Mức xử phạt lỗi không chấp hành hiệu lệnh của CSGT mới nhất

by Nhu Hương
Mức xử phạt lỗi không chấp hành hiệu lệnh của CSGT

Khi tham gia giao thông, ngoài việc chấp hành đèn tín hiệu giao thông, còn phải chú ý tuân theo hiệu lệnh của cảnh sát giao thông. Bài viết sau đây của Luật sư X sẽ cung cấp thêm thông tin về Mức xử phạt lỗi không chấp hành hiệu lệnh của CSGT.

Căn cứ pháp lý

Luật giao thông đường bộ 2008

Nghị định 123/2021/NĐ-CP

Hiệu lệnh của CSGT được thể hiện thế nào?

Theo quy định của Luật Giao thông đường bộ 2008, hiệu lệnh của CSGT cũng là một loại báo hiệu đường bộ cùng với tín hiệu đèn giao thông, biển báo hiệu, vạch kẻ đường…

Theo Quy chuẩn 41:2019/BGTVT có hiệu lực từ ngày 01/7/2020, hiệu lệnh của người điều khiển được thể hiện bằng tay, cờ, gậy hoặc đèn tín hiệu ánh sáng điều khiển giao thông. Để thu hút sự chú ý của người tham gia giao thông, người điều khiển giao thông ngoài sử dụng các phương pháp nêu trên còn dùng thêm còi.

Hiệu lệnh của CSGT được quy định như sau:

  • Hiệu lệnh bằng tay của CSGT
  • Hiệu lệnh bằng còi của CSGT
  • Các hiệu lệnh khác:

+ Cầm đèn ánh sáng có mặt đỏ giơ cao hướng về phía phương tiện đang chạy tới: Dừng xe;

+ Người điều khiển chỉ gậy chỉ huy giao thông vào hướng xe nào thì xe ở hướng đó phải dừng lại.

Như vậy, người tham gia giao thông đều phải chấp hành nghiêm chỉnh hiệu lệnh của người điều khiển giao thông, kể cả trong trường hợp hiệu lệnh trái với tín hiệu của đèn điều khiển giao thông, biển báo hiệu hoặc vạch kẻ đường.

Mức xử phạt lỗi không chấp hành hiệu lệnh của CSGT mới nhất

Mức xử phạt lỗi không chấp hành hiệu lệnh của CSGT mới nhất

– Đối với người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô

 Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng; Người điều khiển xe còn bị áp dụng hình thức phạt bổ sung là tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng. Nếu thực hiện hành vi trên mà gây tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng.

– Đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy

Như vậy, lỗi không chấp hành hiệu lệnh của CSGT đối với xe máy bị phạt như sau:

Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng; Người điều khiển xe còn bị áp dụng hình thức phạt bổ sung là tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng. Nếu thực hiện hành vi trên mà gây tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng.

– Đối với người điều khiển xe đạp, xe đạp máy (kể cả xe đạp điện), người điều khiển xe thô sơ khác

Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng.

– Đối với người đi bộ

Phạt tiền từ 60.000 đồng đến 100.000 đồng.

– Đối với người điều khiển, dẫn dắt súc vật, điều khiển xe súc vật kéo

Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng.

Vi phạm luật giao thông nộp phạt ở đâu?

Căn cứ quy định tại Khoản 1 Điều 10 Nghị định 81/2013/NĐ-CP và Khoản 16 Điều 1 Nghị định 97/2017/NĐ-CP. Cá nhân, tổ chức vi phạm giao thông thực hiện việc nộp tiền phạt theo một trong các hình thức sau:

  • Nộp trực tiếp tại Kho bạc nhà nước hoặc ngân hàng thương mại nơi Kho bạc nhà nước ủy nhiệm thu tiền phạt được ghi trong quyết định xử phạt.
  • Ngoài ra, còn có thể nộp trực tiếp hoặc chuyển khoản vào tài khoản của Kho bạc nhà nước được ghi trong quyết định xử phạt.
  • Hoặc nộp trực tiếp cho người có thẩm quyền xử phạt nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
  • Nộp vào Kho bạc nhà nước thông qua dịch vụ bưu chính công ích (Ví dụ như Bưu điện).

