Người dân có được quay phim chụp hình CSGT đang làm nhiệm vụ không

by Thơ Anh
Người dân có được quay phim chụp hình CSGT đang làm nhiệm vụ không

Xin chào mọi người và Luật Sư. Vừa qua tôi có thấy trên mạng xã hội hiện nay có tình trạng quay phim, chụp hình CSGT khi đang làm nhiệm vụ. Tôi có thắc mắc rằng hành vi đó có vi phạm pháp luật hay không? Rất mong nhận được sự giúp đỡ từ mọi người và Luật Sư. Xin cảm ơn. Xin chào bạn! Để giải đáp những thắc mắc trên của bạn mời quý bạn đọc cùng CSGT tìm hiểu vấn đề trên qua bài viết “Người dân có được quay phim chụp hình CSGT đang làm nhiệm vụ không” sau đây.

Căn cứ pháp lý

Người dân có thể giám sát CSGT qua những hình thức nào?

Thông tư 67/2019/TT-BCA đã liệt kê cụ thể; 05 hình thức giám sát của nhân dân đối với lực lượng Công an nhân dân (CAND) trong công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông tại Điều 11 gồm:

1- Thông qua các thông tin công khai của CAND; và phản hồi qua các phương tiện thông tin đại chúng.

2 – Thông qua các chủ thể giám sát theo quy định của pháp luật.

3 – Thông qua tiếp xúc, giải quyết trực tiếp công việc với cán bộ, chiến sỹ.

4 – Thông qua kết quả giải quyết các vụ việc, đơn thư, khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh.

5 – Thông qua thiết bị ghi âm, ghi hình; hoặc quan sát trực tiếp nhưng phải đảm bảo một số điều kiện nhất định.

Trong đó, nhân dân được quyền giám sát hoạt động của lực lượng CAND trong việc thi hành quy định pháp luật trong công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông và việc chấp hành quy tắc ứng xử của cán bộ, chiến sỹ khi làm nhiệm vụ (căn cứ Điều 10 Thông tư 67/2019/TT-BCA).

Chính vì vậy, người dân hoàn toàn có thể sử dụng các hình thức khác nhau thuộc 05 hình thức kể trên để giám sát hoạt động của CSGT làm nhiệm vụ.

Người dân có được quay phim chụp hình CSGT đang làm nhiệm vụ không?

Người dân có được quay phim chụp hình CSGT đang làm nhiệm vụ không
Người dân có được quay phim chụp hình CSGT đang làm nhiệm vụ không

Như đã đề cập ở trên, người dân được phép sử dụng các hình thức khác nhau; trong đó có việc sử dụng thiết bị ghi âm, ghi hình; hoặc quan sát trực tiếp để giám sát CSGT đang làm nhiệm vụ. Tuy nhiên, việc chụp ảnh hay quay phim cần đảm bảo các điều kiện được ghi nhận tại khoản 5 Điều 11 Thông tư 67/2019:

a) Không làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của cán bộ, chiến sỹ khi đang thực thi nhiệm vụ;

b) Ngoài khu vực bảo đảm trật tự, an toàn giao thông (đối với nơi có triển khai khu vực bảo đảm trật tự, an toàn giao thông);

c) Tuân thủ các quy định pháp luật khác có liên quan.

Trong đó, Điều 4 Thông tư này đã giải thích về khu vực bảo đảm trật tự an toàn giao thông là nơi được giới hạn bằng cọc tiêu hình chóp nón hoặc dây căng để cán bộ, chiến sỹ thực thi nhiệm vụ bảo đảm trật tự, an toàn giao thông và an ninh, trật tự. Dây căng là dây có nền màu đỏ và có in dòng chữ “KHU VỰC BẢO ĐẢM TRẬT TỰ, AN TOÀN GIAO THÔNG” màu vàng.

Như vậy, người dân được quyền quay phim, chụp ảnh CSGT nhưng không được làm ảnh hưởng đến việc thực hiện nhiệm vụ của họ trong khu vực cho phép và phải tuân thủ các quy định của pháp luật.

Quay phim, chụp hình CSGT sao cho đúng luật?

Việc cho phép người dân quay phim, chụp ảnh CSGT đang thực hiện nhiệm vụ sẽ góp phần đảm bảo việc thực thi pháp luật, ngăn chặn hành vi tiêu cực của lực lượng CSGT. Tuy nhiên, người dân cần lưu ý những nội dung sau đây để đảm bảo thực hiện đúng với quy định của pháp luật:

– Thứ nhất, quay phim, chụp ảnh phải khách quan, trung thực, không được cắt ghép chỉnh sửa. Trường hợp cắt ghép nhằm đưa thông tin phiến diện, tuyên truyền; phát tán trên mạng xã hội, bôi nhọ danh dự, nhân phẩm của CSGT, lợi dụng vào đó kích động; lôi kéo, dụ dỗ người dân tham gia chống phá chính quyền là hành vi vi phạm pháp luật. Tùy vào tính chất, mức độ nguy hiểm mà người thực hiện có thể bị xử phạt hành chính; hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

