Lối đi chung thuộc sở hữu của ai?

by Thơ Anh
Lối đi chung thuộc sở hữu của ai?

Tôi vừa được một người bạn giới thiệu cho một lô đất khá đẹp mà giá cả lại hợp lý với túi tiền của tôi. Tuy nhiên mảnh đất này chỉ có một lối đi ra chung với lô đất đối diện với tôi. Tuy nhiên thì chủ sở hữu lô đất này lại khăng khăng rằng con đường này là do anh mua đất tạo nên và nó thuộc sở hữu của anh nên tôi không được phép đi qua. Anh này lại còn rào chắn rằng cửa sắt có khóa khiến tôi không thể vào lô đất của tôi. Tôi muốn hỏi rằng lối đi chung thuộc sở hữu của ai? Và việc anh ấy cản trở không cho tôi vào như vậy có đúng hay không? Rất mong mọi người giải đáp giúp. Tôi xin cảm ơn rất nhiều.

Căn cứ pháp lý

Quy định pháp luật về lối đi chung

Quyền yêu cầu mở lối đi chung

Theo quy định tại Điều 245 BLDS 2015 về “Quyền đối với bất động sản liền kề” là quyền được thực hiện trên một bất động sản (gọi là bất động sản chịu hưởng quyền) nhằm phục vụ cho việc khai thác một bất động sản khác thuộc quyền sở hữu của người khác (gọi là bất động sản hưởng quyền). Một trong những quyền đối với bất động sản liền kề là quyền về lối đi qua.

Vậy, khi nào thì bất động sản được hưởng quyền về lối đi qua?

Vấn đề này được quy định tại Điều 254 BLDS 2015 về “Quyền về lối đi qua”. Theo đó, Chủ sở hữu có bất động sản bị vây bọc bởi các bất động sản của các chủ sở hữu khác mà không có hoặc không đủ lối đi ra đường công cộng, có quyền yêu cầu chủ sở hữu bất động sản vây bọc dành cho mình một lối đi hợp lý trên phần đất của họ. Nếu bất động sản bị vây bọc bởi nhiều bất động sản khác thì việc mở lối đi chung được mở trên bất động sản liền kề nào mà được coi là thuận tiện và hợp lý nhất, có tính đến đặc điểm cụ thể của địa điểm, lợi ích của bất động sản bị vây bọc và thiệt hại gây ra là ít nhất cho bất động sản chịu hưởng quyền.

Nghĩa vụ, trách nhiệm của “Bất động sản hưởng quyền” khi thực hiện quyền về lối đi qua

Lối đi chung thuộc sở hữu của ai?
Lối đi chung thuộc sở hữu của ai?

Theo quy định tại Điều 254 BLDS 2015 thì Chủ sở hữu bất động sản hưởng quyền khi thực hiện quyền về lối đi qua phải đền bù cho chủ sở hữu bất động sản chịu hưởng quyền, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Riêng đối với trường bất động sản được chia thành nhiều phần cho các chủ sở hữu, chủ sử dụng khác nhau thì khi chia phải dành lối đi cần thiết cho người phía trong theo quy định nêu trên mà không có đền bù.

Quy định pháp luật về vị trí, chiều dài, rộng của lối đi chung

Theo quy định tại khoản 2 Điều 254 BLDS 2015 thì vị trí, giới hạn chiều dài, chiều rộng, chiều cao của lối đi do các bên thỏa thuận, bảo đảm thuận tiện cho việc đi lại và ít gây phiền hà cho các bên; nếu có tranh chấp về lối đi thì có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác xác định.

Riêng đối với trường hợp bất động sản được chia thành nhiều phần cho các chủ sở hữu, chủ sử dụng khác nhau thì khi chia phải dành lối đi cần thiết cho người phía trong và lối đi này phải đảm bảo có mặt cắt ngang tối thiểu theo quy định của từng địa phương. Ví dụ: Thửa đất tách thuộc địa bàn thành phố Hà Nội thì phải đảm bảo các điều kiện về vị trí, kích thước, diện tích …vv theo quy định tại Quyết định 20/2017/UBND thành phố Hà Nội ngày 01/06/2017 thì ngõ đi phải đảm bảo có mặt cắt ngang từ 1m đến 2m tùy từng trường hợp.

