Mẫu biên bản nghiệm thu sửa chữa xe ô tô năm 2022

by Sao Mai
Mẫu biên bản nghiệm thu sửa chữa xe ô tô

Chào CSGT, sắp tới tôi sẽ đi lấy xe ô tô của mình đã sửa tại đơn vị bảo dưỡng xe ô . Theo như tôi được tìm hiểu thì trước khi hai bên giao giao xe thì phải làm biên bản nghiệm thu sửa chữa. Tôi đang thắc mắc rằng cách viết biên bản này như thế nào là đúng luật? CSGT có thể cho tôi xin mẫu biên bản nghiệm thu sửa chữa xe ô tô được không? Tôi xin cảm ơn.

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho phía CSGT

Để có thể giải đáp thắc mắc về mẫu biên bản nghiệm thu sửa chữa xe ô tô mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của CSGT của chúng tôi.

Căn cứ pháp lý

Biên bản nghiệm thu sửa chữa xe ô tô là gì?

Biên bản nghiệm thu sửa chữa xe ô tô  là mẫu biên bản ghi nhận sự thỏa thuận của bên nhận sửa chữa và bên yêu cầu sửa chữa xe ô tô. Biên bản nghiệm thu sửa chữa xe ô tô được lập sau khi bên sửa chữa ô tô đã hoàn thành xong việc kiểm tra, sửa chữa và bàn giao xe lại cho bên yêu cầu sửa chữa ô tô. Biên bản này cần nêu rõ thời gian, địa điểm lập biên bản, nội dung nghiệm thu,…

Cách viết Biên bản nghiệm thu sửa chữa xe ô tô

Biên bản sửa chữa, nghiệm thu xe ô tô cũng giống như một số văn bản hành chính khác, đòi hỏi bạn phải điền thông tin chính xác. Đặc biệt, những thông tin về hai bên thỏa thuận, ngày, tháng, năm lập biên bản cần được ghi rõ ràng để khi có những thắc mắc, tranh chấp cũng sẽ có căn cứ xác nhận.

Nội dung của biên bản nghiệm thu sửa chữa thiết bị sẽ cần nêu rõ lý do hư hỏng, các loại thiết bị xe ô tô bị hỏng cũng như vật tư, phụ tùng thay thế về số lượng, tên gọi cụ thể. Một số trường hợp cần phải đợi thời gian kiểm tra sau khi vận hành xem thiết bị đã được sửa chữa hoàn thiện hay chưa nên có thể biên bản nghiệm thu, sửa chữa sẽ không được lập ngay khi bảo dưỡng.

Những lưu ý khi viết Biên bản nghiệm thu xe ô tô sửa chữa

  • Trong mẫu biên bản nghiệm thu nhất định phải có phần hạng mục hoàn thành việc sửa chữa
  • Có chữ ký của cả bên yêu cầu sửa chữa và bên nhận sửa chữa để đảm bảo mẫu biên bản nghiệm thu có giá trị và hiệu lực pháp lý
  • Cần đầy đủ thông tin cá nhân của bên giao và bên nhận
  • Có đầy đủ thông tin các chi tiết như các hoạt động thử nghiệm được thực hiện, tham chiếu đến các tiêu chí đáp ứng, thông số kỹ thuật yêu cầu, kết quả thực hiện, lịch trình, độ lệch, v.v.
  • Biên bản hợp đồng cần phải đúng cấu trúc, đúng hình thức, không mờ nhòe. Tránh viết sai chính tả hay tẩy xóa thông tin trong quá trình hoàn thành biên bản để có thể hợp pháp trước pháp luật
  • Biên bản nghiệm thu cũng có có những thỏa thuận nhất định giữa hai bên thực hiện, điều khoản mang tính chất trung thực công bằng, công khai và rõ ràng.
Mẫu biên bản nghiệm thu sửa chữa xe ô tô
Mẫu biên bản nghiệm thu sửa chữa xe ô tô

Mẫu Biên bản nghiệm thu xe ô tô sửa chữa

Nhằm giúp quá trình ký kết diễn ra nhanh chóng thì người lập biên bản nghiệm thu sửa chữa xe ô tô có thể tham khảo và tải về sử dụng những mẫu sẵn có sau đây.

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
———

……. , ngày … tháng … năm …

BIÊN BẢN
NGHIỆM THU SỬA CHỮA XE Ô TÔ

Hôm nay ngày …. tháng …. năm …., tại ……………, chúng tôi gồm có:

BÊN A: Ông/Bà: …….. (bên yêu cầu sửa chữa)

  • Chức vụ:
  • Địa chỉ:
  • Số điện thoại:
  • Số tài khoản:
  • Mở tại ngân hàng:

BÊN B: Ông/Bà: …….. (bên nhận sửa chữa)

  • Chức vụ:
  • Địa chỉ:
  • Số điện thoại:
  • Số tài khoản:
  • Mở tại ngân hàng:

Hai bên đã thống nhất nghiệm thu sửa chữa xe ô tô

Loại xe: xe 5 chỗ

Dòng xe: …..

