Lỗi đi vào đường cấm ô tô xử lý như thế nào?

by Thanh Thủy
Lỗi đi vào đường cấm ô tô

Câu hỏi: Tôi tên là Tuấn năm nay 29 tuổi, khi tôi đang điều khiển xe ô tô tham gia giao thông trên đường thì bị cảnh sát giao thông yêu cầu dừng xe và lập biên bản để xử phạt vi phạm hành chính về hành vi đi vào đường cấm do tôi không để ý có biển báo cấm nên đã đi vào. Cảnh sát giao thông bảo tôi bị phạt 2 triệu đồng, tuy nhiên tôi không đồng ý nên tôi đã bị giữ giấy tờ tùy thân. Luật sư cho tôi hỏi là “Lỗi đi vào đường cấm ô tô” bị phạt bao nhiêu tiền ạ?. Tôi xin cảm ơn.

Biển báo đường cấm là loại biển báo phổ biến trên đường, tuy nhiên nhiều người không hiểu rõ nên thường bị xử phạt hành chính. Mời các bạn hãy cùng tìm hiểu các quy định về vấn đề này qua bài viết dưới đây của CSGT nhé.

Quy định của pháp luật về đường cấm

Theo cách hiểu thông dụng nhất, đường cấm là thuật ngữ chỉ loại đường không cho các phương tiện đường bộ lưu thông có thể là một hoặc một số hoặc toàn bộ phương tiện. Nếu người điều khiển phương tiện đi vào đường cấm thì cá nhân họ sẽ chịu các biện pháp xử lý hành chính theo quy định của pháp luật.

Căn cứ quy định tại phụ lục B1 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 41:2019/BGTVT về báo hiệu đường bộ:

Biển báo có hình tròn, viền đỏ và nền màu trắng là biển báo về ĐƯỜNG CẤM.

Biển báo đường cấm là loại biển báo có ý nghĩa chỉ dẫn cho những người tham gia giao thông không thực hiện những điều cấm mà biển đã báo trên một đoạn đường nhất định Đây là nhóm biển báo đóng vai trò vô cùng quan trọng trong các loại biển báo giao thông đường bộ tại Việt Nam.

Biển báo đường cấm đi ngược chiều là một trong những biển báo cấm phổ biến nhất có thể thấy.

Biển báo đường cấm đi ngược chiều có ý nghĩa cấm các phương tiện tham gia giao thông đi vào đoạn đường theo chiều đặt biển báo trừ các phương tiện giao thông được ưu tiên theo quy định của Luật Giao thông đường bộ năm 2008.

Về vấn đề xe ưu tiên có được đi vào đường này hay không

Căn cứ Phụ lục B1  Quy chuẩn kĩ thuật QCVN 41:2019/BGTVT về báo hiệu đường bộ:

“B.1. Biển số P.101 “Đường cấm”

a) Để báo đường cấm các loại phương tiện đi lại cả hai hướng, trừ các xe được ưu tiên theo quy định, phải đặt biển số P.101 “Đường cấm”.

b) Nếu đường cấm vì lý do đường, cầu bị tắc thì biển cấm đặt ở giữa phần xe chạy kèm theo có hàng rào chắn ngang trước phần xe chạy như quy định ở Điều 82, các xe được ưu tiên cũng không được phép đi vào”.

Theo Điều 82 Quy chuẩn kĩ thuật QCVN 41:2019/BGTVT thì:

“Điều 82. Báo hiệu cấm đường trong những trường hợp khẩn cấp

Trong những trường hợp khẩn cấp phải cấm đường nhưng chưa kịp bố trí hệ thống báo hiệu theo quy định thì những tín hiệu sau đây có giá trị ngăn cấm đường: một cây chắn ngang đường, đồng thời có người gác hướng dẫn giao thông đứng ở vị trí giữa đường, hai tay giơ ngang vai làm lệnh, mặt hướng về phía xe chạy đến. Nếu có cờ đỏ hoặc vải đỏ thì treo ở giữa cây chắn. Ban đêm dùng đèn đỏ thay cờ”.

Theo đó, đối với đường có biển báo cấm thì xe ưu tiên vẫn có thể đi vào, trừ trường hợp có báo hiệu đường cấm trong các trường hợp khẩn cấp.

Lỗi đi vào đường cấm ô tô

Lỗi đi vào đường cấm ô tô bị xử phạt thế nào?

Phương tiện tham gia giao thông đường bộ đi vào khu vực, đường có biển cấm xe mà mình đang điều khiển sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định, Người điều khiển đi vào đường cấm sẽ bị phạt vi phạm theo từng mức độ khác nhau. 

