử phạt.

Hiện nay, pháp luật chưa quy định cụ thể về biên bản vi phạm giao thông. Tuy nhiên, giao thông là một trong những lĩnh vực thuộc quản lý hành chính nhà nước nên có thể coi biên bản vi phạm giao thông là một loại của biên bản vi phạm hành chính.

Biên bản vi phạm hành chính là văn bản ghi nhận lại diễn biến, kết quả của một hoạt động, sự việc vi phạm hành chính đã xảy ra về mặt thời gian, địa điểm, đối tượng tham gia, trình tự, nội dung, kết quả cuối cùng.

Bị lập biên bản vi phạm giao thông có sao không?

Theo quy định của pháp luật, người điều khiển phương tiện khi tham gia giao thông thuộc một trong các trường hợp sau sẽ bị lập biên bản vi phạm giao thông, bao gồm:

– Tại thời điểm kiểm tra, xử lý vi phạm giao thông, người điều khiển phương tiện giao thông không có hoặc không xuất trình được một, một số hoặc tất cả các giấy tờ gồm giấy phép lái xe, giấy đăng ký xe, giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường.

– Vi phạm giao thông không thuộc trường hợp xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 250.000 đồng đối với cá nhân, 500.000 đồng đối với tổ chức.

– Vi phạm giao thông khác được phát hiện nhờ sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật, nghiệp vụ.

Bị CSGT lập biên bản: Không ký thì có phải nộp phạt không?

Bị CSGT lập biên bản: Không ký thì có phải nộp phạt không?
Bị CSGT lập biên bản: Không ký thì có phải nộp phạt không?

Theo Điều 58 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 được sửa đổi bổ sung bởi Luật Xử lý vi phạm hành chính 2020 thì:

Trường hợp người vi phạm, đại diện tổ chức vi phạm không ký vào biên bản thì biên bản phải có chữ ký của đại diện chính quyền cấp xã nơi xảy ra vi phạm hoặc của ít nhất 01 người chứng kiến xác nhận việc cá nhân, tổ chức vi phạm không ký vào biên bản; trường hợp không có chữ ký của đại diện chính quyền cấp xã hoặc của người chứng kiến thì phải ghi rõ lý do vào biên bản.Như vậy, dù người vi phạm, đại điện tổ chức vi phạm không ký vào biên bản vi phạm giao thông thì vẫn phải nộp phạt vì biên bản đó sẽ được làm chứng bởi đại diện chính quyền cấp xã hoặc người chứng kiến xác nhận.. Ngoài ra, theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP không có quy định nào về việc không chịu ký vào biên bản xử phạt sẽ bị xử lý thêm về lỗi khác

Những vi phạm giao thông không bị lập biên bản

Theo Điều 56 Luật Xử phạt vi phạm hành chính quy định; về việc xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản như sau:

“1. Xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản được áp dụng trong trường hợp xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 250.000 đồng đối với cá nhân; 500.000 đồng đối với tổ chức và người có thẩm quyền xử phạt phải ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ.

Trường hợp vi phạm hành chính được phát hiện nhờ sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật, nghiệp vụ thì phải lập biên bản.”

Như vậy, những trường hợp vi phạm trận tự ATGT đường bộ quy định tại Nghị định 100; quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt; mà mức phạt tiền dưới 250.000 đồng lực lượng chức năng sẽ xử phạt tại chỗ; mà không cần phải lập biên bản vi phạm. 

Đồng thời, trong lĩnh vực giao thông; có 16 lỗi bị phạt tại chỗ; không lập biên bản theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP gồm: Không chấp hành hiệu lệnh; chỉ dẫn của biển báo hiệu; vạch kẻ đường; Chuyển làn đường không đúng nơi được phép hoặc không có tín hiệu báo trước; Không sử dụng đèn chiếu sáng trong thời gian từ 19 giờ ngày hôm trước đến 05 giờ ngày hôm sau hoặc khi sương mù, thời tiết xấu hạn chế tầm nhìn;…

Có thể bạn quan tâm:

Thông tin liên hệ Luật sư X

Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề “Bị lập biên bản vi phạm giao thông có sao không?“. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công tygiấy phép bay flycamxác nhận độc thânđăng ký nhãn hiệuhợp pháp hóa lãnh sựđăng ký mã số thuế cá nhân,…. của luật sư X, hãy liên hệ: 0833102102.

Câu hỏi thường gặp

Biên bản vi phạm giao thông có hiệu lực tối đa bao lâu?

Thời hạn có hiệu lực của biên bản vi phạm giao thông sẽ thường là 7 ngày, tối đa là 30 ngày đối với những vụ việc có tình tiết phức tạp và tối đa 60 ngày đối với những vụ việc đặc biệt nghiêm trọng.
Sau khi cơ quan có thẩm quyền đưa ra quyết định xử phạt và quyết định này có hiệu lực; biên bản vi phạm giao thông sẽ hết hiệu lực.

Không ký vào biên bản có phải là chống người thi hành công vụ không?

Căn cứ Điều 330 Bộ luật Hình sự 2015:
Điều 330. Tội chống người thi hành công vụ
1. Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác cản trở người thi hành công vụ thực hiện công vụ của họ hoặc ép buộc họ thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.”
Như vậy, việc không ký vào biên bản vi phạm giao thông không được xem là hành vi chống người thi hành công vụ nếu người này không sử dụng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực…

Các cách nộp phạt vi phạm giao thông

– Nộp phạt tại chỗ cho cảnh sát giao thông;
– Chuyển khoản cho Kho bạc Nhà nước;
– Nộp phạt tại ngân hàng thương mại;
– Nộp phạt tại bưu điện;
– Nộp phạt online tại cổng dịch vụ công quốc gia.

Rate this post

You may also like

Leave a Comment