Lỗi sang đường không đúng nơi quy định bị xử lý ra sao?

by Thùy Thanh
Lỗi sang đường không đúng nơi quy định bị xử lý ra sao

Chào Luật sư, hiện nay quy định về sang đường như thế nào? Hôm nay tôi đang chạy trên đường về thì có một chị kia qua đường nhưng không xi nhan trước nên có đâm trúng tôi. Ngược lại chị ta còn chửi tôi, yêu cầu tôi bồi thường tiền. Lỗi sang đường không đúng nơi quy định bị xử lý ra sao? Sang đường không đúng quy định thì có bị phạt nhiều tiền không? Mong Luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư.

Cảm ơn bạn đã tin tưởng dịch vụ tư vấn của chúng tôi. Về vấn đề “Lỗi sang đường không đúng nơi quy định bị xử lý ra sao?” chúng tôi xin được tư vấn cho bạn như sau:

Quy định về sử dụng làn đường như thế nào?

Khoản 1 Điều 13 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định như sau:

“ Điều 13. Sử dụng làn đường

1. Trên đường có nhiều làn đường cho xe đi cùng chiều được phân biệt bằng vạch kẻ phân làn đường, người điều khiển phương tiện phải cho xe đi trong một làn đường và chỉ được chuyển làn đường ở những nơi cho phép; khi chuyển làn đường phải có tín hiệu báo trước và phải bảo đảm an toàn.

…”

Theo đó, người điều khiển phương tiện phải cho xe đi trong một làn đường và chỉ chuyển làn ở nơi được phép và khi chuyển làn đường cần phải có tín báo trước và đảm bảo an toàn.

Lỗi sang đường không đúng nơi quy định bị xử lý ra sao
Lỗi sang đường không đúng nơi quy định bị xử lý ra sao

Lỗi sang đường không đúng nơi quy định bị xử lý ra sao?

Mức phạt lỗi chuyển làn đường ở nơi không cho phép hoặc không có tín hiệu báo trước được quy định trong Nghị định 100/2019/NĐ-CP, cụ thể:

Đối với ô tô
Tại điểm a khoản 2 Điều 5; điểm c khoản 3 Điều 5; điểm g khoản 5 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định như sau:

“ Điều 5. Xử phạt người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

2. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Chuyển làn đường không đúng nơi cho phép hoặc không có tín hiệu báo trước, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm g khoản 5 Điều này;

3. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

c) Chuyển hướng không giảm tốc độ hoặc không có tín hiệu báo hướng rẽ (trừ trường hợp điều khiển xe đi theo hướng cong của đoạn đường bộ ở nơi đường không giao nhau cùng mức);

….

5. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

g) Không tuân thủ các quy định khi vào hoặc ra đường cao tốc; điều khiển xe chạy ở làn dừng xe khẩn cấp hoặc phần lề đường của đường cao tốc; chuyển làn đường không đúng nơi cho phép hoặc không có tín hiệu báo trước khi chạy trên đường cao tốc; không tuân thủ quy định về khoảng cách an toàn đối với xe chạy liền trước khi chạy trên đường cao tốc;”

Theo đó:

– Ô tô chuyển làn đường không đúng nơi cho phép hoặc không có tín hiệu báo trước phạt từ 400.000 – 600.000 đồng;

– Ô tô chuyển hướng không giảm tốc độ hoặc không có tín hiệu báo hướng rẽ phạt từ 800.000 – 01 triệu đồng;

– Ô tô chuyển làn đường không đúng nơi cho phép hoặc không có tín hiệu báo trước khi chạy trên đường cao tốc phạt từ 03 – 05 triệu đồng.

Đối với xe máy 

Căn cứ theo điểm i khoản 1 Điều 6; điểm a khoản 3 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định như sau:

“ Điều 6. Xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

i) Chuyển làn đường không đúng nơi được phép hoặc không có tín hiệu báo trước.

3. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Chuyển hướng không giảm tốc độ hoặc không có tín hiệu báo hướng rẽ (trừ trường hợp điều khiển xe đi theo hướng cong của đoạn đường bộ ở nơi đường không giao nhau cùng mức);” 

Như vậy: 

– Xe máy chuyển làn đường không đúng nơi được phép hoặc không có tín hiệu báo trước phạt từ 100.000 – 200.000 đồng;

– Xe máy chuyển hướng không giảm tốc độ hoặc không có tín hiệu báo hướng rẽ phạt từ 400.000 – 600.000 đồng.

Quy định về đi đúng làn đường khi tham gia giao thông

Khoản 7 Điều 3 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định: “7. Làn đường là một phần của phần đường xe chạy được chia theo chiều dọc của đường, có bề rộng đủ cho xe chạy an toàn.”

Điều 13 Luật giao thông đường bộ 2008 quy định:

“1. Trên đường có nhiều làn đường cho xe đi cùng chiều được phân biệt bằng vạch kẻ phân làn đường, người điều khiển phương tiện phải cho xe đi trong một làn đường và chỉ được chuyển làn đường ở những nơi cho phép; khi chuyển làn đường phải có tín hiệu báo trước và phải bảo đảm an toàn;

2. Trên đường một chiều có vạch kẻ phân làn đường, xe thô sơ phải đi trên làn đường bên phải trong cùng, xe cơ giới, xe máy chuyên dùng đi trên làn đường bên trái;

3. Phương tiện tham gia giao thông đường bộ di chuyển với tốc độ thấp hơn phải đi về bên phải;”

Xe máy đi sai làn đường bị phạt bao nhiêu tiền?

