Mua xe không giấy tờ không đặt cọc có bị xử phạt?

by Ngọc Gấm
Mua xe không giấy tờ không đặt cọc có bị xử phạt?

Chào CSGT, Vào năm 2019 tôi có mua lại một chiếc xe AB cũ của một anh làm chung công ty cũ. Do quen biết nên khi mau chúng tôi không đặt cọc; hay làm bất kỳ loại giấy tờ nào. Dạo gần đây tôi có nghe được thông tin nếu mua xe không giấy tờ sẽ bị phạt. Luật sư cho tôi hỏi mua xe không giấy tờ không đặt cọc có bị xử phạt? Tôi xin chân thành cảm ơn.

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho phía CSGT. Mua xe không có bất kỳ loại giấy tờ nào là một hành động rất nguy hiểm. Bởi việc bạn mua xe không có giấy tờ gì chính là việc bạn đang mua xe không chính chủ. Việc mua xe không chính chủ có thể tiềm ẩn nhiều rủi ro pháp lý như bị xử phạt về lỗi xe không chính chủ hay bị phạt về tội tiêu thụ tài sản do hành vi phạm tội mà có.

Để có thể giải đáp thắc mắc về vấn đề mua xe không giấy tờ không đặt cọc có bị xử phạt?; mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của CSGT của chúng tôi.

Cơ sở pháp lý

Luật Giao thông đường bộ 2008

Nghị định 100/2019/NĐ-CP

Thông tư 58/2020/TT-BCA

Mua xe không giấy tờ không đặt cọc là gì?

Mua xe không giấy tờ không đặt cọc là gì? Là việc bạn đang tiến hành mua xe không chính chủ. Các loại xe mua không có giấy tờ đặt cọc này có thể là xe đã chuyển quyền sở hữu qua nhiều người nhưng thiếu hoặc không có giấy tờ chuyển quyền sở hữu tại Việt Nam. Việc mua xe không có giấy đặt cọc hay bất cứ loại giấy tớ nào rất nguy hiểm.

Hầu hết những chiếc xe có giá “rẻ như cho” đều là sản phẩm của hành vi ăn trộm; ăn cắp, lừa đảo mà có. Nếu biết chiếc xe là tài sản có được do phạm tội mà vẫn mua thì giao dịch mua bán đó sẽ bị tuyên vô hiệu do vi phạm điều cấm của luật theo quy định tại Điều 123 Bộ luật Dân sự năm 2015.

Căn cứ khoản 2 Điều 131 của Bộ luật Dân sự; khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận.

Như vậy, trong trường hợp nêu trên; nếu phát hiện chiếc xe mà một người mua là tài sản trộm cắp thì người này phải giao xe cho cơ quan công an để phục vụ công tác điều tra rồi hoàn trả cho người bị mất. Lúc này, người mua xe sẽ phải đối mặt với rủi ro vừa mất tiền mua mà lại vừa mất xe. Mặc dù theo quy định, người mua có thể yêu cầu bên bán trả lại tiền do giao dịch vô hiệu; nhưng thực tế không phải lúc nào người bán cũng sẵn lòng hoàn trả. Nếu khởi kiện để đòi tiền thì người mua sẽ phải trải qua nhiều thủ tục rườm rà; tốn kém thời gian và tiền bạc.

Mua xe không giấy tờ không đặt cọc có bị xử phạt?
Mua xe không giấy tờ không đặt cọc có bị xử phạt?

Xe không giấy tờ không đặt cọc có thể sang tên được không?

Theo quy định tại khoản 3 Điều 26 Thông tư 58/2020/TT-BCA; ngày 31/12/2021 là hạn chốt cuối cùng để chủ của các chiếc xe không chính chủ đi giải quyết đăng ký sang tên xe.

Lưu ý: Quy định này chỉ áp dụng đối với xe không chính chủ; nhưng thiếu hoặc không có giấy tờ chuyển quyền sở hữu, còn các loại xe không chính chủ khác; mà có đầy đủ các giấy tờ về chuyển quyền sở hữu như HĐ, biên lai, … thì sau ngày 31/12/2021 vẫn được giải quyết bình thường.

Cho nên kể từ ngày 01/01/2022, các loại xe không chính chủ; nhưng thiếu hoặc không có giấy tờ chuyển quyền sở hữu mà đi đăng ký sẽ không được giải quyết sang tên. Và nếu không làm được thủ tục đăng ký sang tên xe; thì người sử dụng xe không chính chủ là bạn trên thực tế có thể sẽ bị xử phạt theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP.

Mua xe không giấy tờ không đặt cọc có bị xử phạt?

Mua xe không giấy tờ không đặt cọc có bị xử phạt? Nếu không làm được thủ tục đăng ký sang tên xe khi mua xe; thì người sử dụng xe không chính chủ là bạn trên thực tế có thể sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính.

