Dừng đèn đỏ sai làn đường bị phạt thế nào năm 2023

by Thanh Thủy
Dừng đèn đỏ sai làn đường

Câu hỏi: Chào luật sư, Tôi là lái mới nên nhiều khi tham gia giao thông vẫn còn mắc lỗi. Hôm trước khi tôi đang lái xe từ công ty về nhà thì khi tôi chuyển làn sang đường khác thì đã không để ý là đang có đèn đỏ nên tôi đã mắc phải lỗi dừng đèn đỏ sai làn đường. Sau đó tôi đã bị các đồng chí cảnh sát giao thông dừng xe lại lập biên bản và phải lên kho bạc nộp phạt. Luật sư cho tôi hỏi là lỗi “Dừng đèn đỏ sai làn đường” thì bị phạt bao nhiêu ạ?. Tôi xin cảm ơn.

Lỗi Dừng đèn đỏ sai làn đường là một lỗi mà người điều khiển các phương tiện giao thông thường hay mắc phải và bị lập biên bản vi phạm. Vậy những quy định cụ thể về việc xử phạt lỗi Dừng đèn đỏ sai làn đường ra sao?. Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây của CSGT nhé.

Quy định về đèn tín hiệu giao thông và làn đường

Về đèn tín hiệu giao thông

Đèn tín hiệu chính điều khiển giao thông được áp dụng ba loại màu tín hiệu: Xanh, vàng và đỏ.

– Tín hiệu xanh: Cho phép đi.

– Tín hiệu vàng báo hiệu thay đổi tín hiệu của đèn xanh sang đỏ. Tín hiệu vàng bật sáng, phải dừng lại trước vạch dừng, trường hợp đã đi quá vạch dừng hoặc đã quá gần vạch dừng nếu dừng lại thấy nguy hiểm thì được đi tiếp.

Trong trường hợp tín hiệu vàng nhấp nháy là được đi nhưng phải giảm tốc độ, chú ý quan sát, nhường đường cho người đi bộ qua đường hoặc các phương tiện khác theo quy định của Luật Giao thông đường bộ.

– Tín hiệu đỏ: Báo hiệu phải dừng lại trước vạch dừng. Nếu không có vạch dừng thì phải dừng trước đèn tín hiệu theo chiều đi.

Hiện nay, đèn tín hiệu giao thông được sử dụng ở các tuyến đường trên địa bàn thành phố chủ yếu có dạng hình tròn; được bố trí, lắp đặt tùy thuộc vào quy mô và tổ chức giao thông trên từng tuyến đường, tuy nhiên, chủ yếu được lắp theo chiều thẳng đứng hoặc nằm ngang. Về dạng đèn tín hiệu giao thông thì dạng đèn đếm lùi được sử dụng nhiều nhất, với mục đích để hỗ trợ cho các phương tiện giao thông nhận biết thời gian có hiệu lực của tín hiệu đèn và chấp hành. Đây cũng là một trong những giải pháp để hạn chế tình trạng người điều khiển phương tiện không chấp hành tín hiệu đèn vàng hoặc không chấp hành tín hiệu đèn đỏ.

Về cơ bản, hệ thống đèn tín hiệu giao thông ở các tuyến đường trên địa bàn thành phố có thể hoạt động tự động. Tuy nhiên, vào giờ cao điểm, ở một số giao lộ, tuyến đường phức tạp về trật tự, an toàn giao thông, thì căn cứ vào lưu lượng phương tiện thực tế, lực lượng CSGT sẽ điều khiển tín hiệu đèn để phân luồng giao thông, góp phần hạn chế đến mức thấp nhất ùn tắc giao thông xảy ra.

Với đặc điểm giao thông có mật độ người và phương tiện tham gia giao thông đông nên việc bố trí, lắp đặt hệ thống đèn tín hiệu giao thông ở các tuyến đường trên địa bàn thành phố sẽ tương đối phức tạp hơn.

Về làn đường

Một trong những nguyên tắc cơ bản khi tham gia giao thông là đi đúng làn đường, phần đường quy định và phải chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ.