Chấm dứt quyền đối với bất động sản liền kề

Theo quy định tại Điều 255 BLDS 2015. Quy định về việc chấm dứt quyền đối với bất động sản liền kề trong các trường hợp sau:

+ Bất động sản hưởng quyền và bất động sản chịu hưởng quyền thuộc quyền sở hữu của một người.

+ Việc sử dụng, khai thác bất động sản không còn làm phát sinh nhu cầu hưởng quyền.

+ Theo thỏa thuận của các bên.

+ Trường hợp khác theo quy định của luật.

Quyền và nghĩa vụ của các chủ sử dụng đất đối với “Lối đi chung”

Các chủ sử dụng đất liền kề với Lối đi chung được sử dụng làm lối đi ra đường công cộng. Việc sử dụng không được làm ảnh hưởng đến các chủ sử dụng khác. Ngoài ra, theo quy định tại Điều 178 BLDS 2015 thì các chủ sử dụng đất liền kề với lối đi chung được trổ cửa ra vào nhà, cửa sổ nhìn ra lối đi chung theo quy định của pháp luật về xây dựng. Không ai được quyền sử dụng lối đi chung vào mục đích cho riêng mình và cản trở quyền sử dụng lối đi chung của người khác.

Lối đi chung thuộc sở hữu của ai?

Lối hay ngõ đi chung là phần diện tích đất chung được nhiều hộ gia đình, cá nhân sử dụng để đi ra đường công cộng. Theo quy định của pháp luật tại Điều 254 Bộ luật Dân sự năm 2015 đối với quyền về lối đi qua như sau:

“1. Chủ sở hữu có bất động sản bị vây bọc bởi bất động sản của chủ sở hữu khác mà không có hoặc không đủ lối đi ra đường công cộng, có quyền yêu cầu chủ sở hữu bất động sản vây bọc dành cho mình một lối đi hợp lý trên phần đất của họ.

Lối đi được mở trên bất động sản liền kề nào mà được coi là thuận tiện và hợp lý nhất, có tính đến đặc điểm cụ thể của địa điểm, lợi ích của bất động sản bị vây bọc và thiệt hại gây ra là ít nhất cho bất động sản có mở lối đi.

Chủ sở hữu bất động sản hưởng quyền về lối đi qua phải đền bù cho chủ sở hữu bất động sản chịu hưởng quyền, trừ trường hợp có thỏa thuận khác”.

Như vậy, quy định này chỉ đặt ra đối với hộ gia đình, cá nhân sở hữu bất động sản bị vây bọc, buộc phải yêu cầu được sử dụng một phần bất động sản liền kề để đảm bảo sinh hoạt cũng như cuộc sống của họ; trường hợp bất động sản của hộ gia đình, cá nhân không bị vây bọc bởi các bất động sản của nhà khác, có lối đi ra đường công cộng không được sử dụng một phần bất động sản liền kề để làm lối đi. Trừ trường hợp giữa các bên có sự thỏa thuận khác.

Trường hợp phần diện tích đất làm lối đi riêng không được ghi nhận trong Giấy chứng nhận quyền sở hữu đất của anh kia, hoặc anh kia không có giấy tờ khác chứng minh quyền sử dụng đất với lối đi chung. Thay vào đó, lối đi chung là do anh kia tự mình xây dựng nhằm phục vụ nhu cầu đi lại, sinh hoạt của bản thân.

Trong trường hợp này, lối đi chung nói trên do anh kia tự ý xây dựng, do đó, phần diện tích này vẫn thuộc quản lý của UBND cấp xã, thuộc sở hữu của toàn bộ cộng đồng dân cư.

Hành vi cản trở lối đi chung bị xử lý thế nào?

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 175 Bộ luật Dân sự năm 2015, ranh giới giữa các bất động sản liền kề được xác định theo thỏa thuận của các chủ sở hữu hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; ranh giới cũng có thể được xác định theo tập quán hoặc theo ranh giới đã tồn tại từ 30 năm trở lên mà không có tranh chấp.

Theo Bộ luật Dân sự Việt Nam, nhà bạn hoàn toàn được có lối đi. Trường hợp bạn đã làm tất cả những gì có thể mà người hàng xóm vẫn làm khó dễ thì bạn nên làm đơn yêu cầu UBND xã, phường can thiệp, hoặc lên Công an xã, phường nếu hộ kia gây rối trật tự. Trường hợp gia đình bạn không thỏa mãn với giải quyết đó, bạn có thể gửi đơn lên UBND quận, huyện nơi bạn sinh sống.

