Xe khách có được lùi xe trên đường cao tốc?

by Thanh Trúc
Xe khách có được lùi xe trên đường cao tốc?

Lùi xe trên cao tốc là hành vi rất nguy hiểm vì các phương tiện lưu thông với tốc độ cao. Vậy xe khách có được lùi xe trên đường cao tốc? Hãy theo dõi bài viết dưới đây của CSGT để biết thêm thông tin nhé!

Căn cứ pháp lý

Xe khách có được lùi xe trên đường cao tốc?

Tại Điều 16 Luật Giao thông đường bộ 2008 có quy định về hành vi lùi xe như sau:

  • Khi lùi xe, người điều khiển phải quan sát phía sau, có tín hiệu cần thiết và chỉ khi nào thấy không nguy hiểm mới được lùi.
  • Không được lùi xe ở khu vực cấm dừng, trên phần đường dành cho người đi bộ qua đường, nơi đường bộ giao nhau, đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt, nơi tầm nhìn bị che khuất, trong hầm đường bộ, đường cao tốc.

Như vây, căn cứ theo quy định hiện hành thì xe khách không được lùi xe trên đường cao tốc.

Xe khách có được lùi xe trên đường cao tốc?
Xe khách có được lùi xe trên đường cao tốc?

Mức phạt đối với xe khách khi lùi xe trên đường cao tốc?

Tại Khoản 8 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP có quy định về mức xử phạt vi phạm hành chính như sau:

“Điều 5. Xử phạt người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

8. Phạt tiền từ 16.000.000 đồng đến 18.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Điều khiển xe đi ngược chiều trên đường cao tốc, lùi xe trên đường cao tốc, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định;

b) Gây tai nạn giao thông không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, bỏ trốn không đến trình báo với cơ quan có thẩm quyền, không tham gia cấp cứu người bị nạn;

c) Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở”.

Như vậy, căn cứ theo quy định hiện hành thì mức phạt đối với xe khách khi lùi xe trên đường cao tốc là từ 16.000.000 đồng đến 18.000.000 đồng.

Đường cao tốc là gì? Đi vào đường cao tốc cần lưu ý gì?

Khoản 12 Điều 3 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 định nghĩa về đường cao tốc như sau:

Đường cao tốc là đường dành cho xe cơ giới, có dải phân cách chia đường cho xe chạy hai chiều riêng biệt; không giao nhau cùng mức với một hoặc các đường khác; được bố trí đầy đủ trang thiết bị phục vụ, bảo đảm giao thông liên tục, an toàn, rút ngắn thời gian hành trình và chỉ cho xe ra, vào ở những điểm nhất định“.

Đặc thù của đường cao tốc là cho phép các phương tiện phải di chuyển ở tốc độ cao nhưng vẫn phải đảm bảo an toàn và đúng luật. Trong đó, Luật Giao thông đường bộ yêu cầu như sau:

  • Không được quay đầu xe trên đường cao tốc (khoản 4 Điều 15).
  • Không được lùi xe trên đường cao tốc (khoản 2 Điều 16).
  • Vào đường cao tốc phải có tín hiệu xin vào và phải nhường đường cho xe đang chạy trên đường, khi thấy an toàn mới cho xe nhập làn sát mép ngoài, nếu có làn tăng tốc thì phải cho xe chạy trên làn đường đó trước khi vào đường cao tốc (điểm a khoản 1 Điều 26).
  • Ra khỏi đường cao tốc phải chuyển dần sang làn bên phải, nếu có làn giảm tốc thì phải chạy trên làn đường đó trước khi rời đường cao tốc (điểm b khoản 1 Điều 26).
  • Không được chạy xe ở làn dừng khẩn cấp và phần lề đường (điểm c khoản 1 Điều 26).
  • Không chạy quá tốc độ tối đa và dưới tốc độ tối thiểu ghi trên biển báo hiệu, sơn kẻ trên mặt đường (điểm d khoản 1 Điều 26).
  • Phải cho xe chạy cách nhau một khoảng cách an toàn ghi trên biển báo hiệu (khoản 2 Điều 26).
  • Chỉ được dừng xe, đỗ xe ở nơi quy định; trường hợp buộc phải dừng xe, đỗ xe thì phải đưa xe ra khỏi phần đường xe chạy, nếu không thể được thì phải báo hiệu để lái xe khác biết (khoản 3 Điều 26).
  • Người đi bộ, xe thô sơ, xe máy, máy kéo; xe máy chuyên dùng có tốc độ thiết kế nhỏ hơn 70 km/h không được đi vào đường cao tốc, trừ người, phương tiện, thiết bị phục vụ việc quản lý, bảo trì đường cao tốc (khoản 4 Điều 26).
Xe khách có được lùi xe trên đường cao tốc?
Xe khách có được lùi xe trên đường cao tốc?