Năm sản xuất: ……

  • Bên B đã hoàn thành việc sửa chữa các trang thiết bị sau cho Bên A theo đúng hợp đồng hai bên đã thỏa thuận:
STTLoại thiết bịSố lần đã bảo dưỡng, sửa chữaĐơn giáThành tiền
1Hệ thống phanh   
2Hệ thống lái   
3Hệ thống chiếu sáng   
…..………   

Chấp thuận bản nghiệm thu:

  • Bên B đã sửa chữa ô tô theo đúng như yêu cầu của bên A
  • Bên A đồng ý nghiệm thu cho bên B danh mục sửa chữa đúng cam kết
  • Biên bản này được thành lập thành 02 bản, mỗi bên giữ một bản có giá trị pháp lí như nhau.

Không chấp thuận bản nghiệm thu :

Khi bên B không đáp ứng đủ các yêu cầu của bên A, vẫn còn xảy ra các lỗi trong quá trình vận hành thử. Bên A sẽ yêu cầu bên B sửa chữa ô tô lại và nghiệm thu lần 2.

ĐẠI DIỆN BÊN A (Ký, ghi rõ họ tên)ĐẠI DIỆN BÊN B (Ký, ghi rõ họ tên)

Mời bạn xem thêm:

Sự khác nhau giữa hợp đồng sửa chữa xe ô tô và biên bản nghiệm thu xe ô tô sửa chữa là gì?

Về khái niệm

  • Theo Điều 358 Bộ luật dân sự 2015 quy định về khái niệm hợp đồng:

Hợp đồng là sự thoả thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.”

Trong cuộc sống thường ngày của con người, việc chuyển giao tài sản, quyền sở hữu tài sản hoặc việc thực hiện giao dịch trao đổi giữa người này với người kia, giữa một cá nhân với một tổ chức như mua bán tài sản, thuê mướn tài sản hoặc khoản làm một công việc nào đó cụ thể.

Do đó giao dịch sửa chữa xe ô tô đó được hình thành dựa trên các thỏa thuận trao đổi tương tác giữa các bên chủ thể tham gia. Việc trao đổi, thỏa thuận này được dựa trên các căn cứ quy định pháp luật và được pháp luật ghi nhận cụ thể như: phương thức thực hiện Hợp đồng, giá cả và phương thức thanh toán, quyền và nghĩa vụ giữa các bên, bồi thường thiệt hại và phạt vi phạm… Cũng từ đây quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia được phát sinh và buộc phải thực hiện theo những gì đã thỏa thuận trước đó

Biên bản nghiệm thu xe ô tô sửa chữa là bản thỏa thuận cũng là một dạng hình thức khác của hợp đồng được thể hiện bằng văn bản đề trao đổi và bàn bạc về một vấn đề có liên quan tới hai hay nhiều bên cùng tham gia cụ thể là việc hoàn thành xong việc kiểm tra, sửa chữa và bàn giao xe lại cho bên yêu cầu sửa chữa ô tô. Tuy nhiên xét về mặt tính chất thì bản thỏa thuận thường là văn bản được thực hiện để bày tỏ nguyện vọng ý chí của một bên thể hiện dưới dạng bản thỏa thuận và các bên còn lại trong quan hệ liên quan đều đồng ý và phải thực hiện theo những điều đã thể hiện trong bản thỏa thuận.

Về trình tự các bước thực hiện

Đối với trình tự giao kết hợp đồng

Việc giao kết hợp đồng sẽ được thực hiện thông quá các bước như sau:

Bước 1 : Đề nghị giao kết hợp đồng: Là việc một bên bày tỏ ý chí của mình muốn giao kết hợp đồng với một người cụ thể và chịu sự ràng buộc về đề nghị này đối với bên đã được xác định cụ thể đó.

Bước 2 : Thay đổi, hủy bỏ, chấm dứt đề nghị giao kết hợp đồng: Bên đề nghị giao kết hợp đồng có thể thay đổi hoặc rút lại đề nghị giao kết hợp đồng. Trường hợp bên được đề nghị đã chấp nhận giao kết hợp đồng, nhưng nếu có điều kiện hoặc sửa đổi đề nghị, thì cũng coi như bên được đề nghị đưa ra đề nghị mới. Bên được đề nghị trở thành bên đề nghị mới và cũng chịu sự ràng buộc về lười đề nghị thay đổi đó trước bên đã đề nghị đối với mình.

Bước 3 : Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng: Lả việc bên được đề nghị đồng ý toàn bộ những yêu cầu mà bên để nghị đã đưa ra.