Giải quyết lối đi chung cho hai nhà thuộc thẩm quyền của cơ quan nào?

Giả sử người tranh chấp với bạn là ông B. Chúng tôi đưa ra 3 giả định sau:

Giả định 1: phần đất đang tranh chấp hoàn toàn thuộc sở hữu của gia đình bạn, được ghi nhận trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, cũng như trong bản hồ sơ địa chính xã, thì bạn hoàn toàn có quyền đòi lại phần đất này để tiếp tục sử dụng.

Giả định 2: phần đất đang tranh chấp là thuộc sở hữu của nhà ông B (trường hợp này ông B phải chứng minh được đây là lối đi riêng của mình) mà lô đất của gia đình bạn lại bị bao bọc bởi các bất động sản khác. Lối đi đang tranh chấp là lối đi duy nhất dẫn ra đường đi chung của gia đình bạn thì căn cứ Điều 254 Bộ luật dân sự 2015 có quy định quyền về lối đi qua thì gia đình bạn có quyền yêu cầu ông B dành cho gia đình bạn một lối đi dẫn ra lô đất thứ 2 của gia đình bạn. Ông B có nghĩa vụ đáp ứng yêu cầu đó của bạn. Về diện tích lối đi cũng như việc đền bù sẽ do gia đình bạn và ông B tự thỏa thuận.

Giả định 3: Phần đất đang tranh chấp là phần đất công cộng được sử dụng làm lối đi chung cho khu dân cư. Lúc này, ông B hoàn toàn không có quyền chiếm dụng phần đất này.

Về phần thủ tục, trước hết hai gia đình phải tự hòa giải. Trường hợp không hòa giải được bạn có thể gửi đơn yêu cầu hòa giải lên Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp. Nếu hòa giải không thành, thì bạn phải gửi đơn khiếu nại cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi có đất hoặc khởi kiện lên Tòa án nhân dân quận/huyện nơi có thửa đất để yêu cầu giải quyết, đồng thời kèm theo các giấy tờ liên quan để chứng minh về quyền sử dụng đất của gia đình bạn.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin liên hệ

CSGT đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Lối đi chung thuộc sở hữu của ai?”. Ngoài ra, chúng tôi  có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến chia nhà đất sau ly hôn. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng. Hoặc liên hệ qua các kênh sau:

Câu hỏi thường gặp

Chưa hòa giải có khởi kiện tranh chấp lối đi chung được không?

Tranh chấp lối đi chung được hiểu là tranh chấp giữa các cá nhân, hộ gia đình, tổ chức với nhau về việc chủ thể nào có quyền sử dụng đất đối với lối đi chung đó.
Việc hòa giải tranh chấp lối đi chung là điều kiện bắt buộc trước khi khởi kiện.
Trừ trường hợp tranh chấp lối đi chung liên quan đến quyền sử dụng đất như: tranh chấp về giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất, tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất, chia tài sản chung của vợ chồng là quyền sử dụng đất…

Hòa giải tranh chấp lối đi chung tại cơ quan nào?

Tại Điều 202 Luật Đất đai 2013 có quy định về hòa giải tranh chấp đất đai. Việc hòa giải tranh chấp lối đi chung sẽ do các bên tự hòa giải. Nếu các bên tranh chấp lối đi chung không tự hòa giải được thì có thể gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải.

Sử dụng lối đi chung phải đảm bảo nguyên tắc nào?

Nguyên tắc sử dụng lối đi chung phải đáp ứng các điều kiện:
– Bảo đảm nhu cầu hợp lý của việc khai thác bất động sản hưởng quyền phù hợp với mục đích sử dụng của cả bất động sản hưởng quyền và bất động sản chịu hưởng quyền.
– Không được lạm dụng quyền đối với bất động sản chịu hưởng quyền.
– Không được thực hiện hành vi ngăn cản hoặc làm cho việc thực hiện quyền đối với bất động sản hưởng quyền trở nên khó khăn.

5/5 - (1 bình chọn)

You may also like

Leave a Comment