– Thứ hai, quay phim, chụp ảnh phải đảm bảo không ảnh hưởng đến quá trình thực hiện nhiệm vụ của CSGT; chỉ thực hiện trong khu vực cho phép, không được quay phim; chụp ảnh trong khu vực đảm bảo trật tự an toàn giao thông; hoặc các nơi có biển cấm hoặc quy định hạn chế quay phim, chụp hình,…

Thủ tục khởi kiện đối với việc ngăn cấm quay phim, chụp hình

Người khởi kiện gửi đơn khởi kiện và tài liệu kèm theo đến Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án bằng các phương thức được quy định tại Điều 119, Luật Tố tụng Hành chính 2015, bao gồm:

  • Nộp trực tiếp tại Tòa án;
  • Gửi qua dịch vụ bưu chính viễn thông;
  • Cổng Dịch vụ công Quốc gia.

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện, Chánh án Toà án phân công một Thẩm phán xem xét đơn khởi kiện.

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày được phân công, Thẩm phán phải xem xét đơn khởi kiện, tài liệu thì xem xét và thực hiện một trong các thủ tục sau đây :

-Yêu cầu người khởi kiện sửa đổi, bổ sung Đơn khởi kiện nếu Đơn khởi kiện không có đủ các nội dung quy định nêu trên trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo của Tòa án và tiến hành thụ lý vụ án nếu vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết

-Chuyển đơn khởi kiện cho Tòa án có thẩm quyền và báo cho người khởi kiện, nếu vụ án hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án khác;

-Trả lại đơn khởi kiện vụ án hành chính cho người khởi kiện, nếu thuộc một trong các trường hợp trả lại Đơn khởi kiện.

Nộp tạm ứng án phí:

Người khởi kiện phải nộp số tiền nộp tạm ứng án phí trong thời hạn 10 ngày làm việc; kể từ ngày nhận được thông báo nộp tạm ứng án phí của Tòa án; trừ trường hợp người khởi kiện được miễn nộp tiền tạm ứng án phí; hoặc không phải nộp tiền tạm ứng án phí

Thụ lý vụ án hành chính:

Sau khi nhận được biên lai nộp tạm ứng án phí đã nộp trong thời hạn quy định thì Tòa án thụ lý vụ án và giải quyết.

Kết quả giải quyết vụ án hành chính :

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của CSGT về vấn đề “ Người dân có được quay phim chụp hình CSGT đang làm nhiệm vụ không ”. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể tận dụng những kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty, giải thể công ty TNHH 1 thành viên, tạm dừng công ty, thủ tục cấp hộ chiếu tại Việt Nam, thành lập công ty, đăng ký nhãn hiệu, … . Hãy liên hệ hotline: 0833 102 102. Hoặc qua các kênh sau:

Có thể bạn quan tâm 

Câu hỏi thường gặp

Bị ngăn cản quyền giám sát có thể khiếu nại không?

Theo khoản 1, Điều 7, Luật Khiếu nại 2011 thì khi có căn cứ khi bị ngăn cản quyền giám sát của mình thì người khiếu nại khiếu nại lần đầu đến người đã có hành vi hành chính;
Thời hiệu khiếu nại là 90 ngày, kể từ ngày biết được hành vi hành chính theo quy định tại Điều 9, Luật Khiếu nại 2011.

Những nơi cấm quay phim, chụp ảnh

Những khu vực có căn cứ quân sự, có các cơ sở thuộc quốc phòng, các cuộc diễn tập hoặc các hoạt động quân sự.
 Toàn cảnh khu vực các ga xe lửa, sân bay, hải cảng, các công trình thủy lợi lớn, các cầu dùng cho xe lửa và xe cơ giới, các đường ngầm.

Hồ sơ khởi kiện đối với việc ngăn cấm quay phim, chụp hình cần có những gì?

– Đơn khởi kiện;
– Các tài liệu chứng minh cho yêu cầu của người khởi kiện;
– Chứng cứ chứng minh về hành vi hành chính bị khiếu kiện và tất cả các quyết định có liên quan;
– Bản chính Quyết định giải quyết khiếu nại hoặc chứng cứ chứng minh việc đã khiếu nại;
– Giấy uỷ quyền (nếu người khởi kiện cử người đại diện).
– Bản sao hộ khẩu, chứng minh nhân dân (có thị thực của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền);
– Bản kê các tài liệu nộp kèm theo đơn kiện (ghi rõ bản chính, bản sao).
– Người khởi kiện phải nộp 02 bộ hồ sơ khởi kiện để Tòa án thông báo việc khiếu kiện cho người bị kiện.

5/5 - (1 bình chọn)

You may also like

Leave a Comment