Đối với trình tự tiến hành xác lập biên bản :

Bản thỏa thuận thông thường sẽ được tiến hành xác lập khi hai bên mong muốn có được tiếng nói chung, xác lập việc thực hiện một quan hệ pháp lý có cách giải quyết rõ ràng cụ thể để hai bên tuân theo. Thì hai hay các bên tham gia sẽ chủ động gặp mặt, tiến hành thỏa thuận và xác lập, xây dựng bản thỏa thuận để vấn đề được giải quyết và các bên có liên quan tuân thủ theo các nội dung đã được ghi nhận trong bản thỏa thuận.

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của CSGT về vấn đề “Mẫu biên bản nghiệm thu sửa chữa xe ô tô”.Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể tận dụng những kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến Mẫu biên bản thỏa thuận bồi thường; Mẫu giấy đề nghị cấp giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô; Mẫu đơn tranh chấp đất đai thừa kế Thủ tục tặng cho nhà đất, hợp đồng mua bán chuyển nhượng nhà đất, chia thừa kế nhà đất, …

Hãy liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc qua các kênh sau:

Câu hỏi thường gặp

Thủ tục cấp giấy phép kinh doanh sửa chữa ô tô quy định như thế nào?

Doanh nghiệp chuẩn bị hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô để nộp trực tiếp lên Phòng Chất lượng xe cơ giới – Cục Đăng kiểm Việt Nam thuộc Bộ Giao thông vận tải hoặc có thể nộp qua hệ thống bưu chính. Hồ sơ xin cấp bao gồm các giấy tờ sau:
Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô (Mẫu số 12 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 116/2017/NĐ-CP): 01 bản chính;
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: 01 bản sao;
Bản kê khai năng lực cơ sở vật chất của cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô (Mẫu số 13 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 116/2017/NĐ-CP): 01 bản chính;
Tài liệu chứng minh cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại các khoản 1, 5, 7, 8, 9 và 10 Điều 21 Nghị định 116/2017/NĐ-CP: 01 bản sao mỗi loại.
Cục Đăng kiểm Việt Nam tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ; nếu hồ sơ không đầy đủ theo quy định thì hướng dẫn Cơ sở sản xuất, thương nhân nhập khẩu hoặc Cơ sở bảo hành, bảo dưỡng hoàn thiện. Nếu hồ sơ đầy đủ theo quy định thì thống nhất thời gian thực hiện, tiến hành kiểm tra, đánh giá sự phù hợp tại Cơ sở bảo hành, bảo dưỡng.
Cục Đăng kiểm Việt Nam tiến hành đánh giá sự phù hợp tại cơ sở bảo hành, bảo dưỡng; nếu kết quả đánh giá chưa đạt yêu cầu thì thông báo để Cơ sở sản xuất, thương nhân nhập khẩu hoặc Cơ sở bảo hành, bảo dưỡng hoàn thiện; nếu đạt yêu cầu thì cấp Giấy chứng nhận cơ sở bảo hành, bảo dưỡng xe ô tô.

Mở tiệm sửa ô tô có cần đóng thuế hay không?

Sau khi mở cửa hàng sửa chữa ô tô và có giấy phép kinh doanh. Cửa hàng của bạn sẽ hoạt động dưới hình thức cơ sở kinh doanh. Do đó, theo quy định chung, bạn sẽ phải đóng những loại thuế như sau:
– Thuế giá trị gia tăng.
– Thuế thu nhập cá nhân tùy theo mức thu nhập
– Thuế môn bài
Tuy nhiên theo quy định mới hiện hành, nếu doanh thu của cửa hàng dưới 100 triệu/ năm thì sẽ không phải nộp các loại thuế trên.

Cách thức soạn hợp đồng sửa chữa xe ô tô như thế nào?

– Thông tin hai bên: Họ và tên của cá nhân, tên của tổ chức, người đại diện theo đúng pháp luật, chứng minh nhân dân hoặc mã số thuế, địa chỉ của các bên.
– Nên trình bày cụ thể, chính xác thời hạn. Các hạng mục sửa chữa cần có phụ lục đi kèm và xác nhận báo giá chính xác, sau khi xác nhận hàng mục sửa chữa và chi phí hai hãng tiến hành ký kết hợp đồng thỏa đáng hoặc ngược lại.
– Thời điểm có hiệu lực: Biên bản có hiệu lực ngay sau khi ký hết hay từ ngày giờ cụ thể nào khác.
– Ngày, tháng, năm ký , chữ ký và ghi rõ họ tên phải ghi đầy đủ và rõ ràng.
– Tên của các bên, nếu là tổ chức thì phải đóng dấu (nếu có) và ghi rõ chức vụ của người ký.

5/5 - (1 bình chọn)

You may also like

Leave a Comment