Điều 13 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 quy định: Trên đường có nhiều làn đường cho xe đi cùng chiều được phân biệt bằng vạch kẻ phân làn đường, người điều khiển phương tiện phải cho xe đi trong một làn đường và chỉ được chuyển làn đường ở những nơi cho phép; khi chuyển làn đường phải có tín hiệu báo trước và phải bảo đảm an toàn.

Trên đường một chiều có vạch kẻ phân làn đường, xe thô sơ phải đi trên làn đường bên phải trong cùng, xe cơ giới, xe máy chuyên dùng đi trên làn đường bên trái.

Phương tiện tham gia giao thông đường bộ di chuyển với tốc độ thấp hơn phải đi về bên phải.

Thế nào là lỗi sai làn đường?

Điều 13 Luật giao thông đường bộ 2008 quy định về Sử dụng làn đường như sau:

1. Trên đường có nhiều làn đường cho xe đi cùng chiều được phân biệt bằng vạch kẻ phân làn đường, người điều khiển phương tiện phải cho xe đi trong một làn đường và chỉ được chuyển làn đường ở những nơi cho phép; khi chuyển làn đường phải có tín hiệu báo trước và phải bảo đảm an toàn.

Như vậy, khi tham gia giao thông, các phương tiện phải đi đúng phần đường, làn đường của mình. Do đó, lỗi đi sai làn đường được hiểu là điều khiển phương tiện đi không đúng làn đường dành cho phương tiện đó trên đoạn đường được chia thành nhiều làn và phân biệt bằng vạch kẻ đường, mỗi làn chỉ dành cho một hoặc một số loại phương tiện nhất định.

Lỗi đi sai làn là lỗi đi sai làn đường tại nơi có biển báo “Làn đường dành riêng cho từng loại xe” – biển R.412 (a, b, c, d, e, f, g, h) và “Biển gộp làn đường theo phương tiện” – biển R.415. Khi trên mặt đường phân chia thành nhiều làn được phân biệt bằng vạch kẻ đường – mỗi làn chỉ cho một số loại phương tiện giao thông nhất định đi trên đó.

Cụ thể, khi có biển báo làn đường, nếu người điều khiển phương tiện là xe ô tô đi vào làn đường dành cho xe mô tô, xe máy hoặc ngược lại người điều khiển xe mô tô, xe máy đi vào làn đường dành cho xe ô tô; thì được xác định là lỗi “sai làn đường” và sẽ bị xử phạt lỗi sai làn đường.

Dừng đèn đỏ sai làn đường

Dừng đèn đỏ sai làn đường bị phạt thế nào?

Theo Điều 11 Luật giao thông đường bộ quy định:

“Điều 11. Chấp hành báo hiệu đường bộ

1.Người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh và chỉ dẫn của hệ thống báo hiệu đường bộ.”

Do đó, tại ngã tư có đèn tín hiệu giao thông, nếu có cắm biển R.411 “Hướng đi trên mỗi làn đường phải theo” hoặc trên mặt đường có kẻ vạch phân làn thì khi dừng đèn đỏ, làn đường bên phải chỉ dành cho người điều khiển phương tiện giao thông rẽ phải. 

Trường hợp nếu các phương tiện đi thẳng đứng chờ đèn đỏ trên làn đường rẽ phải sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại  Nghị định 100/2019/NĐ-CP

Có 2 trường hợp xảy ra để kết luận người tham gia giao thông có bị vi phạm và bị xử phạt lỗi dừng đèn đỏ sai làn đường:

Trường hợp 1: Có biển hoặc vạch kẻ đường chỉ hướng phải đi

Nếu ở ngã tư có cắm biển R.411 hoặc trên mặt đường có kẻ vạch như ảnh trên, thì làn bên phải chỉ dành cho rẽ phải, những người đứng chờ đèn đỏ như trên là phạm luật.

Phạt 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với vi phạm lỗi dừng đèn đỏ sai làn đường

Trường hợp 2: Không có biển, không có vạch hoặc biển, vạch kết hợp

Nếu ở ngã tư không có biển 411, không có vạch kẻ dưới lòng đường mà chỉ đơn thuần có biển “đèn đỏ được rẽ phải” thì người đứng chờ đèn đỏ ở làn này là không sai luật. 

