Mức phạt khi không có hoặc không mang theo bằng lái xe

by Quỳnh Tran
Bị cảnh sát giao thông tạm giữ bằng lái xe thì có được lái xe không?

Khi tham gia giao thông, bạn cần mang theo giấy phép lái xe. Nhưng nếu quên mang hoặc không có bằng lái xe thì sẽ bị xử phạt bao nhiêu? Để giải đáp thắc mắc trên cho bạn, Luật sư X mời bạn đọc tham khảo bài viết nội dung mức phạt khi không có hoặc không mang theo bằng lái xe dưới đây. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích cho bạn đọc.

Căn cứ pháp lý

Nghị định 100/2019/NĐ-CP

Giấy phép lái xe là gì?

Giấy phép lái xe (GPLX) hay còn gọi là bằng lái xe là một loại giấy phép, chứng chỉ do cơ quan nhà nước hoặc cơ quan có thẩm quyền cấp cho một người, nhằm chứng minh khả năng sử dụng phương tiện khi tham gia giao thông của người đó và phải luôn mang theo khi tham gia giao thông.

Giấy phép lái xe cho phép người đó được phép vận hành, lưu thông, tham gia giao thông bằng xe cơ giới các loại như xe máy điện, xe hơi, xe tải, xe buýt, xe khách hoặc các loại hình xe khác trên các con đường công cộng.

Không có bằng lái xe máy, mô tô phạt bao nhiêu?

Mức phạt đối với xe máy, mô tô khi không có bằng lái như sau:

Trường hợp quên không mang giấy phép lái xe

Trong trường hợp người sử dụng phương tiện giao thông quên không mang giấy phép lái xe, sẽ phạt tiền từ 100.000 – 200.000đ (Trừ trường hợp có giấy phép lái xe quốc tế nhưng không mang theo giấy phép lái xe quốc gia) (Điểm c Khoản 2 Điều 21).

Trường hợp không có giấy phép lái xe

Trong trường hợp người sử dụng phương tiện giao thông không có giấy phép lái xe:

– Phạt tiền từ 800.000 – 1.200.000đ với người điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xi lanh dưới 175 cm3 (Điểm a Khoản 5 Điều 21).

– Phạt tiền từ 3.000.000 – 4.000.000đ với người điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xi lanh từ 175 cm3 trở lên (Điểm b Khoản 7 Điều 21).

Mức xử phạt quên hoặc không có bằng lái

Không có bằng lái ô tô phạt bao nhiêu?

Mức phạt đối với ô tô và các xe tương tự ô tô khi không có bằng lái như sau:

Trường hợp quên giấy phép lái xe ô tô

Trong trường hợp người sử dụng phương tiện giao thông quên không mang giấy phép lái xe, sẽ phạt tiền từ 200.000 – 400.000đ (Trừ trường hợp có giấy phép lái xe quốc tế nhưng không mang theo giấy phép lái xe quốc gia) (Điểm a Khoản 3 Điều 21.

Trường hợp không có Giấy phép lái xe ô tô

Trong trường hợp người sử dụng phương tiện giao thông không có Giấy phép lái xe, sẽ phạt tiền từ 4.000.000 – 6.000.000đ (Điểm b Khoản 8 Điều 21).

Mức phạt khi không có bằng lái ô tô


Không mang GPLX có bị tạm giữ phương tiện không?

Khi không mang giấy phép lái xe, cảnh sát giáo thông có quyền tạm giữ phương tiện của bạn (Theo khoản 3 Điều 82 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).

Cụ thể, nếu người điều khiển phương tiện không xuất trình được bằng lái tại thời điểm kiểm tra thì cảnh sát giao thông (CSGT) sẽ lập biên bản vi phạm hành chính về hành vi không có GPLX và tạm giữ phương tiện theo quy định.

Thời hạn tạm giữ phương tiện sẽ tuân theo quy định tại khoản 8 Điều 125 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 là 07 ngày kể từ ngày tạm giữ. Nếu vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp, cần tiến hành xác minh thì được kéo dài thời hạn tạm giữ nhưng không quá 30 ngày.

  • Trong thời hạn hẹn đến giải quyết vụ việc vi phạm, nếu người vi phạm xuất trình được GPLX thì cảnh sát sẽ ra quyết định xử phạt về hành vi không mang theo GPLX.
  • Trong trường hợp đã quá thời hạn hẹn giải quyết người vi phạm mới xuất trình được hoặc không xuất trình được GPLX thì sẽ bị áp dụng mức xử phạt đối với hành vi không có GPLX.
Tạm giữ xe khi không có giấy phép lái xe

Phạt bao nhiêu khi người điều khiển không phải chủ phương tiện?

Khi người điều khiển xe không phải chủ phương tiện thì theo Điều 30 Nghị định 100, chủ phương tiện sẽ bị phạt về hành vi “Giao xe hoặc để cho người không có giấy phép lái xe phù hợp điều khiển xe tham gia giao thông”. Cụ thể mức phạt như sau:

Đối với chủ xe mô tô, xe máy

Trường hợp người điều khiển không phải chủ phương tiện, phạt tiền từ 800.000 – 2.000.000đ đối với cá nhân, từ 1.600.000 – 4.000.000đ đối với tổ chức là chủ xe mô tô, xe máy.

Đối với chủ xe ô tô

Trường hợp người điều khiển không phải chủ phương tiện, phạt tiền từ 4.000.000 – 6.000.000đ đối với cá nhân, từ 8.000.000 – 12.000.000đ đối với tổ chức là chủ xe ô tô.

Mức phạt khi không phải chủ phương tiện

Mời bạn xem thêm bài viết

Thông tin liên hệ Luật sư X

Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề “Mức phạt khi không có hoặc không mang theo bằng lái xe “. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công tygiấy phép bay flycamxác nhận độc thânđăng ký nhãn hiệuhợp pháp hóa lãnh sựđăng ký mã số thuế cá nhân,…. của luật sư X, hãy liên hệ: 0833102102.

Hoặc qua các kênh sau:

Câu hỏi thường gặp

Xe đạp điện là gì?

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 Thông tư 41/2013/TT-BGTVT quy định về kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật xe đạp điện do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải:
Xe đạp điện là Xe đạp hai bánh; được vận hành bằng động cơ điện một chiều hoặc được vận hành bằng cơ cấu đạp chân có trợ lực từ động cơ điện một chiều, có công suất động cơ lớn nhất không lớn hơn 250 W, có vận tốc thiết kế lớn nhất không lớn hơn 25 km/h và có khối lượng bản thân (bao gồm cả ắc quy) không lớn hơn 40 kg.

Các hình thức nộp phạt giao thông hiện nay

Hiện nay, để thuận tiện cho người dân khi nộp phạt, pháp luật quy định cụ thể 05 hình thức nộp phạt vi phạm giao thông.
Nộp vi phạm giao thông trực tuyến bằng cách truy cập cổng Dịch vụ công quốc gia dichvucong.gov.vn;
Nộp phạt tại chỗ cho cảnh sát giao thông (Theo khoản 1 Điều 56 và khoản 1 Điều 57 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012; thủ tục này chỉ áp dụng đối với trường hợp người vi phạm giao thông bị xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 250.000 đồng với cá nhân, 500.000 đồng đối với tổ chức);
Chuyển khoản cho Kho bạc Nhà nước;
Nộp phạt tại ngân hàng thương mại;
Nộp phạt tại bưu điện.

5/5 - (1 bình chọn)

You may also like

Leave a Comment