  • Đối với xe máy: (Điểm a khoản 4 Điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP)

+ Cá nhân bị phạt từ 400.000 – 600.000 đồng

+ Tổ chức bị phạt tiền từ 800.000 đồng – 1.2 triệu đồng

  • Đối với xe ô tô: (Điểm l khoản 7 Điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP)

+ Cá nhân bị phạt từ 2 – 4 triệu đồng.

+ Tổ chức bị phạt từ 4 – 8 triệu đồng.

Tuy nhiên mọi người cũng đừng quá lo lắng bởi Cơ quan Công an chỉ có XPVPHC đối với hành vi không làm thủ tục đăng ký sang tên xe máy, ô tô hay còn gọi là lỗi xe không chính chủ của bạn trong 02 trường hợp: (Khoản 10 Điều 80, điểm a khoản 4, điểm l khoản 7 Điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP)

  • Thông qua công tác điều tra, giải quyết vụ tai nạn giao thông;
  • Qua công tác đăng ký xe. (tức sau 30 ngày kể từ ngày đã làm giấy tờ chuyển quyền sở hữu xe từ các hoạt động mua bán, tặng cho, thừa kế, được phân bổ, hoặc điều chuyển mà ta mới đi đăng ký)

Do đó, trong trường hợp thông thường, người điều khiển phương tiện sẽ không bị CSGT xử phạt về lỗi đi xe không chính chủ. Dù vậy, để đảm bảo quyền lợi chính đáng cho mình, người dân đang sử dụng xe không chính chủ cần tự giác thực hiện thủ tục sang tên theo quy định.

Nặng hơn trông một số trường hợp bạn còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có theo Điều 323 Bộ luật Hình sự nếu mua nhằm xe do ăn trộm; ăn cướp; …

Mức phạt cụ thể đối với tội phạm này như sau:

– Khung 1: Phạt tiền từ 10 – 100 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng – 03 năm.

– Khung 2: Phạt tù từ 03 – 07 năm nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau:

+ Có tổ chức;

+ Có tính chất chuyên nghiệp;

+ Tài sản, vật phạm pháp trị giá từ 100 – dưới 300 triệu đồng;

+ Thu lợi bất chính từ 20 – dưới 100 triệu đồng;

+ Tái phạm nguy hiểm.

– Khung 3: Phạt tù từ 07 – 10 năm nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau:

+ Tài sản, vật phạm pháp trị giá từ 300 triệu đến dưới 01 tỷ đồng;

+ Thu lợi bất chính từ 100 – dưới 300 triệu đồng.

– Khung 4: Phạt tù từ 10 – 15 năm nếu phạm tội có thuộc một trong các trường hợp sau:

+ Tài sản, vật phạm pháp trị giá từ 01 tỷ đồng trở lên;

+ Thu lợi bất chính từ 300 triệu đồng trở lên.

– Phạt bổ sung: Phạt tiền từ 05 – 50 triệu đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của CSGT về vấn đề Mua xe không giấy tờ không đặt cọc có bị xử phạt? ”. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể tận dụng những kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến tạm dừng công ty; mẫu đơn xin giải thể công ty; Đăng ký hộ kinh doanh của CSGT.

Hãy liên hệ hotline: 0833102102.

Câu hỏi thường gặp

Mức lệ phí phải đóng khi mua xe?

Mức thu là 2%.
Riêng:
– Xe máy của tổ chức, cá nhân ở các thành phố trực thuộc trung ương; thành phố thuộc tỉnh; thị xã nơi Ủy ban nhân dân tỉnh đóng trụ sở nộp lệ phí trước bạ lần đầu với mức thu là 5%.
– Đối với xe máy nộp lệ phí trước bạ lần thứ 2 trở đi được áp dụng mức thu là 1%. Trường hợp chủ tài sản đã kê khai, nộp lệ phí trước bạ đối với xe máy là 2%, sau đó chuyển giao cho tổ chức, cá nhân ở địa bàn quy định tại điểm a khoản này thì nộp lệ phí trước bạ với mức thu là 5%.

Đặt cọc là gì?

– Đặt cọc là việc một bên (sau đây gọi là bên đặt cọc) giao cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.
– Trường hợp hợp đồng được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền; nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản

Khi đi mua xe máy mới cần mang những giấy tờ gì?

+ Chứng minh thư và sổ hộ khẩu có tên người đứng tên xe. Đây là giấy tờ bắt buộc để nơi bán có thể viết hóa đơn giấy tờ chính xác cho bạn.
+ Sau khi thanh toán tiền, bạn làm thủ tục nhận xe, chú ý những thứ sau:
+ Sổ bảo hiểm xe máy
+ Các giấy tờ hướng dẫn sử dụng xe máy
+ Giấy giao nhận 2 bên
 + Những sản phẩm, vật dụng khuyến mãi đi kèm (có sự khác nhau theo thời gian và từng cửa hàng).
+ Hóa đơn thuế và giấy kiểm tra chất lượng trước khi xuất xưởng.

5/5 - (1 bình chọn)

You may also like

Leave a Comment