Theo Điểm g Khoản 3 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP ; quy định về xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện); các loại xe tương tự xe mô tô; và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ, trong đó:

Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy thực hiện hành vi vi phạm sau đây:

Điều khiển xe không đi bên phải theo chiều đi của mình; đi không đúng phần đường, làn đường quy định (làn cùng chiều hoặc làn ngược chiều); điều khiển xe đi qua dải phân cách cố định ở giữa hai phần đường xe chạy; điều khiển xe đi trên hè phố, trừ trường hợp điều khiển xe đi qua hè phố để vào nhà;

Xe máy đi sai làn đường bị phạt bao nhiêu tiền?

Theo Điểm g Khoản 3 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP ; quy định về xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện); các loại xe tương tự xe mô tô; và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ, trong đó:

Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy thực hiện hành vi vi phạm sau đây:

Điều khiển xe không đi bên phải theo chiều đi của mình; đi không đúng phần đường, làn đường quy định (làn cùng chiều hoặc làn ngược chiều); điều khiển xe đi qua dải phân cách cố định ở giữa hai phần đường xe chạy; điều khiển xe đi trên hè phố, trừ trường hợp điều khiển xe đi qua hè phố để vào nhà;

Lỗi sang đường không đúng nơi quy định bị xử lý ra sao
Lỗi sang đường không đúng nơi quy định bị xử lý ra sao

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của CSGT về vấn đề “Lỗi sang đường không đúng nơi quy định bị xử lý ra sao?”. Chúng tôi hi vọng rằng thông tin trên có thể cho bạn biết thêm kiến thức để sử dụng trong cuộc sống và công việc. Để biết thêm thông tin chi tiết và có thêm sự tư vấn về vấn đề trên cũng như các vấn đề liên quan đến pháp luật như tách sổ đỏ, hợp đồng cho thuê nhà và đất, hợp đồng mua bán chuyển nhượng nhà đất, mẫu hợp đồng đặt cọc mua nhà đất mới nhất, Giải quyết tranh chấp thừa kế nhà, đất, hợp đồng đặt cọc mua bán nhà đất viết tay; tra cứu quy hoạch đất… của chúng tôi

Hãy liên hệ hotline: 0833102102.

Câu hỏi thường gặp

Chuyển làn có bắt buộc phải có tín hiệu báo trước không?

Khi chuyển làn đường, người lái phải bật tín hiệu báo trước và phải bảo đảm an toàn. Việc bật tín báo trước sẽ giúp thông báo cho các xe phía sau biết để có phương án xử lý phù hợp. Nếu sắp đến gần họ chủ động giảm tốc độ để nhường cho phương tiện đang chuyển làn đường.

Lỗi chuyển làn không đúng nơi cho phép bị phạt tối đa bao nhiêu tiền?

Lỗi chuyển làn đường không đúng nơi cho phép: Mức phạt từ 400.000 – 600.000 đồng.
Lỗi chuyển làn đường không đúng nơi cho phép trên cao tốc: Mức phạt từ 3.000.000 – 5.000.000 đồng, xử phạt bổ sung tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe 1 – 3 tháng.

Kinh nghiệm chuyển làn an toàn khi tham gia giao thông thế nào?

Quan sát cẩn thận
Trước khi chuyển làn đường, người lái cần quan sát cẩn thận, nhất là phía trước và ở gương chiếu hậu bên làn đường muốn chuyển. Người cần xem xét làn đường định chuyển có thông thoáng không, có chướng ngại vật không, có xe phía sau đang chạy đến gần không, tốc độ của các xe phía sau như thế nào… Chỉ chuyển làn khi đủ điều kiện an toàn.
Tránh chuyển làn đột ngột
Không chuyển làn đột ngột, đặc biệt không vừa bật xi nhan mà chuyển làn ngay. Điều này rất nguy hiểm. Những xe phía sau cần có thời gian để nhận biết xe bạn đang muốn chuyển. Nếu chuyển làn đột ngột xe phía sau có thể sẽ không xử lý kịp dẫn đến va chạm.
Chuyển làn dứt khoát
Sau khi đã ra tín hiệu và bắt đầu chuyển làn thì cần chuyển làn dứt khoát. Tuyệt đối không ngập ngừng, do dự, không duy trì chạy xe nửa làn này nửa làn kia. Điều này sẽ gây cản trở các phương tiện khác đang cùng lưu thông trên đường, rất nguy hiểm. Trong trường hợp thấy làn đường định chuyển có nhiều xe, không đủ khoảng trống để nhập làn thì tốt nhất nên duy trì tốc độ an toàn ở làn hiện tại và đợi khi đủ điều kiện an toàn mới chuyển làn.

5/5 - (1 bình chọn)

You may also like

Leave a Comment