 Quy trình tra cứu vi phạm giao thông

– Cách đăng ký tài khoản trên Cổng dịch vụ công quốc gia:

  • Truy cập vào website dichvucong.gov.vn. Nhấn vào nút Đăng ký.
  • Chọn phương thức đăng ký, gồm có đối tượng đăng ký (công dân, doanh nghiệp hay cơ quan nhà nước).
  • Tiến hành điền thông tin cá nhân, rồi nhấn nút Đăng kí.
  • Nhập mã xác nhận OTP được DVCQG gửi đến số điện thoại mà bạn đăng kí.
  • Tạo mật khẩu đăng kí cho tài khoản. Vậy là bạn đã đăng ký tài khoản xong trên trang điện tử DVCQG.

Hướng dẫn cách nộp phạt vi phạm giao thông qua mạng

Qua việc trực tiếp trải nghiệm nộp phạt vi phạm giao thông qua mạng, Luật sư X có thể hướng dẫn quý khách như sau:

  • Bước 1: Nhận biên bản xử phạt vi phạm giao thông sau khi vi phạm;
  • Bước 2: Công dân sẽ nhận được tin nhắn về số điện thoại đã kê khai với cán bộ công an; từ cổng dịch vụ công quốc gia với nội dung về quyết định xử phạt; và liên kết để nộp phạt;
  • Bước 3: Truy cập liên kết trong phần tin nhắn; và nhập liệu số “biên bản xử phạt”; hoặc “quyết định xử phạt hành chính”;
  • Bước 4: Chọn hình thức nộp phạt, bao gồm: “nộp phạt và nhận kết quả tại nhà”; hoặc “nộp phạt và nhận kết quả tại cơ quan nhà nước”;
  • Bước 5: Chọn ngân hàng và nhập thông tin thanh toán;
  • Bước 6: Trình biên lai thanh toán với cơ quan nhà nước; hoặc đợi chuyển phát giấy phép lái xe về nơi đăng ký.

Khác biệt giữa nộp phạt qua mạng và trực tiếp

  • Đối với phương thức truyền thống, công dân khi bị xử phạt vi phạm giao thông sẽ phải thực hiện việc nhận biên bản xử phạt; đến phòng cảnh sát giao thông/ đội cảnh sát giao thông nhận quyết định xử phạt; cầm quyết định xử phạt tới ngân hàng hoặc kho bạc để nộp tiền; cầm biên lai nộp tiền quay lại đội cảnh sát giao thông; để nhận lại giấy phép lái xe của mình. Rõ ràng đây là cách thức sẽ khiến công dân tốn thêm về thời gian; và công sức đi lại, không phù hợp với xã hội hiện nay.
  • Đối với phương thức nộp phạt trực tuyến, công dân chỉ cần nhận biên bản và kê khai; nộp tiền online qua cổng dịch vụ công quốc gia: dichvucong.gov.vn; sau đó thì bằng lái xe sẽ được gửi chuyển phát đến tận nhà người vi phạm.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin liên hệ

Trên đây là quan điểm của Luật Sư X về vấn đề “Mức xử phạt lỗi không chấp hành hiệu lệnh của CSGT”. Để biết thêm thông tin chi tiết vui lòng liên hệ qua hotline: 0833 102 102.  Hoặc qua các kênh sau:

FB: www.facebook.com/luatsux

Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux

Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Câu hỏi thường gặp

Trách nhiệm của người dân khi tham gia giao thông là gì?

Tự giác chấp hành các quy định của pháp luật về trật tự, an toàn giao thông, chấp hành hiệu lệnh, hướng dẫn của người điều khiển giao thông hoặc người kiểm soát giao thông.

Ý thức chấp hành quy định của pháp luật là gì?

Mỗi người dân phải biết pháp luật quy định những gì để chấp hành cho đúng. Chấp hành pháp luật giao thông tốt hay không chủ yếu do ý thức của mỗi người dân. Người dân buộc phải nâng cao ý thức chấp hành một cách tự giác các quy định của pháp luật khi tham gia giao thông.

5/5 - (1 bình chọn)

You may also like

Leave a Comment