Thẩm quyền xử phạt với lỗi lùi xe trên đường cao tốc?

Nguyên tắc xác định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả theo quy đinh tại Điều 78 Nghị định 100/2019/NĐ-CP như sau:

1. Nguyên tắc xác định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt thực hiện theo quy định tại Điều 52 của Luật Xử lý vi phạm hành chính.

2. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của những chức danh được quy định tại các Điều 75, 76 và 77 của Nghị định này là thẩm quyền áp dụng đối với một hành vi vi phạm hành chính của cá nhân; trong trường hợp phạt tiền, thẩm quyền xử phạt tổ chức gấp 02 lần thẩm quyền xử phạt cá nhân tương ứng với từng lĩnh vực.

3. Đối với những hành vi vi phạm có quy định áp dụng hình thức xử phạt bổ sung tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn thì trong các chức danh quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 75; khoản 4, khoản 5, khoản 6 Điều 76; khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 6 Điều 77 của Nghị định này, chức danh nào có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi đó cũng có quyền xử phạt tước quyền sử dụng giấy phép hoặc chứng chỉ hành nghề đối với người vi phạm.

Trên cơ sở mức phạt đã nêu ở phần đâu và nguyên tắc xác định thẩm quyền xử phạt, những chủ thể có thẩm quyền xử phạt với hành vi vi phạm lùi xe trên đường cao tốc bao gồm:

  • Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ( phạt tiền đến 4.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ- theo điểm b khoản 1 Điều 75 Nghị định 100/2019/NĐ-CP). Như vậy, chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền xử phạt với vi phạm của người đi xe mô tô, xe gắn máy (kể ca xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy đi lùi trên đường cao tốc gây tại nạn giao thông nhưng chỉ với mức phạt tối đa là 4.000.000 đồng.
  • Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện (phạt tiền đến 20.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm trọng lĩnh vực giao thông đường bộ- theo điểm b khoản 2 Điều 75 Nghị định 100/2019/NĐ-CP; tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chủ hành nghề có thời hạn- theo điểm c khoản 2 Điều 75 Nghị định 100/2019/NĐ-CP). Như vậy, chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền xử phạt đối với vi phạm của người đi ca ba loại phương tiện ở phần phân tích đầu đi lùi trên đường cao tốc.
  • Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ( phạt tiền đến 40.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ- theo điểm b khoản 3 Điều 75 Nghị định 100/2019/NĐ-CP; tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời- điểm c b khoản 3 Điều 75 Nghị định 100/2019/NĐ-CP). Như vậy, chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền xử phạt đối với vi phạm của người đi ca ba loại phương tiện ở phần phân tích đầu đi lùi trên đường cao tốc.
  • Trưởng Công an cấp huyện; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục cảnh sát giao thông; Trưởng phòng Công an cấp tỉnh gồm Trưởng phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông đường bộ- đường sắt; Thủ trưởng đơn vị cảnh sát cơ động từ cấp đại đội trở lên (có quyền phạt tiền đến 8.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh cực giao thông đường bộ- theo điểm b khoản 4 Điều 76 Nghị định 100/2019/NĐ- CP; tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn – theo điểm c khoản khoản 4 Điều 76 Nghị định 100/2019/NĐ- CP). Như vậy, những chủ thể liệt kê trong phần này chỉ có thẩm quyền xử phạt với vi phạm của người đi xe mô tô, xe gắn máy (kể ca xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy đi lùi trên đường cao tốc gây tại nạn giao thông.
  • Giám đốc Công an cấp tỉnh (có quyền phạt tiền đến 20.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ- theo điểm b khoản 5 Điều 76 Nghị định 100/2019/NĐ-CP; tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn –thep điểm c khoản 5 Điều 76 Nghị định 100/2019/NĐ-CP). Như vậy, giám đốc Công an cấp tỉnh có thẩm quyền xử phạt đối với vi phạm của người đi ca ba loại phương tiện ở phần phân tích đầu đi lùi trên đường cao tốc.
  • Cục trưởng Cục cảnh sát giao thông, Cục trường Cục cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội (có quyền phạt tiền đến 40.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ- theo điểm b khoản 6 Điều 76 Nghị định 100/2019/NĐ-CP; tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn- theo điểm b khoản 6 Điều 76 Nghị định 100/2019/NĐ-CP). Như vậy, Cục trưởng Cục cảnh sát giao thông, Cục trường Cục cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội có thẩm quyền xử phạt đối với vi phạm của người đi ca ba loại phương tiện ở phần phân tích đầu đi lùi trên đường cao tốc.
  • Chánh Thanh tra Sở Giao thông vận tải, Thủ trưởng cơ quan quản lý đường bộ ở khu vực thuộc Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của Sở Giao thông vận tải, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của cơ quan quản lý đường bộ ở khu vực thuộc Tổng cục Đường bộ Việt Nam (có quyền phạt tiền đến 20.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường- theo điểm b khoản 2 Điều 77 Nghị định 100/2019/NĐ-CP; tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn theo điểm c khoản 2 Điều 77 Nghị định 100/2019/NĐ-CP). Như vậy, những chủ thể liệt kê trong phần này có thẩm quyền xử phạt đối với vi phạm của người đi ca ba loại phương tiện ở phần phân tích đầu đi lùi trên đường cao tốc.
  • Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của Bộ Giao thông vận tải (có quyền phạt tiền đến 28.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ- theo điểm b khoản 3 Điều 77 Nghị định 100/2019/NĐ-CP;tước quyền, sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn theo điểm c khoản 3 Điều 77 Nghị định 100/2019/NĐ-CP). Như vậy, những chủ thể liệt kê trong phần này có thẩm quyền xử phạt đối với vi phạm của người đi ca ba loại phương tiện ở phần phân tích đầu đi lùi trên đường cao tốc.
  • Chánh Thanh tra Bộ Giao thông vận tải, Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam ( có quyền phạt tiền đến 40.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ- theo điểm b khoản 4 Điều 77 Nghị định 100/2019/NĐ-CP; tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn- theo điểm c khoản 4 Điều 77 Nghị định 100/2019/NĐ-CP). Như vậy, những chủ thể liệt kê trong phần này có thẩm quyền xử phạt đối với vi phạm của người đi ca ba loại phương tiện ở phần phân tích đầu đi lùi trên đường cao tốc.