Một trường hợp nữa là có biển 411, có vạch nhưng ở dạng kết hợp như ảnh trên, tức vừa được đi thẳng, vừa rẽ phải thì người đứng chờ ở đây cũng không sai. Vạch kiểu này thường áp dụng ở những ngã tư đường hẹp, có khoảng 2 làn nhưng lưu lượng giao thông đông đúc. 

Tuy nhiên, trong thực tế giao thông, những người đứng chờ đèn đỏ nên chủ động nhường làn này cho xe muốn rẽ phải, nếu lưu lượng không quá đông đúc. Khi tham gia giao thông, không chỉ đúng luật mà còn cần xây dựng văn hóa giao thông không làm ảnh hưởng tới người khác.

 Mức phạt đối với lỗi ôtô dừng đèn đỏ sai làn đường

Theo điểm Đ, khoản 5, Điều 5 và điểm B, khoản 11, Điều 5, Nghị định 100/2019 và điểm Đ, khoản 34, Điều 2, Nghị định 123/2021/NĐ-CPquy định người điều khiển ôtô hoặc các loại xe tương tự xe ôtô  đi không đúng phần đường/làn đường sẽ bị xử phạt cụ thể: Phạt tiền từ 4 – 6 triệu đồng; bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 1 – 3 tháng.

Bên cạnh đó, theo điểm a, khoản 7 và  điểm C, khoản 11, Điều 5, Nghị định 100/2019, chủ xe điều khiển phương tiện di chuyển không đúng làn đường, phần đường đã quy định, dẫn tới tai nạn giao thông sẽ bị xử phạt như sau:

Phạt 10-12 triệu đồng. Bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 2 – 4 tháng.

Mức phạt đối với lỗi dừng đèn đỏ sai làn khá cao, vì vậy mà người điều khiển phương tiện cần nắm rõ các quy định, trường hợp vi phạm lỗi dừng đèn đỏ sai làn. Điều này sẽ giúp chủ xe tránh bị phạt hành chính và đảm bảo an toàn cho bản thân và người tham gia giao thông xung quanh.

Thông tin liên hệ

Vấn đề “Dừng đèn đỏ sai làn đường” đã được Luật sư CSGT giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư CSGT chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất… Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833102102

Mời bạn xem thêm bài viết

Câu hỏi thường gặp

Mức phạt đối với lỗi xe máy dừng đèn đỏ sai làn đường là bao nhiêu?


Theo điểm g khoản 3 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định người điều khiển phương tiện mô tô, xe gắn máy, xe máy điện, các loại xe tương tự xe gắn máy và các loại xe tương tự mô tô sẽ bị phạt tiền từ 400.000 – 600.000 đồng khi thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây: Điều khiển xe không đi bên phải theo chiều đi của mình; đi không đúng phần đường, làn đường quy định (làn cùng chiều hoặc làn ngược chiều;
Điều khiển xe đi qua dải phân cách cố định ở giữa hai phần đường xe chạy; điều khiển xe đi trên hè phố, trừ trường hợp điều khiển phương tiện phải đi qua hè phố để vào nhà.
Ngoài ra, theo điểm B, khoản 7 và điểm C, khoản 10 Điều 6 Nghị định 100/2019, nếu phương tiện đi không đúng làn đường, phần đường đã quy định và gây tai nạn giao thông sẽ bị xử phạt như sau:
Phạt tiền từ 4 – 5 triệu đồng. Bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 02 – 04 tháng.

Mức phạt lỗi vượt đèn đỏ, vượt đèn vàng thế nào?

Mức phạt lỗi vượt đèn đỏ, vượt đèn vàng với mô tô, xe gắn máy
Theo điểm e, khoản 4, điểm b Khoản 10 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP và điểm g Khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP:
Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) có hành vi vượt đèn đỏ, vượt đèn vàng sẽ bị phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng, tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng.
Mức phạt lỗi vượt đèn đỏ, vượt đèn vàng với ô tô
Theo điểm a Khoản 5, điểm b, c Khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP và điểm đ Khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP:
Người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô có hành vi vượt đèn đỏ, vượt đèn vàng sẽ bị phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng; Đồng thời bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng; từ 02 đến 04 tháng nếu gây tai nạn giao thông.

5/5 - (1 bình chọn)

You may also like