Căn cứ theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ, lỗi đi vào đường cấm sẽ bị xử phạt hành chính tùy thuộc từng phương tiện.

Đối với xe ôtô

Xe ôtô đi vào đường cấm, khu vực có biển báo hiệu có nội dung cấm đi vào đối với loại phương tiện đang điều khiển sẽ bị phạt hành chính từ 1.000.000 – 2.000.000 đồng.

Tuy nhiên, các trường hợp xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định sẽ không bị xử phạt nếu đi vào đường cấm. Ngoài ra, còn bị tước giấy phép lái xe từ 1-3 tháng (theo điểm b khoản 4 và điểm b khoản 11 Điều 5).

Đối với xe máy

Xe máy bị phạt tiền từ 400.000 – 600.000 đồng với lỗi đi vào đường cấm, khu vực có biển báo hiệu có nội dung cấm đi vào đối với loại phương tiện đang điều khiển.

Trường hợp ngoại trừ là các trường hợp xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định. Ngoài ra, còn bị tước giấy phép lái xe từ 1 – 3 tháng (Theo điểm i khoản 3 và điểm b khoản 10 Điều 6).

Đối với xe đạp, xe đạp điện, xe máy điện

Xe đạp, xe đạp điện, xe máy điện chịu mức phạt tiền từ 200.000 – 300.000 đồng nếu mắc lỗi đi vào đường cấm, khu vực có biển báo hiệu nội dung cấm đi vào đối với loại phương tiện đang điều khiển, đi ngược chiều đường của đường một chiều, đường có biển “Cấm đi ngược chiều” (Theo điểm c khoản 3 Điều 8).

Đối với máy kéo, xe máy chuyên dùng

Theo điểm b khoản 3 Điều 7 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, xe máy kéo, xe máy chuyên dụng chịu mức phạt tiền từ 400.000 – 600.000 đồng với lỗi đi vào đường cấm, khu vực có biển báo hiệu có nội dung cấm đi vào đối với loại phương tiện đang điều khiển. Trường hợp ngoại trừ là xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định.

Cũng theo điểm a khoản 10 Điều 7 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, nếu vi phạm lỗi đi vào đường cấm, người điều khiển còn bị tước Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 1 – 3 tháng.

Nhận diện các biển báo hiệu đường cấm

Biển đường cấm là biển báo giao thông báo đường cấm tất cả các loại phương tiện (cơ giới và thô sơ) đi lại cả hai hướng, trừ các xe được ưu tiên theo quy định. Với biển cấm từng loại phương tiện sẽ vẽ hình phương tiện đó bên trong và gạch chéo.

Căn cứ theo Điều 26, Chương 4, Thông tư số 54/2019/TT-BGTVT quy định về biển báo cấm có mã P (cấm). Ngoài ra, Phụ lục B của Thông tư số 54/2019/TT-BGTVT cũng quy định rõ về ý nghĩa của một số biển báo cấm phổ biến như sau:

– Biển số P.101 (đường cấm): Để báo đường cấm 2 chiều, trừ xe được ưu tiên theo quy định. Biển đường cấm là biển báo giao thông hình tròn, nền trắng, viền màu đỏ.

– Biển số P.102 (cấm đi ngược chiều): Để báo đường cấm xe cơ giới và thô sơ đi vào theo chiều đặt biển, trừ các xe được ưu tiên theo quy định. Người đi bộ được phép đi trên vỉa hè hoặc lề đường.

– Biển số P.103a (cấm xe ô tô): Để báo đường cấm các loại xe cơ giới bao gồm xe máy 3 bánh có thùng đi qua, trừ xe máy 2 bánh, xe gắn máy và các xe được ưu tiên theo quy định.

– Biển số P.103b (cấm xe ô tô rẽ phải) và biển số P.103c (cấm xe ô tô rẽ trái): Để báo đường cấm các loại xe cơ giới kể cả xe máy 3 bánh có thùng (trừ xe máy 2 bánh, xe gắn máy và các xe được ưu tiên theo quy định).

– Biển số P.104 (cấm xe máy): Để báo đường cấm các loại xe máy, trừ các xe được ưu tiên theo quy định. Biển không có giá trị cấm những người dắt xe máy.