Lưu ý: Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của những chức danh được nêu trên của Nghị định này là thẩm quyền áp dụng đối với một hành vi vi phạm hành chính của cá nhân; trong trường hợp phạt tiền, thẩm quyền xử phạt tổ chức gấp 02 lần thẩm quyền xử phạt cá nhân tương ứng.

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của CSGT về vấn đề Xe khách có được lùi xe trên đường cao tốc?”. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể tận dụng những kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến tạm dừng công ty; mẫu đơn xin giải thể công ty; thủ tục tặng cho nhà đất của CSGT.

Hãy liên hệ hotline: 0833102102.

Mời bạn xem thêm:

Câu hỏi thường gặp

Người điều khiển xe ô tô chở hành khách đón, trả hành khách trên đường cao tốc bị xử lý như thế nào?

Người điều khiển xe ô tô chở hành khách, ô tô chở người và các loại xe tương tự xe ô tô chở hành khách, chở người thực hiện hành vi đón, trả hành khách trên đường cao tốc bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.0000 đồng.

Không tuân thủ quy định ra vào đường cao tốc bị xử phạt bao nhiêu tiền?

Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người điều khiển xe không tuân thủ các quy định khi vào hoặc ra đường cao tốc; điều khiển xe chạy ở làn dừng xe khẩn cấp hoặc phần lề đường của đường cao tốc; chuyển làn đường không đúng nơi cho phép hoặc không có tín hiệu báo trước khi chạy trên đường cao tốc; không tuân thủ quy định về khoảng cách an toàn đối với xe chạy liền trước khi chạy trên đường cao tốc.

Người điều khiển xe đi vào đường cao tốc không đúng quy định gây tai nạn bị phạt bao nhiêu tiền?

Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người điều khiển xe không chú ý quan sát, điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định gây tai nạn giao thông; đi vào đường cao tốc, dừng xe, đỗ xe, quay đầu xe, lùi xe, tránh xe, vượt xe, chuyển hướng, chuyển làn đường không đúng quy định gây tai nạn giao thông; không đi đúng phần đường, làn đường, không giữ khoảng cách an toàn giữa hai xe theo quy định gây tai nạn giao thông hoặc đi vào đường có biển báo hiệu có nội dung cấm đi vào đối với loại phương tiện đang điều khiển, đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều” gây tai nạn giao thông.

5/5 - (1 bình chọn)

You may also like

Leave a Comment