Để báo đường cấm nhiều loại phương tiện, sẽ kết hợp đặt các ký hiệu phương tiện bị cấm trên một biển theo quy định như sau:

– Các loại phương tiện cơ giới kết hợp trên một biển (ví dụ như biển số 105 và biển số 107);

– Các loại phương tiện thô sơ kết hợp trên một biển (biển số 113 có thể kết hợp với biển số 114);

Đối với biển cấm theo giờ, phải đặt biển phụ 508 dưới biển cấm có thể viết thêm chú thích bằng tiếng Việt và phụ đề tiếng Anh trong biển này (nếu khu vực đó có nhiều người nước ngoài tham gia giao thông hoặc tuyến tham gia theo điều ước quốc tế).

– Biển số P.105 (cấm xe ô tô và xe máy): Để báo đường cấm các loại xe cơ giới và xe máy đi qua trừ các xe được ưu tiên theo quy định.

Thông tin liên hệ

Vấn đề Lỗi đi vào đường cấm ô tô đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. CSGT luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như tư vấn pháp lý về xin cấp lại sổ đỏ vui lòng liên hệ đến hotline 0833.102.102 Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Mức phạt đối với xe đi vào đường cấm theo giờ thế nào?

Đối với xe ô tô đi vào khu vực, đường có biển báo cấm phương tiện đang điều khiển theo giờ thì bị xử phạt như lỗi đi vào đường cấm, khu vực cấm.
Theo Điều 27 quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 41:2019/BGTVT về báo hiệu đường bộ ban hành kèm theo Thông tư 54/2019/TT-BGTVT, trong trường hợp cần thiết cấm theo thời gian dưới biển cấm sẽ được đặt thêm biển phụ số S.508, có thể viết thêm chú thích bằng tiếng Việt và phụ đề tiếng Anh trong biển này (nếu khu vực đó có nhiều người nước ngoài tham gia giao thông hoặc tuyến đường đối ngoại).

Thủ tục xử phạt hành chính lỗi đi vào đường cấm ra sao?

Bước 1: Phát hiện hành vi
Khi phát hiện hành vi vi phạm hành chính đang diễn ra thuộc lĩnh vực quản lý của mình thì người có thẩm quyền đang thi hành công vụ buộc đối tượng phải chấm dứt hành vi vi phạm hành chính bằng lời nói, còi, hiệu lệnh, văn bản hoặc hình thức khác mà pháp luật quy định.
Bước 2: Lập biên bản
Người có thẩm quyền đang thi hành công vụ thuộc thẩm quyền giải quyết của mình phải kịp thời lập biên bản vi phạm hành chính; trừ trường hợp xử phạt không cần lập biên bản theo quy định tại Điều 56 của Luật xử lý vi phạm hành chính.
Sau khi lập xong biên bản vi phạm hành chính thì giao 01 bản cho tổ chức; cá nhân vi phạm hành chính. Trường hợp người vi phạm là đối tượng chưa thành niên; thì biên bản còn được gửi cho cha mẹ hoặc người giám hộ hợp pháp của người đó theo quy định.
Với trường hợp vi phạm hành chính không thuộc thẩm quyền lĩnh vực được giải quyết hoặc vượt quá thẩm quyền xử phạt theo quy định thì biên bản phải được chuyển ngay đến người có đủ thẩm quyền xử phạt để tiến hành xử phạt.
Bước 3: Xác minh tình tiết vụ việc
Tiến hành xác minh tình tiết vụ việc vi phạm theo quy định tại Điều 59.
Bước 4: Xác định giá trị tang vật vi phạm
Xác định giá trị tang vật vi phạm để làm căn cứ xác định thẩm quyền xử phạt. Tuy nhiên cần nắm được thời hạn tạm giữ tang vật để xác định là không quá 24 giờ tính từ thời điểm ra quyết định tạm giữ, với trường hợp thật cần thiết thì thời hạn có thể kéo dài thêm nhưng tối đa không quá 24 giờ.
Bước 5: Giải trình
Giải trình theo quy định tại điều 61 Luật Hành Chính.
Bước 6: Chuyển hồ sơ vi phạm nếu phát hiện hành vi vi phạm có dấu hiệu tội phạm
Chuyển hồ sơ vi phạm nếu phát hiện hành vi vi phạm có dấu hiệu tội phạm. Còn trường hợp nếu không có dấu hiệu phạm tội, truy cứu trách nhiệm hình sự thì tiến hành ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo các giai đoạn:
–  Gửi, chuyển, công bố quyết định xử phạt vi phạm hành chính đến cơ quan, tổ chức, cá nhân vi phạm.
– Thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo đúng thời gian ghi trên đó.
– Thực hiện biện pháp Cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt hành chính nếu trường hợp  bên bị xử phạt không tự nguyện thi hành quyết định theo đúng thời gian yêu cầu.

5/5 - (1 bình chọn)

You may also like